It looks like your browser does not have JavaScript enabled. Please turn on JavaScript and try again.

Đang xem: Khủng hoảng nợ công là gì

*

*

Trên thế giới, có nhiều cách tính bội chi ngân sách và nợ công. Ở nhiều nước, bội chi ngân sách có thể chỉ là chênh lệch giữa tổng thu và tổng chi của chính quyền trung ương. Ở một số nước khác, bội chi ngân sách bao gồm thâm hụt ngân sách của cả chính quyền trung ương lẫn địa phương. Tuy nhiên, theo cách tính chung của các tổ chức quốc tế như Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) hay Ngân hàng Thế giới (World Bank-WB), bội chi ngân sách là chênh lệch giữa tổng thu và tổng chi, không bao gồm chi trả nợ gốc của cả chính quyền trung ương lẫn địa phương, cộng thêm các khoản chi để ngoài cân đối ngân sách hàng năm như chi từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ.
Ở nước ta, bội chi ngân sách nhà nước (NSNN) theo cách tính hiện nay là chênh lệch giữa tổng thu và tổng chi của cả chính quyền trung ương lẫn địa phương (bao gồm cả chi trả nợ gốc nhưng không tính các khoản chi từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ). Nợ công theo quy định tại Luật Quản lý nợ công bao gồm: (i) nợ Chính phủ; (ii) nợ được Chính phủ bảo lãnh; (iii) nợ của chính quyền địa phương nhưng không bao gồm nợ của doanh nghiệp nhà nước (DNNN) kể cả những doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.
Các tổ chức quốc tế đưa ra những con số thâm hụt ngân sách khác khá nhiều với con số báo cáo của Bộ Tài chính. Ví dụ năm 2009, con số thâm hụt ngân sách không bao gồm chi trả nợ gốc theo báo cáo của Bộ Tài chính là 3,69% GDP, trong khi đó con số tương ứng của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và IMF lần lượt là 3,6% và 6,,6% GDP<1>.
Việc xác định bội chi NSNN theo thông lệ của IMF là bổ sung thêm một số nội dung về các nhiệm vụ chi ngân sách của nước ta, gồm: một lượng vốn lớn được đầu tư các công trình giao thông và thủy lợi, y tế, giáo dục thông qua hình thức phát hành trái phiếu Chính phủ; ngoài ra còn bao gồm cả các khoản đầu tư vốn theo nguồn hỗ trợ phát triển chính thức ODA; các hoạt động đầu tư do Ngân hàng Phát triển Việt Nam thực hiện; cho vay bằng hình thức trái phiếu ưu đãi và chi đầu tư ngoài ngân sách – đây các khoản chi lớn không được đưa vào cân đối ngân sách hàng năm; trái phiếu quốc tế được phát hành để thu hút tiền cho đầu tư các dự án công trình trọng điểm quốc giá cũng là lượng tiền lớn cân đối ngoài NSNN.
Sự thiếu nhất quán trong cách hạch toán tài khóa khiến cho các con số thống kê không phản ánh chính xác về thực trạng nợ công của Việt Nam, gây nhiễu loạn thông tin cho những người tham gia thị trường. Đồng thời nó khiến cho việc so sánh quốc tế, đánh giá và quản lý rủi ro nợ công của Việt Nam gặp khó khăn.
Theo các báo cáo của Chính phủ, nợ công của Việt Nam đến nay vẫn ở mức an toàn so với ngưỡng an toàn của Bộ Tài chính đưa ra, nhưng có một số vấn đề đáng lưu ý sau:
Thứ nhất, những số liệu về nợ công được tính theo quy định của Luật Quản lý nợ công chưa phản ánh số nợ công thực sự của đất nước, cụ thể: năm 2013, nếu tính theo quy định của Luật Quản lý nợ công thì tổng nợ công là 2.074,83 nghìn tỷ, bằng 56,2%GDP<2>. Nhưng theo Bộ Tài chính, ngoài các khoản nợ nêu trên, còn các khoản nợ khác của NSNN. Nếu tính cả khoản 160,79 nghìn tỷ đồng cần phải được tính vào nợ công<3> thì nợ công đến cuối năm 2013 ở mức 60,5% GDP.

Xem thêm: Khu Chế Xuất Tiếng Anh Là Gì ? So Sánh Khu Chế Xuất Và Khu Công Nghiệp

Thứ hai, nợ công<4> ngày càng lớn, tăng với tốc độ nhanh hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng kinh tế và tăng thu NSNN: Nợ công 2013 tăng 26,89% so với 2012 (2.074,83 nghìn tỷ/1.642,91 nghìn tỷ đồng); năm 2014 tăng 21,89% so với 2013 (2.528,89 nghìn tỷ/2.074,83 nghìn tỷ)… Tính trung bình cả giai đoạn 2012-2016, tốc độ tăng nợ công khoảng trên 20%/năm. Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) cho thấy xu hướng chậm lại: giai đoạn 2011-2013 tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng bình quân 5,64%<5>giá so sánh năm 2010, ước thực hiện giai đoạn 2011-2015 tốc độ tăng trưởng tăng bình quân là 5,8%<6>; Thu NSNN ngày càng khó khăn, tốc độ tăng thu ngày càng giảm<7> trong khi đó cơ cấu nguồn thu ngân sách dù đã có sự chuyển dịch tích cực nhưng vẫn còn phụ thuộc vào những khoản thu không bền vững<8>.
Thứ tư, nước ta đã thực thi chính sách tài khóa mở rộng và chính sách tiền tệ nới lỏng để hỗ trợ tăng trưởng trong một thời gian dài trong khi thể chế về đầu tư công chưa được hoàn thiện đã dẫn đến hậu quả là đầu tư công tràn lan, lãng phí, hiệu quả kém làm suy yếu nguồn lực còn hạn chế. Trong giai đoạn 2001-2010, tổng đầu tư xã hội nước ta rất cao, trung bình khoảng 40% GDP với tốc độ tăng 18,7% mỗi năm, mặc dù có xu hướng giảm trong mấy năm gần đây. Với tiết kiệm quốc gia chỉ khoảng 32% GDP thì sự gia tăng nhanh của đầu tư trong đó có đầu tư công đã tạo ra sự chênh lệch lớn giữa tiết kiệm và đầu tư của nền kinh tế (-7,38% giai đoạn 2000-2009<11>). Để bù đắp thiếu hụt trong nước, nước ta phụ thuộc vào nguồn vay nợ hoặc tiếp nhận đầu tư<12>, viện trợ nước ngoài hệ quả tất yếu là thâm hụt tài khoản vãng lai trong đó chủ yếu là thâm hụt thương mại<13> kéo dài gây bất ổn kinh tế vĩ mô. Bên cạnh đó, chính sách tiền tệ nới lỏng cũng được thực thi trong suốt thập niên 2000<14> dẫn tới hệ quả tất yếu là lạm phát<15>.
Cuối cùng, điểm đáng lo ngại nhất là các khoản nợ tiềm ẩn từ các DNNN (implicit contingent liabilities), dù theo quy định của Luật Quản lý nợ công thì nợ của DNNN không được hạch toán vào nợ công. Tuy nhiên, khả năng đe dọa nợ công của khu vực DNNN lại nằm ở chỗ khu vực này luôn nhận được ngân sách “mềm” từ Chính phủ. Khi các DNNN lâm vào khó khăn, các khoản nợ trong nước của các doanh nghiệp này thường được Chính phủ hỗ trợ dưới các hình thức bổ sung vốn, khoanh nợ, giãn nợ, chuyển nợ, xóa nợ (điển hình là vụ Vinashin). Tất cả các hình hình thức ngân sách “mềm” này cuối cùng đều sẽ khiến chi tiêu ngân sách tăng. Và với việc NSNN liên tục bội chi, để bù đắp phần chi tiêu ngân sách cho khu vực DNNN, Nhà nước sẽ buộc phải phát hành trái phiếu. Như vậy, nợ công của quốc gia sẽ gia tăng.
Mặc dù hiện nay các khoản nợ DNNN chưa thực đe dọa nợ công của nước ta, nhưng với thực tế đang diễn ra và xét đến tác động gián tiếp thì tín dụng của DNNN (các khoản vay của các ngân hàng thương mại Việt Nam, Ngân hàng Phát triển Việt Nam dành cho DNNN) có thể coi là một nguy cơ tiềm ẩn rủi ro rất lớn với nợ công, đặc biệt là trong bối cảnh có nhiều DNNN có số nợ gấp nhiều lần vốn chủ sở hữu<16> mà hiệu quả kinh doanh không thực sự tốt.
Theo báo cáo của Chính phủ, nợ công của Việt Nam năm 2012 là 1.642.916 tỷ đồng bằng 55,7% GDP, nếu tính thêm khoản nợ phải trả của tập đoàn, tổng công ty nhà nước năm 2012 là 1.673.760 tỷ đồng (khoảng 56,74% GDP) và trừ đi 342.036 tỷ đồng (11,6% GDP) nợ được Chính phủ bảo lãnh thì tổng nợ công của Việt Nam sẽ là 100,84% GDP.
So với ngưỡng nợ công 65% GDP mà chúng ta đặt ra, nợ công của Việt Nam vẫn nằm trong ngưỡng an toàn dù đã vượt qua ngưỡng tâm lý 50% GDP theo khuyến nghị của IMF. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào tỷ lệ nợ công/GDP đã đủ đánh giá vấn đề nợ công? Thực tế, dù các tổ chức quốc tế thường khuyến nghị ngưỡng nợ công không quá 60% GDP với các nước đang phát triển nhưng có nhiều nghiên cứu khác nhau về mối liên hệ giữa nợ công và tăng trưởng đã đưa ra những ngưỡng nợ công rất khác nhau. Nổi bật nhất có lẽ là nghiên cứu của Carmen Reihart và Kenneth Rogoff (2010a) đã đưa ra ngưỡng nợ công/GDP là 90% và 60% GDP với nợ nước ngoài của cả các nước phát triển và các nước đang phát triển. Mehmet Caner, Thomas Grennes và Friederike Kohler-Geib (2010) lại đưa ra một ngưỡng nợ công là 77% GDP với các nước phát triển và 64% GDP cho nước đang phát triển. Tuy đưa ra các ngưỡng nợ công khác nhau, nhưng các nghiên cứu đều có điểm chung rằng, tỷ lệ nợ công cao và thâm hụt ngân sách trong một thời gian dài sẽ tác động tiêu cực đến tăng trưởng dù rằng nếu một quốc gia có tỷ lệ nợ vượt quá ngưỡng một hoặc hai năm trong giai đoạn suy thoái kinh tế thì không hẳn đã ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng trong dài hạn (Scott, 2010).

Xem thêm: Lòng Tự Trọng Tiếng Anh Là Gì, Nghĩa Của Từ Tự Trọng Trong Tiếng Việt

Mỹ và Nhật Bản là những nước có tỷ lệ nợ công cao hơn các ngưỡng đưa ra rất nhiều, nhưng chưa rơi vào khủng hoảng nợ công cho thấy, không có một ngưỡng nợ công thực sự nào chắc chắn chỉ ra rằng một quốc gia đang gặp vấn đề (Pettis 2010). Để đánh giá vấn đề nợ công của một quốc gia cần xem xét nhiều chỉ tiêu khác như tăng trưởng kinh tế, cán cân vãng lai, các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh khoản của quốc gia… Vì vậy, phần này sẽ đánh giá xác suất xảy ra khủng hoảng và tính bền vững của nợ công Việt Nam thông qua phương pháp Cây Nhị phân của Manasse và Roubini<17> (2005) và khung đánh giá tính bền vững nợ công của IMF (Debt Sustainability Analysis-DSA, 2011, 2013).
Để đánh giá rủi ro nợ công của Việt Nam theo khuyến nghị của Manasse và Roubini cần đánh giá 3 nhóm rủi ro về (1) khả năng thanh toán; (2) thanh khoản; (3) tỷ giá vĩ mô thông qua các chỉ số dưới đây:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *