Kiến trúc sinh thái (KTST) hay còn gọi là “kiến trúc xanh”, “kiến trúc bền vững” được hiểu là kiến trúc mà trong suốt vòng đời của nó từ khi xây dựng, sử dụng cho đến khi loại bỏ đều được tiến hành theo các nguyên tắc sinh thái:
– Cộng sinh với môi trường tự nhiên- Sử dụng các vật liệu tuần hoàn, tái sinh- Tạo môi trường bên trong lành mạnh, dễ chịu- Hoà nhập với môi trường nhân văn của lịch sử và khu vực- Ứng dụng các kỹ thuật mới tiết kiệm năng lượng (TKNL) KTST tạo lập môi trường không gian nhỏ, môi trường vi khí hậu … thích hợp với con người, có không gian linh hoạt, thông thoáng, đa thích dụng và đạt hiệu quả lâu dài. KTST bảo vệ môi trường lớn chung quanh, môi trường vĩ mô (thể hiện trong toàn bộ quá trình từ khi xây dựng, sử dụng cho đến khi công trình bị loại bỏ). Dù theo quan điểm chủ nghĩa địa phương lấy địa điểm kiến trúc và VLXD bản địa làm điểm xuất phát, trường phái kỹ thuật cao sử dụng kỹ thuật để giải quyết những vấn đề sinh thái, hay chủ nghĩa chiết trung vừa coi trọng tính địa phương vừa sử dụng kỹ thuật mới, thì thiết kế KTST phải đạt được những nội dung sau:a. Lựa chọn địa điểm xây dựng, kiểm tra những điều kiện hiện có như khí hậu, thổ nhưỡng, nước ngầm, không khí… đặt ra trong điều kiện sinh thái.b. Tận dụng điều kiện khí hậu môi trường và tránh sử dụng những biện pháp nhân tạo. Tận dụng vật liệu địa phương, tận dụng tài nguyên có thể tái sinh không ô nhiễm như: năng lượng mặt trời (NLMT), năng lượng gió (NLG), năng lượng địa nhiệt (NLĐN)…c. Tạo khả năng phát triển trong quá trình xây dựng và sử dụng.d. Tiết kiệm giá thành. Sử dụng vật liệu kỹ thuật mới, sáng tạo hình thức kiến trúc đa dạng, mật độ xây dựng gắn với cảnh quan thiên nhiên. Dựa vào thực tế trong nước để chọn những giải pháp kỹ thuật phù hợp.e. Không chỉ nghiên cứu bản thân công trình kiến trúc mà còn phải nghiên cứu môi trường xung quanh, kết hợp một cách hữu cơ thảm thực vật, sông núi và kiến trúc lại với nhau làm cho kiến trúc trở thành một bộ phận của môi trường rộng lớn. Như vậy, mục đích cao nhất của KTST là giảm chất thải đối với môi trường trong cả quá trình từ thi công, sử dụng đến loại bỏ nhằm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và không gây ô nhiễm đối với môi trường.- Kiến trúc sinh thái Để giảm bớt sự suy thoái môi trường trong quá trình đô thị hoá tất yếu đang diễn ra mãnh liệt trên thế giới hiện nay, bảo đảm sự phát triển bền vững của xã hội, cần phải thực hành một phương hướng kiến trúc mới. Đó là kiến trúc sinh thái (ecologic architecture). KTS. Ken Yeang định nghĩa: “Kiến trúc sinh thái được phát triển không phải chỉ để bảo tồn những gì được để lại, mà phải bảo đảm sự tồn tại lâu dài của sinh quyển như một tổng thể”. “Thiết kế sinh thái là những nghiên cứu đầy đủ, toàn diện, bao gồm việc sử dụng có cân nhắc nguồn năng lượng và vật liệu trong suốt tuổi thọ của hệ thống thiết kế, và qua thiết kế để giảm ảnh hưởng của quá trình sử dụng công trình đối với môi trường tự nhiên (hoặc hoà làm một với môi trường tự nhiên)”.Vậy cụ thể Kiến trúc sinh thái là gì?Theo định nghĩa của PGS.TS. Phạm Đức Nguyên: Hướng phát triển đầu tiên của Kiến trúc sinh thái là Kiến trúc thích ứng khí hậu (climate-adaptive architecture). Đó là kiến trúc để tận dụng tối đa điều kiện khí hậu thuận lợi, hạn chế các điều kiện khí hậu bất lợi của một địa phương, do đó tạo được một môi trường khí hậu tốt nhất, có lợi nhất cho các hoạt động và sức khoẻ của con người. Vì vậy cũng có thể gọi nó là kiến trúc sinh khí hậu (bioclimatic architecture) hay đơn giản là kiến trúc khí hậu (climatic architecture).
Đang xem: Kiến trúc sinh thái là gì
<6> Hướng phát triển thứ hai của Kiến trúc sinh thái là Kiến trúc có hiệu quả về năng lượng (Energy – Efficient Building), là kiến trúc nhằm sử dụng ít nhất năng lượng nhân tạo, sử dụng nhiều nhất năng lượng tự nhiên, năng lượng tái tạo, năng lượng sinh học, trong quá trình xây dựng, đặc biệt trong vận hành dài lâu công trình.
Xem thêm: Tóm Lại, El Nino Là Hiện Tượng Gì ? Giải Thích Hiện Tượng El Nino Trong Thực Tế
<6> Hướng phát triển thứ ba của Kiến trúc sinh thái là khai thác, chắt lọc để sử dụng những tinh hoa của kiến trúc truyền thống dân tộc bản địa. Bất cứ nơi đâu, trong quá trình nhiều ngàn năm đấu tranh với thiên nhiên, con người cũng sáng tạo và tích luỹ những giải pháp thông minh, độc đáo và hiệu quả thích ứng với khí hậu và đặc điểm của địa phương.
Xem thêm: Cho Mình Hỏi Thế Nào Là Hội Nghị Đầu Bờ Là Gì ? Chuyện Ghi Từ Một Hội Nghị Đầu Bờ
<6>Trích luận văn Thạc sỹ Nhà Ở cao Tầng sinh thái.