Giải thích nhận định

– Khuynh hướng sử thi: Văn học đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và có tính chất toàn dân tộc. Nhân vật chính thường là những con người đại diện cho tinh hoa và khí phách, phẩm chất và ý chí của dân tộc, tiêu biểu cho lí tưởng của cộng đồng hơn là lợi ích và khát vọng của cá nhân. Con người chủ yếu được khám phá ở bổn phận, trách nhiệm, nghĩa vụ công dân, ở lẽ sống lớn và tình cảm lớn. Lời văn sử thi cũng thường mang giọng điệu ngợi ca, trang trọng và đẹp một cách tráng lệ, hào hùng.

Đang xem: Khuynh hướng sử thi là gì

– Cảm hứng lãng mạn là cảm hứng khẳng định cái tôi đầy tình cảm, cảm xúc và hướng tới lí tưởng. Cảm hứng lãng mạn trong văn học từ năm 1945 đến năm 1975 chủ yếu được thể hiện trong việc khẳng định phương diện lí tưởng của cuộc sống mới và vẻ đẹp của con người mới, ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng và tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc.

→ Ý kiến đã khẳng định: Khuynh hướng sử thi kết hợp với cảm hứng lãng mạn làm cho văn học giai đoạn này thấm nhuần tinh thần lạc quan, đồng thời đáp ứng được yêu cầu phản ánh hiện thực đời sống trong quá trình vận động và phát triển cách mạng. Tất cả yếu tố trên hòa hợp với nhau, tạo nên đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975 và giúp văn học thời kì này thực hiện tốt yêu cầu, nhiệm vụ mà lịch sử, thời đại đặt ra.

Bonus:» Tổng ôn kiến thức về bài thơ Tây Tiến và nhà thơ Quang Dũng» Phân tích nét độc đáo trong bài thơ “Tây Tiến” – Quang Dũng» Phân tích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng – Ngữ văn 12» Phân tích hình tượng người lính Tây Tiến

Phân tích, chứng minh

* Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm:

Quang Dũng, Tố Hữu, Nguyễn Khoa Điềm là những tác giả tiêu biểu của văn học giai đoạn 1945 – 1975.

– “Tây Tiến”, “Việt Bắc”, “Đất nước” (trích “Mặt đường khát vọng”) là ba tác phẩm mang đậm khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.

Xem thêm: Hai Thuộc Tính Của Hàng Hóa Đặc Biệt Là Gì, Lý Luận Về Hàng Hóa Sức Lao Động Của Mác

* Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn làm cho văn học 1945 – 1975 thấm nhuần tinh thần lạc quan:

– Hiện thực kháng chiến chồng chất khó khăn, gian khổ: thiếu thốn về vật chất; chịu nhiều mất mát, hy sinh…

– Con người vẫn tràn đầy mơ ước, tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc: lạc quan, lãng mạn, dí dỏm, yêu đời; xác định lí tưởng sống cao đẹp; tin tưởng vào sức mạnh, chiến thắng của dân tộc và khát vọng xây dựng đất nước hòa bình, tươi đẹp…

* Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn làm cho văn học 1945 – 1975 đáp ứng yêu cầu phản ánh hiện thực đời sống trong quá trình vận động và phát triển của cách mạng:

– Phán ánh được những vấn đề sống còn của dân tộc, những bức tranh hiện thực rộng lớn: cả ba bài thơ đều tập trung thể hiện hình tượng Tổ quốc; phản ánh quá trình vận động cách mạng đi từ cuộc kháng chiến chống Pháp đến cuộc kháng chiến chống Mĩ – cả dân tộc không chịu áp bức, nô lệ,

chiến đấu hy sinh giành độc lập tự do cho đất nước.

– Thể hiện lẽ sống lớn, tình cảm lớn: lòng yêu nước, tình cảm cách mạng, tình quân dân, tình đồng chí đồng đội…

– Viết về những con người đại diện cho tinh hoa và khí phách, phẩm chất và ý chí của cả dân tộc; tiêu biểu cho lí tưởng của cả cộng đồng: người lính, người cán bộ cách mạng, quần chúng cách mạng, trong đó đặc biệt đề cao thế hệ trẻ với trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc…

Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn trong bài thơ Tây Tiến

* Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn tạo nên giọng điệu ngợi ca, trang trọng, tráng lệ, hào hùng: thể hiện qua cách sử dụng hình ảnh, ngôn ngữ, các thủ pháp nghệ thuật (đối lập, cường điệu…)…

* Lưu ý: Học sinh lựa chọn dẫn chứng phù hợp trong ba tác phẩm: “Tây Tiến”, “Việt Bắc”, “Đất nước” – trích trường ca “Mặt đường khát vọng”, phân tích để làm sáng tỏ những luận điểm trên.

Đánh giá chung

– Lí giải nguyên nhân khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn trở thành đặc điểm cơ bản của văn học giai đoạn 1945 – 1975: Văn học giai đoạn này tồn tại và phát triển dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt – cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc vô cùng ác liệt kéo dài suốt 30 năm. Không khí cách mạng và kháng chiến đã khơi dậy mạnh mẽ tinh thần công dân, tinh thần chiến sĩ của người cầm bút.

– Khuynh hướng sử thi đòi hỏi người cầm bút cần nhìn con người và cuộc đời không chỉ bằng con mắt của cá nhân mình mà chủ yếu là bằng con mắt có tầm bao quát của lịch sử, dân tộc và thời đại.

Xem thêm: Các Ký Hiệu R Là Gì ? Ý Nghĩa Các Ký Hiệu R ®, Tm (™) Và C © Trên Logo

– Người đọc cần đặt giai đoạn văn học này vào hoàn cảnh ra đời để đánh giá đúng vai trò, giá trị của nó trong lịch sử văn học dân tộc.

– Tuy nhiên khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn cũng dẫn đến những hạn chế nhất định của văn học giai đoạn này như cái nhìn một chiều và một số tác phẩm thiếu tính nghệ thuật, thiên về sự minh họa giản đơn…

Bài liên quan

*

” data-medium-file=”https://honamphoto.com/wp-content/uploads/2021/06/bo-tui-8-dieu-de-lam-con-hieu-thao-dung-nghia-honamphoto.com-300×200.jpg” data-large-file=”https://honamphoto.com/wp-content/uploads/2021/06/bo-tui-8-dieu-de-lam-con-hieu-thao-dung-nghia-honamphoto.com.jpg” data-lazy-src=”https://honamphoto.com/wp-content/uploads/2021/06/bo-tui-8-dieu-de-lam-con-hieu-thao-dung-nghia-honamphoto.com-150×150.jpg” />

Bỏ túi 8 điều để làm con Hiếu Thảo thật đúng nghĩa

*

Phân tích bài thơ Đàn ghi-ta của Lorca – Thanh Thảo

*

Phân tích 6 câu đầu bài thơ Đàn ghi-ta của Lorca – Thanh Thảo

*

Tổng ôn kiến thức tác phẩm Đàn ghi-ta của Lorca – Thanh Thảo

*

Tổng ôn kiến thức tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường

Truyện ngắn Biển Cỏ Miền Tây & Hình Bóng Cũ – Sơn Nam

Truyện ngắn: Cỏ lau – Nguyễn Minh Châu

Truyện ngắn: Khói trời lộng lẫy – Nguyễn Ngọc Tư

Truyện ngắn Muối của rừng – Nguyễn Huy Thiệp

Truyện ngắn: Bác vật xà bông – Trích tập Hương rừng Cà Mau của nhà văn Sơn Nam

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *