Kinh tế quốc tế (International Economics) là một bộ môn khoa học, một chuyên ngành của kinh tế học nghiên cứu sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa các quốc gia.
Kinh tế quốc tế là một chuyên ngành đang nhận được rất nhiều sự quan tâm cũng như đầu tư hiện nay. Trong bài viết lần này, chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số nội dung liên quan đến vấn đề: Kinh tế quốc tế là gì?
Kinh tế quốc tế là gì?
Kinh tế quốc tế (International Economics) là một bộ môn khoa học, một chuyên ngành của kinh tế học nghiên cứu sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa các quốc gia.
Đang xem: Kinh tế quốc tế là gì
Đây là một lĩnh vực năng động và mang tính toàn cầu thuộc nhóm ngành kinh doanh, cung cấp những kiến thức chung về quản trị kinh doanh, về chiến thuật, chiến lược kinh doanh xuyên quốc gia.
Hiểu được kinh tế quốc tế là gì? cùng tìm hiểu về ngành đào đạo kinh tế quốc tế:
+ Ngành đào tạo cho sinh viên những kiến thức nền tảng về quản trị kinh doanh, các vấn đề tổng quan và chuyên sâu về thương mại quốc tế, các chính sách kinh tế đối ngoại chủ yếu hiện nay liên quan đến vấn đề chống bán phá giá, tranh chấp trong thương mại quốc tế, cách thức xâm nhập thị trường nước ngoài, đặc điểm phát triển kinh tế thế giới trong xu hướng toàn cầu hóa, những vấn đề về hội nhập kinh tế, đầu tư quốc tế tại Việt Nam.
+ Thông qua đó, sinh viên tốt nghiệp ngành kinh tế quốc tế sẽ có đủ nền tảng kiến thức để phân tích và xây dựng chính sách thương mại quốc tế và hội nhập nền kinh tế quốc tế, kinh doanh xuất nhập khẩu, luật thương mại quốc tế…
+ Bên cạnh đó, khối kiến thức chuyên sâu, sinh viên sẽ được học các học phần kiến thức mang đậm tính thực tiễn như: Giao dịch ký kết hợp đồng thương mại quốc tế, quản trị chuỗi cung ứng và phát triển logistics toàn cầu, tổ chức thực hiện hợp đồng xuất – nhập khẩu, nghiên cứu thị trường, đàm phán trong kinh doanh quốc tế, thanh toán quốc tế, marketing quốc tế, thương ạmi điện tử…
Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể tự mình thực hiện các nghiệp vụ như lập và tổ chức thực hiện các kế hoạch xuất nhập khẩu; quản lý và điều hành các công việc về hợp đồng xuất nhập khẩu; các công việc về nghiệp vụ xuất nhập khẩu như giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, vận tải, bảo hiểm, hải quan, kiểm định hàng hóa, nghiên cứu thị trường, dự báo thị trường quốc tế, xây dựng chương trình truyền thông phân phối quốc tế…
+ Theo học ngành này, sinh viên còn được học các kiến thức về luật quốc tế và môi trường Kinh tế quốc tế, quản trị nguồn nhân lực quốc tế, hoạt động hậu cần Kinh tế quốc tế và xuất – nhập khẩu, nghiên cứu thị trường, xây dựng chương trình truyền thông và hệ thống phân phối quốc tế, kỹ năng giao tiếp và đàm phán quốc tế, cùng nghiệp vụ về thanh toán quốc tế, bảo hiểm ngoại thương, cách thức xâm nhập thụ trường nước ngoài…
Kỹ năng sinh viên ngành kinh tế quốc tế có được?
– Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi ích của cơ quan, tổ chức trong mối quan hệ thương mại quốc tế. Từ đó, hoạch định những chiến lược tốt hơn để nâng cao lợi thế cạnh tranh của cơ quan, tổ chức trên trường quốc tế.
– Tư duy chiến lược tốt và có những quyết định đúng đắn nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển, hội nhập nền kinh tế quốc tế.
– Kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ như kinh doanh xuất – nhập khẩu, thanh toán quốc tế, vận tải quốc tế, marketing quốc tế.
Cơ hội nghề nghiệp đối với ngành kinh tế quốc tế
– Sinh viên ngành kinh tế quốc tế sau khi tốt nghiệp có thể làm tại một số cơ quan sau:
+ Bộ Công thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Sở Công thương, Sở Kế hoạch và Đầu tư, cơ quan xúc tiến thương mại và các Bộ, ngành có liên quan.
+ Các văn phòng quản lý đầu tư nước ngoài, các tổ chức kinh tế và xã hội.
+ Các tường Đại học, các Viện nghiên cứu kinh tế.
+ Các công ty kinh doanh xuất nhập khẩu, các công ty vận tải và giao nhận quốc tế, các công ty logistics.
+ Bộ phận thanh toán quốc tế trong các ngân hàng thương mại và các công ty đa quốc gia.
– Có thể đảm nhận nhiều vị tri công việc như:
+ Chuyên viên hỗ trợ hoạch định, phân tích và tư vấn chính sách trong lĩnh vực thương mại quốc tế, tài chính quốc tế và đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài.
+ Chuyên viên phân tích và tư vấn các dự án quốc tế các tổ chức quốc tế như Liên Hợp quốc (UN). Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Tổ chức lao động quốc tế (ILO)… hay các tổ chức phi chính phủ (INGOS).
+ Nhân viên kinh doanh quốc tế.
+ Nhân viên xuất – nhập khẩu.
+ Chuyên viên hoạch định tài chính quốc tế.
+ Chuyên viên nghiên cứu thị trường.
+ Chuyên viên marketing quốc tế.
+ Chuyên viên quản trị chuỗi cung ứng.
+ Chuyên viên tư vấn đầu tư quốc tế.
+ Chuyên viên xúc tiến thương mại.
+ Giảng viên và nghiên cứu viên tại các cơ sở giáo dục đại học, các cơ sở nghiên cứu có liên quan đến lĩnh vực kinh tế quốc tế.
Xem thêm: ” Hướng Ngoại Tiếng Anh Là Gì, Người Hướng Ngoại Tiếng Anh Là Gì
Như vậy, kinh tế quốc tế là gì? Đã được chúng tôi phân tích kỹ trong bài viết phía trên. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng trình bày một số nội dung liên quan tới các ngành nghề, cơ quan mà sinh viên ngành kinh tế quốc tế có thể làm sau khi tốt nghiệp.