*
*
Auto

*

Tiếng Việt
Auto
ភាសាខ្មែរ

*

Antibiotic resistance,

*

การดื้อยาปฏิชีวนะ,

*

ပဋိဇီ၀ ပိုးသတ္ေဆး ယဥ္ပါးျခင္း , ភាពស៊ាំនឹងឱសថអង់ទីប៊ីយោទិក (ភាពស៊ាំនឹងថ្នាំផ្សះ),

*

抗生素耐药性,

*

Résistance aux antibiotiques, நுண்ணுயிர் எதிர்ப்பாற்றல்,

*

المقاومة للمضادات الحيوية,

*

ການຕ້ານຕໍ່ຢາຕ້ານເຊື້ອຈຸລິນຊີ, ആന്റിബയോട്ടിക്ക് റെസിസ്റ്റന്‍സ്, एण्टीबायोटिक प्रतिरोध

Danh từ. Là khả năng vi khuẩn có thể kháng lại tác dụng của một hoặc nhiều loại thuốc kháng sinh

“Lạm dụng và sử dụng kháng sinh không đúng cách có thể dẫn đến tình trạng kháng kháng sinh”

“Thậm chí cả khi sử dụng theo đúng chỉ định, vi khuẩn vẫn có thể trở nên kháng thuốc. Tuy nhiên, tình trạng kháng kháng sinh chủ yếu gây ra do việc lạm dụng và sử dụng kháng sinh không đúng cách.”<1>

Từ liên quan

Kháng kháng sinh

Tính từ.

Đang xem: Kháng sinh tiếng anh là gì

vi khuẩn có khả năng làm thuốc kháng sinh mất hiệu lực

“Hiện nay, tại các quốc gia phát triển gồm Anh, Châu ÂU và Mỹ, mỗi năm ghi nhận ít nhất 50,000 ca tử vong do vi khuẩn kháng thuốc.” <1>

*
Kiến thức bổ trợ

Nguyên nhân gây ra kháng kháng sinh?

Kháng kháng sinh có thể xảy ra trong tự nhiên. Các loại kháng sinh như penicillin có nguồn gốc từ nấm hoặc các loại vi sinh vật sống tự nhiên trong đất. Để tồn tại, các vi sinh vật (bao gồm vi khuẩn, vi-rút, ký sinh trùng và nấm) tiến hóa qua thời gian để thích nghi với môi trường và phát triển khả năng kháng kháng sinh. Tuy nhiên, mức độ kháng sinh trong môi trường rất thấp, và trong những năm 1930 (ngay sau khi penicillin được phát triển), nhiễm trùng do vi khuẩn kháng thuốc rất hiếm gặp.

Việc lạm dụng và sử dụng kháng sinh không hợp lý đã dẫn đến gia tăng tỷ lệ kháng thuốc trên toàn cầu. Người ta ước tính rằng khoảng 200,000 – 250,000 tấn kháng sinh được sản xuất và tiêu thụ mỗi năm trên toàn thế giới. <1> <2> Khoảng 70% lượng kháng sinh này được dùng trên động vật và 30% sử dụng trên người.

Xem thêm: Cây Bàng Tiếng Anh Là Gì : Định Nghĩa, Ví Dụ, Cây Bàng Tiếng Anh Là Gì

Phần lớn lượng kháng sinh tiêu thụ trên người và động vật sẽ được bài tiết qua phân và nước tiểu sau đó đi vào hệ thống nước thải và gây ô nhiễm môi trường. Khi tiếp xúc với môi trường nhiễm kháng sinh, vi khuẩn sống trong cơ thể người và động vật có thể phát triển khả năng kháng kháng sinh, và sau đó, các vi khuẩn kháng thuốc này tiếp tục lây truyền sang người khác và phát tán rộng rãi trong môi trường. <2> <3>

Chỉ sử dụng kháng sinh trong điều trị các bệnh do căn nguyên vi khuẩn. Những bệnh không do căn nguyên vi khuẩn không nên điều trị bằng kháng sinh. Bác sỹ Alexander Fleming – người đầu tiên tìm ra peniciline, đã dự đoán trước được vấn đề kháng kháng sinh này và đã nói rằng:

“Những ai thiếu suy nghĩ trong việc dùng penicillin trong điều trị sẽ phải chịu trách nhiệm với cái chết của những bệnh nhân nhiễm vi khuẩn kháng penicillin”

Ngày nay, penciline hiếm khi được sử dụng trong điều trị bệnh truyền nhiễm trên người lẫn động vật, do hầu hết các tác nhân gây bệnh đã kháng penicillin. Và thay vào đó, một loạt các loại thuốc kháng sinh mới đã được sử dụng thay thế cho penicillin. Người ta ước tính khoảng 700,000 người chết vì nhiễm vi khuẩn kháng thuốc hàng năm, và con số này có thể tăng lên đến 10,000,000 người vào năm 2050.

Xem thêm: Tâm Lý Học Tội Phạm Là Gì ? 6 Bước Đọc Vị Tâm Lý Tội Phạm Của Fbi

<2> Trong khi có rất ít thuốc kháng sinh mới ra đời trong vài thập kỷ gần đây.

“Cần có một chiến dịch toàn cầu để nâng cao nhận thức cộng đồng về vấn đề kháng kháng sinh. Đây là vấn đề cần ưu tiên.”<1>

Tài liệu tham khảo

1 O'Neill, J. (2016, March 19). Tackling Drug-Resistant Infections Globally: Final Report and Recommendations. The Review on Antimicrobial Resistance. Retrieved from https://amr-review.org/sites/default/files/160525_Final paper_with cover.pdf

2 Sarmah, A. K., Meyer, M. T., & Boxall, A. B. (2006). A global perspective on the use, sales, exposure pathways, occurrence, fate and effects of veterinary antibiotics (VAs) in the environment.Chemosphere,65(5), 725-759. doi:10.1016/j.chemosphere.2006.03.026

3 Boeckel, T. P., Brower, C., Gilbert, M., Grenfell, B. T., Levin, S. A., Robinson, T. P., . . . Laxminarayan, R. (2015). Global trends in antimicrobial use in food animals.Proceedings of the National Academy of Sciences,112(18), 5649-5654. doi:10.1073/pnas.1503141112

Đa kháng thuốc, Kháng sinh, Nhiễm khuẩn huyết, Nhiễm khuẩn mắc phải từ bệnh viện, Nhiễm khuẩn mắc phải từ cộng đồng, Penicillin, Sử dụng thuốc kháng sinh không hợp lý, Vi khuẩn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *