Trong khuôn khổ bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cơ bản ý nghĩa và cách sử dụng các kí hiệu cũng như biện pháp chế tài khi dùng sai nhé!
(R) là viết tắt của từ Registered có nghĩa là đã đăng ký, đã được bảo hộ. Đây là quy ước chung của quốc tế nhằm thể hiện cho những dấu hiệu mà nó đi kèm chính là các hàng hóa đã được bảo hộ. Như vậy đối với các nhãn hiệu có chứa kí hiệu này, ta biết được rằng doanh nghiệp đã đăng kí bảo hộ và sở hữu nó một cách hợp pháp, được cơ quan nhà nước công nhận bảo hộ.
Đang xem: Các Ký Hiệu R Là Gì ? Ý Nghĩa Các Ký Hiệu R ®
Sự công nhận này mang đến cho doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng nhiều lợi ích.
Đối với doanh nghiệp đó chính là sự uy tín, đẳng cấp, khẳng định chất lượng và độ tin cậy của những sản phẩm dịch vụ mà nó mang lại. Đồng thời là như một sự thông báo đến với các chủ thể kinh doanh khác về sự độc quyền của doanh nghiệp với nhãn hiệu này, nếu như xâm phạm vào bản quyền nhãn hiệu này sẽ phải bị xử lý theo quy định của pháp luật.Còn đối với khách hàng, một logo được gắn với chữ (R), sẽ làm cho khách hàng cảm thấy tin tưởng, an tâm, không lo mua nhầm hàng giả, hàng nhái. Nên nó cũng gián tiếp bảo vệ chính quyền lợi người tiêu dùng.
2. Ký hiệu TM (™)
TM – được dùng cho nhãn hiệu sử dụng nhưng chưa nộp đơn đăng ký bảo hộ hoặc chưa được cấp Giấy chứng nhận đăng ký. Mục đích doanh nghiệp sử dụng kí hiệu này chỉ để phân biệt sản phẩm, dịch vụ của họ với sản phẩm dịch vụ công ty khác. Việc sử dụng kí hiệu này có vẻ “tùy sở thích” của doanh nghiệp, doanh nghiệp không có các quyền quan trọng như định đoạt, chống lại sự xâm phạm sở hữu trí tuệ của người khác… Do vậy, khi có tranh chấp, doanh nghiệp không được bảo vệ quyền lợi như doanh nghiệp sử dụng ký hiệu (R) trên.
3. Xử lý khi sử dụng sai ký hiệu
Việc sử dụng các ký hiệu như trên cho người khác biết được “tình trạng pháp lý” của nhãn hiệu. Việc sử dụng và giải thích các nhãn hiệu này là theo sự sử dụng và cách giải thích phổ biến trên thế giới.
Xem thêm: Từ Vựng Tiếng Anh Về Tính Cách Con Người Tiếng Anh Là Gì ? Vietgle Tra Từ
Hầu hết ở các nước đều công nhận quyền sử dụng ký hiệu R phải là của các doanh nghiệp có đăng ký bảo hộ với cơ quan nhà nước. Việc sử dụng ký hiệu R mà không đăng ký là vi phạm pháp luật. Về vấn đề này, pháp luật Việt Nam lại có quy định rõ về biện pháp xử phạt khi sử dụng sai tại Nghị định 99/2013/NĐ-CP như sau:
Điều 6. Vi phạm quy định về chỉ dẫn bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng (*) đối với một trong các hành vi sau đây: a) Chỉ dẫn sai về đối tượng, yếu tố được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, chủ thể quyền sở hữu công nghiệp, tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí; b) Chỉ dẫn sai về tình trạng pháp lý, phạm vi bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp (được hiểu là việc sử dụng thông tin chỉ dẫn gây hiểu sai lệch rằng đối tượng đang được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam mặc dù không được hoặc chưa được bảo hộ, kể cả trường hợp đối tượng đó tuy đã nộp đơn đăng ký nhưng chưa được cấp văn bằng bảo hộ hoặc văn bằng bảo hộ đã bị huỷ bỏ, chấm dứt hiệu lực hoặc hết thời hạn bảo hộ) c) Chỉ dẫn sai hoặc không ghi chỉ dẫn về hàng hóa được sản xuất theo hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp. 2. Biện pháp khắc phục hậu quả: a) Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hóa, phương tiện kinh doanh đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này; b) Buộc cải chính công khai đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 1 Điều này; c) Buộc sửa đổi, bổ sung chỉ dẫn đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều này. (*) Mức phạt tiền nêu trên là mức phạt tiền đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. |
Như vậy, khi doanh nghiệp chưa tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu mà lại sử dụng ký hiệu R để đánh dấu nhãn hiệu của mình là độc quyền, đã đăng ký bảo hộ là hành vi chỉ dẫn sai về tình trạng pháp lý và phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu. Doanh nghiệp có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng; đồng thời kèm theo đó là biện pháp buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hóa, phương tiện kinh doanh và buộc cải chính công khai đối với hành vi vi phạm.
Xem thêm: Lã¡ Lá Lốt Nấu Nước Uống Sẽ Chữa Được 9 Căn Bệnh Thường Gặp Này
Do đó, khi sử dụng các ký hiệu “đánh dấu chủ quyền” trên nhãn hiệu của mình, các doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ các quy định của pháp luật có liên quan để tránh hậu quả đáng tiếc vi phạm pháp luật, ảnh hưởng đến uy tin, thương hiệu của doanh nghiệp.
Trần Lê Gia Bảo
SVTT – honamphoto.com Law Firm (09/2018)
Bài viết nổi bật, Tổng hợp, Sở hữu trí tuệ, Tin chuyên ngành, Tin nhãn hiệubảo hộ, giấy chứng nhận đăng ký, hành vi vi phạm, ký hiệu, quyền sở hữu công nghiệp, vi phạm pháp luật, đăng ký bảo hộ, đăng ký nhãn hiệu, đánh dấu nhãn hiệu, Độc quyềnPost navigation