Kinh tế là yếu tố quyết định đến sự phát triển của một quốc gia. Chỉ khi có nền kinh tế phát triển các yếu tố xã hội mới có thể phát triển theo được. Nền kinh tế phát triển là yếu tố nền tảng quyết định đến các chế độ phúc lợi xã hội dành cho người dân. Vậy nền kinh tế quốc dân là gì? Các thành tố nào ảnh hưởng đến phát triển nền kinh tế quốc dân? Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời cho các câu hỏi trên qua bài viết dưới đây.

Đang xem: Kinh tế quốc dân là gì

Nền kinh tế quốc dân là gì?

Nền kinh tế quốc dân là tổng thể các mối quan hệ kinh tế, ngành kinh tế cấu tạo nên nền kinh tế của một quốc gia trong đó các ngành, các lĩnh vực kinh tế liên kết với nhau bởi sự phân công lao động xã hội và sự trao đổi, lưu thông có tính chất tất yếu với nhau.

Cấu thành của nền kinh tế quốc dân

Để giúp Quý độc giả hiểu hơn về nền kinh tế quốc dân là gì?  nhận diện được nó trên thực tế, chúng tôi xin chia sẻ thông tin về cơ cấu của nền kinh tế quốc dân.

Một nền kinh tế quốc dân được tạo nên bởi cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế, cơ cấu lãnh thổ.

Cơ cấu ngành kinh tế là tổng thể các nhóm ngành kinh tế được hình thành trong nền kinh tế.

Hiện nay cơ cấu ngành kinh tế được phân thành ba nhóm ngành chính : nông -lâm- ngư nghiệp; công nghiệp – xây dựng; dịch vụ.

Việt Nam đang trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá chuyển đổi từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp. Hiện nay tỷ trọng GDP ngành nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu GDP của Việt Nam. Trong quá trình chuyển đổi cơ cấu từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp hiện nay, Việt Nam đang có nhiều chính sách khuyến khích doanh nghiệp áp dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, khuyến khích các doanh nghiệp công nghệ cao, nghiên cứu khoa học công nghệ.

Cơ cấu thành phần kinh tế: Đây là thành phần kinh tế được hình thành từ chế độ sở hữu được Nhà nước thừa nhận.

Xem thêm: Cây Kim Ngân Hoa Là Gì ? Công Dụng & Liều Dùng Kim Ngân Hoa

Trước đây khi chưa bước vào thời kỳ đổi mới năm 1986, Việt Nam chỉ thừa nhận thành phần kinh tế Nhà nước, mọi thứ đều thuộc về sở hữu của Nhà nước, Nhà nước tiến hành phân phối sản lượng hàng hoá trên toàn lãnh thổ Việt Nam qua chế độ tem phiếu. Kể từ khi tiến hành cải cách mở cửa, hình thức sở hữu tư nhân đã được thừa nhận, thương nhân bắt đầu hình thành, tài sản thuộc sở hữu cá nhân đã được công nhận, hộ gia đình sản xuất có dư sản lượng có thể đem đi trao đổi lấy hàng hoá khác. Giao thương bắt đầu hình thành. Thương nhân nước ngoài đến Việt Nam buôn bán, mở cửa hàng, quán …. đã hình thành nên thành phần kinh tế quốc ngoại ( có vốm đầu tư nước ngoài).

Cơ cấu lãnh thổ: đây là việc phân bổ nền kinh tế theo ranh giới lãnh thổ. Cụ thể được phân chia thành toàn cầu, khu vực, quốc gia, vùng. Nền kinh tế toàn cầu, nền kinh tế khu vực châu Á – Thái Bình Dương, nền kinh tế Việt Nam, nền kinh tế Lào, … Đó là những cụm từ chúng ta được nghe rất nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng, bài báo tạp chí kinh tế. Cơ cấu lãnh thổ có mối quan hệ chặt chẽ với cơ cấu ngành. Cơ cấu lãnh thổ có thể góp phần hình thành cơ cấu ngành do yếu tố địa lý của vùng lãnh thổ, điều kiện tự nhiên của vùng lãnh thổ sẽ ảnh hưởng đến phát triển ngành kinh tế. Ngược lại việc liên thông giữa các ngành kinh tế có thể giúp hình thành vùng lãnh thổ. Điều này đã được chứng minh trong lịch sử, nhờ quá trình di dân của thương nhân rồi tập hợp tại một nơi tụ tập hình thành nơi họp chợ đã dần dần hình thành ấp, làng, lớn dần tạo thành xã, phường, huyện, tỉnh, thành phố.

*

Phân loại mô hình kinh tế phổ biến hiện nay

– Nền kinh tế thị trường: đây là mô hình tổ chức kinh tế cho phép hàng hoá được tự do lưu thông trên thị trường, dựa trên sự đối ứng giữa cung và cầu.

Mô hình kinh tế này có xu hướng tự cân bằng theo tự nhiên dựa trên quy luật cung – cầu. Khi nhu cầu tăng cao thì hoạt động sản xuất, giá cả, năng suất lao động sẽ tự tăng để đáp ứng nhu cầu của thị trường và ngược lại. Tại mô hình này, hàng hoá sẽ tự dịch chuyển từ nơi có lợi nhuận thấp đến nơi có lợi nhuận cao( cầu cao), từ đó hình thành con đường giao thương, trao đổi hàng hoá. Việt Nam đang định hướng phát triển nền kinh tế quốc dân thành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung: đây là mô hình kinh tế phụ thuộc vào một tác nhân chính trị trung ương, điều khiển giá và phân phối hàng hoá. Tại đây hoạt động cung và cầu không thể diễn ra theo đúng quy luật tự nhiên của nó mà bị chi phối bởi sự điều tiết của cơ quan quản lý nhà nước. Do đó hiện tượng chênh lệch giữa cung và cầu vẫn thường xuyên xảy ra. Điển hình của mô hình này là giai đoạn Việt Nam từ năm 1945 đến trước năm 1986 thực hiện thời kỳ bao cấp, sản xuất tập trung thông qua hợp tác xã, việc cung ứng thực phẩm, hàng hoá dựa theo quyết định của Nhà nước. Dẫn tới tình trạng cầu vượt cung vẫn luôn diễn ra.

Nền kinh tế xanh: Đây là một mô hình kinh tế mà các quốc gia trên thế giới hiện nay đang hướng tới. Nền kinh tế được xây dựng trên nền tảng năng lượng tái tạo, bền vững, năng lượng sạch, cuộc sống xanh. Hoạt động sản xuất dựa trên các nguồn nhiên liệu sạch từ thiên nhiên như sức mạnh dòng chảy của nước, năng lượng gió, năng lượng mặt trời, giảm thiểu khí thải, rác thải, tăng diện tích phủ bề mặt của cây xanh để cải thiện môi trường sống và duy trì sự cân bằng của hệ sinh thái tự nhiên.

Xem thêm: Ăn Hành Lá Có Tác Dụng Gì Và Những Tác Dụng Phụ Của Hành Lá, Thành Phần Và Lợi Ích Sức Khỏe Của Hành Lá

Trên đây là thông tin mà chúng tôi muốn gửi tới bạn đọc liên quan tới khái niệm nền kinh tế quốc dân là gì?

Quý vị có câu hỏi liên quan đến vấn đề này vui lòng liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900 6560 để được tư vấn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *