Mặc dù đã quen thuộc, nhưng phần lớn nhiều người vẫn chưa biết huyết thanh là gì hoặc thường bị nhầm lẫn với các khái niệm y tế khác. Một số thông tin sau đây sẽ giúp bạn nắm được những kiến thức liên quan và ứng dụng huyết thanh trong ngành y học.

Đang xem: Kháng huyết thanh là gì

1. Tìm hiểu huyết thanh là gì?

Dòng máu trong cơ thể gồm máu gồm 2 phần chính là các thành phần hữu hình và các thành phần vô hình. Trong đó, các tế bào máu thuộc thành phần hữu hình trong máu. Sau khi được lắng đọng tự nhiên và loại bỏ các yếu tố đông máu, tách chiết một số thành phần trong một thời gian khoảng 30 – 60 phút sẽ có được huyết thanh với màu vàng nhạt hoặc trong suốt.

Lúc này, huyết thanh chỉ còn lại một số chất không có chức năng làm đông máu như các kháng thể, natri, kali, bilirubin, magie, creatinine,…

*

Huyết thanh cần được trải qua quá trình xử lý mới có thể sử dụng

2. Những ứng dụng của huyết thanh là gì trong y khoa?

Sử dụng trong chẩn đoán

Để chẩn đoán bệnh chính xác, các xét nghiệm sử dụng huyết thanh rất quan trọng. Một số trường hợp cần phải xét nghiệm cả huyết thanh và huyết tương để cho kết quả đảm bảo nhất. Những loại bệnh cần xác định dựa trên xét nghiệm huyết thanh đa số là bệnh truyền nhiễm qua máu như HIV, giang mai, viêm gan B, sùi mào gà,…

Tăng cường miễn dịch

Đối với những người bệnh bị suy giảm miễn dịch nghiêm trọng, các bác sĩ thường sẽ chỉ định truyền huyết thanh qua đường tĩnh mạch hoặc tiêm bắp, giúp cơ thể tăng khả năng miễn dịch. Huyết thanh miễn dịch còn được sử dụng với mục đích phòng ngừa và điều trị bệnh (sởi, bạch hầu, ho gà, uốn ván,…).

Hỗ trợ điều trị

Với những người đã từng mắc bệnh truyền nhiễm (thủy đậu, quai bị, sởi,…) và đã hoàn toàn khỏi bệnh, huyết thanh của bạn có thể tạo miễn dịch thụ động giúp các bệnh nhân khác điều trị, chống lại các vi khuẩn gây hại. Ngoài ra, một số bệnh nhiễm trùng cũng rất cần sự hỗ trợ của các kháng thể có trong huyết thanh.

*

Công dụng của huyết thanh có vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh

3. Những biến chứng có thể xảy ra với người bệnh

Các biểu hiện có thể xuất hiện sau vài giờ hoặc vài ngày, vài tuần sau khi tiêm:

Căng cơ, loét, phù nề, sưng đau tại vùng da được tiêm hoặc truyền huyết thanh.

Nổi ban, mề đay xuất phát từ vị trí tiêm lan đến các vùng xung quanh hoặc toàn cơ thể. Đồng thời bệnh nhân có thể sẽ cảm thấy mệt mỏi, đau khớp tay/chân.

4. Những điều cần lưu ý khi sử dụng huyết thanh là gì?

Mặc dù đem lại nhiều lợi ích trong công tác phòng ngừa và điều trị bệnh, thế nhưng việc sử dụng huyết thanh cũng cần phải lưu ý một số điểm như sau:

Tiền sử

Người bệnh cần phối hợp và trung thực với bác sĩ trong việc cung cấp thông tin bệnh sử. Nếu bệnh nhân đã từng sử dụng huyết thanh, phần liều lượng sẽ được cân nhắc cẩn thận hơn trước khi tiến hành truyền vào cơ thể để tránh xảy ra các tác dụng phụ.

Test phản ứng

Sử dụng NaCL 0,85% để pha loãng huyết thanh với tỷ lệ 10:1, dùng 0,1ml tiêm trong da. Sau khoảng 30 phút, nếu bề mặt da không xuất hiện các dấu hiệu bất thường như sưng đỏ, nổi mẩn, ngứa ngáy,… mới có thể chắc chắn, đảm bảo sự an toàn của bệnh nhân khi dùng huyết thanh. Trong trường hợp có xuất hiện các triệu chứng như trên, nhưng tình trạng bệnh nhân đang có diễn biến nghiêm trọng thì mới buộc phải truyền. Liều lượng và thời gian truyền nhất định phải hết sức cẩn trọng và chú ý theo dõi đặc biệt.

Xem thêm: Dịch Vụ Chứng Thực Chữ Ký Số Công Cộng Là Gì ? Chữ Ký Số Công Cộng Là Gì

Lựa chọn liều lượng

Việc điều chỉnh liều lượng cần phải cân nhắc và xem xét kỹ các yếu tố ảnh hưởng như tên loại huyết thanh, mục đích sử dụng, tuổi tác, cân nặng, tiền sử của người bệnh,… Thông thường, các chỉ định sử dụng huyết thanh khoảng từ 0,1ml/kg – 1ml/kg cân nặng, tầm 250 đơn vị cho một ca bệnh. Trong trường hợp bệnh quá nặng, bác sĩ sẽ cân nhắc và điều chỉnh liều cao hơn.

Đường truyền

Đường truyền tĩnh mạch sẽ chỉ được chỉ định cho các loại huyết thanh có độ tinh chế và chất lượng cao, ít có khả năng gây tác dụng phụ, còn thông thường sẽ dùng đường tiêm bắp. Tuyệt đối không truyền huyết thanh có nguồn gốc động vật vào đường tĩnh mạch để phòng tránh các biến chứng nguy hiểm.

*

Tiêm bắp là đường truyền thường được lựa chọn nhiều hơn

Sử dụng phối hợp

Công dụng của kháng thể trong huyết thanh có hiệu lực rất tốt nhưng chỉ tồn tại được một khoảng thời gian sau khoảng 15 ngày. Vì vậy, việc sử dụng các liều vắc xin kết hợp rất có ích trong việc tạo ra các miễn dịch chủ động, thay thế cho các kháng nguyên đã bị cơ thể chuyển hóa và loại trừ.

Chất lượng của huyết thanh

Cần đảm bảo huyết thanh được cung cấp từ các nguồn uy tín, được bảo quản an toàn và chất lượng theo quy trình nghiêm ngặt của Bộ Y tế và tổ chức WHO nhằm ngăn chặn các vi khuẩn xâm nhập, dễ gây nhiễm trùng cho người dùng.

Theo dõi sau khi tiêm

Bệnh nhân sau khi được sử dụng huyết thanh cần được theo dõi mọi phản ứng một cách chặt chẽ để phòng ngừa những biến chứng có nguy cơ xảy ra vào bất cứ lúc nào. Đặc biệt, cần chú ý cẩn thận và xử lý nhanh trong tình huống xuất hiện triệu chứng sốc phản vệ (huyết áp hạ, nhịp tim nhanh, vật vã, khó thở,…).

Tuân thủ các chỉ định

Thực hiện nghiêm túc các chỉ định cũng như lời dặn dò của bác sĩ. Không tự ý sử dụng thuốc hoặc đắp các loại lá, vỏ trái cây, gừng, tỏi,… lên vùng da được tiêm truyền. Đồng thời chú ý chế độ ăn uống dinh dưỡng và nghỉ ngơi thích hợp, không sử dụng các chất kích thích có hại như thuốc lá, shisha, rượu bia,…

Lựa chọn cơ sở y tế uy tín

Các biến chứng nguy hiểm rất dễ có khả năng xảy ra nên việc chú ý lựa chọn cơ sở y tế để điều trị vô cùng quan trọng, nhằm đảm bảo hiệu quả điều trị cũng như sự an toàn của người bệnh.

Xem thêm: ” La Mắng Tiếng Anh Là Gì ? Nghĩa Của Từ La Mắng Trong Tiếng Anh

*

Bệnh nhân cần sự chăm sóc, theo dõi toàn diện tại cơ sở y tế uy tín

Đến với Bệnh viện Đa khoa honamphoto.com, bạn sẽ được hoàn toàn yên tâm trong việc chăm sóc, theo dõi cũng như hỗ trợ điều trị một cách an toàn và hiệu quả. Mong rằng thông tin từ bài viết đã giúp bạn trả lời được câu hỏi huyết thanh là gì cũng như cung cấp một số thông tin hữu ích kèm theo.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *