// Giới thiệu Giảng viên honamphoto.com // Hệ thống bài test // // Tài liệu // Khóa học // Tư liệu // Tin tức // Thư viện // Hỗ trợ

Nghề kỹ sư nông nghiệp làm gì? Là một kĩ sư nông nghiệp, bạn cần phải làm những công việc sau đây: Gặp gỡ, tư vấn cho bà con nông dân các kiến thức về chăm bón cây trồng, chăn nuôi gia cầm, gia súc. Chỉ đạo, triển khai các dự án nông nghiệp, phổ biến cho người dân tạo việc làm, cải thiện năng suất

1.Tổng quan về kĩ sư nông nghiệp

Chinh phục khoa học và trực tiếp đưa những thành quả đó vào cuộc sống, vào từng vụ mùa, vào từng bữa ăn hàng ngày của mọi người – đó là niềm kiêu hãnh của người kỹ sư nông nghiệp. Không chỉ là bạn của riêng nhà nông, kĩ sư nông nghiệp còn góp phần đảm bảo cho nhu cầu cơ bản mà vô cùng quan trọng trong cuộc sống của tất cả mọi người – lương thực, thực phẩm. Một ý tưởng đột phá trong nghề, một nghiên cứu ứng dụng hoàn hảo cho khí hậu Việt Nam có thể đem đến tương lai khởi sắc cho người nông dân, sự phát triển thêm bền vững của nền nông nghiệp đất nước.

Đang xem: Kỹ sư nông nghiệp là gì

Nếu trở thành kĩ sư nông nghiệp, bạn có 2 lựa chọn:Kĩ sư trồng trọtKĩ sư chăn nuôi.

Kỹ sư trồng trọt sẽ nghiên cứu về các loại cây trồng và cuộc sống toàn diện của chúng: từ các yếu tố dinh dưỡng như ánh sáng, nước, nhiệt độ và dưỡng chất… cho đến những đe dọa từ cỏ dại, bệnh, côn trùng…

*

Hiểu đơn giản, kĩ sư trồng trọt là người tối ưu hiệu quả trồng trọt

Kỹ sư chăn nuôi lại hướng đến đối tượng quan tâm khác: đó là các loài vật nuôi gia súc, gia cầm… – tìm ra cách chăm sóc, chăn nuôi hàng ngày và cách phối giống sao cho hiệu quả nhất, đem lại năng suất cao nhất.

*

Còn kĩ sư chăn nuôi lại là người tối ưu hiệu quả chăn nuôi

Là một kĩ sư nông nghiệp, bạn làm việc song song giữa hai nơi phòng thí nghiệm và ruộng đồng hoặc trang trại. Bạn là người nghiên cứu, thử nghiệm, thiết kế các mô hình, xây dựng các phương pháp khoa học và cũng chính bạn đồng hành cùng người nông dân trong thực tế sản xuất.

2.Học kĩ sư nông nghiệp ra làm gì?

Là một kĩ sư nông nghiệp, bạn cần phải làm những công việc sau đây:

Chăm sóc cây trồng, vật nuôi thường xuyên.

Kiểm tra chất lượng chăm sóc, điều điện sống của chúng hàng ngày, đảm bảo môi trường nuôi dưỡng đạt tiêu chuẩn tốt nhất.

Xem thêm: Tiếng Anh Chuyên Ngành Hóa Chất Tiếng Anh Là Gì ? Hóa Chất In English

Giao phối, lai giống cho cây trồng, vật nuôi, cho ra đời những sản phẩm chất lượng, đảm bảo năng suất.

Nắm bắt, cập nhật tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nước và quốc tế, áp dụng vào các giống cây, các giống vật nuôi để đem lại năng suất, lợi nhuận tốt.

Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, tìm ra các phương pháp tối ưu cho trồng trọt và chăn nuôi (lai tạo giống, chế tạo phân bón, thức ăn, xây dựng mô hình các điều kiện lý tưởng…)

Gặp gỡ, tư vấn cho bà con nông dân các kiến thức về chăm bón cây trồng, chăn nuôi gia cầm, gia súc.

Chỉ đạo, triển khai các dự án nông nghiệp, phổ biến cho người dân tạo việc làm, cải thiện năng suất, chất lượng…

3. Kỹ sư nông nghiệp làm việc ở đâu?

Nếu trở thành kỹ sư ngành nông học, bạn có thể làm việc tại các Trung tâm nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ thuật về nông nghiệp, Viện nghiên cứu về nông nghiệp, Viện sinh học nhiệt đới, các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Trung tâm Khuyến nông, Chi cục hay Trạm Bảo vệ Thực vật, các Trung tâm Giống cây trồng, các nông trường, nông trại, trang trại, các công ty nhà nước hay các liên doanh hoặc tư nhân trong kinh doanh vật tư nông nghiệp (giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật).

Ngoài ra, bạn cũng có thể tham gia giảng dạy, nghiên cứu tại các cơ sở đào tạo (trung học, cao đẳng, đại học nông nghiệp) hoặc học tiếp các bậc học thạc sĩ, tiến sĩ chuyên ngành. Hiện nay, nhu cầu tuyển dụng kỹ sư nông học rất lớn từ các công ty (như Công ty Thuốc sát trùng Việt Nam, Công ty Cây Xanh TP.HCM…), các xí nghiệp hoặc các thương nghiệp hỗn hợp hay các công ty có vốn nước ngoài (như Bayer Agritech Saigon…) hoặc các trang trại ở miền Đông Nam bộ, Nam Tây nguyên v.v…

Là một nhà khoa học về nông nghiệp, hàng ngày bạn tiếp xúc rất nhiều với các loại cây trồng, các loài vật nuôi bởi nhiệm vụ của bạn là chăm sóc chúng, theo dõi “sức khỏe” để chữa bệnh kịp thời cho chúng. Ngoài làm việc trong phòng thí nghiệm ra thì đồng ruộng, các trang trại chăn nuôi cũng chính là nơi làm việc thường xuyên của bạn.

Xem thêm:

4.Nơi đào tạo kỹ sư nông nghiệp

Ở trong nước các bạn có thể theo học nhóm ngành Nông – Lâm – Ngư nghiệp ở các trường: Học viện nông nghiệp Việt Nam, Đại học Lâm nghiệp Việt Nam, Đại học Nông Lâm (Đại học Thái Nguyên), Đại học Hải Phòng, Đại Học Nông lâm, Đại học Nông lâm Tp. Hồ Chí Minh, Đai học Cần Thơ,…

Học viện nông nghiệp Hà Nội

Ngoài ra bạn có thể cân nhắc với các cơ hội du học tại một số nước trên thế giới mạnh về Nông nghiệp:

Úc:Úc là 1 trong những nền giáo dục bậc nhất thế giới có thế mạnh về đào tạo ngành Nông nghiệp. Kể từ năm 1993 tới nay, thông qua Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Úc, Úc đã giúp Việt Nam thực hiện trên 100 dự án với ngân sách tài trợ lên tới khoảng 30 triệu đô với 3 hình thức viện trợ chính: ACIAR, Aus AID và các quỹ học bổng. Cán bộ, sinh viên ViệtNamđược gởi sangÚcđể học hỏi hoặc tham gia những khóa tu nghiệp ngắn hạn, dài hạn, tham dự các hội nghị quốc tế… Một số trường mạnh về ngành Nông nghiệp tại Úc: ĐH Melbourne, ĐHQueensland, ĐH LaTrobe, ĐHWestern Sydney…

Mỹ: Mức lương trung bìnhhàng nămcủa các kỹ sưnông nghiệp là 71.090$/ tháng(số liệu của Cục thống kê lao độngMỹ– BLSnăm 2010). Việc làmcủa các kỹ sưnông nghiệpdự kiến​​sẽ tăng9 % từ năm 2010 đếnnăm 2020. Một số trường Đại học uy tín và có cấp học bổng ngành này tại Mỹ: OregonState University,Florida A&M University,IowaState University, Kansas State University College of Agriculture, Oklahoma State University,TexasA&MUniversity… Ngoài ra Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) hàng năm có nhiều chương trình học bổng bậc họcTiến sĩ dành cho các nước đang phát triển như:học bổng Foreign Agricultural Service, học bổng Borlaug I. Theo đó, các ứng viên đủ tiêu chuẩn sẽ được đài thọ chi phí học tập, ăn ở, vé máy bay và các phụ cấp khác theo quy định…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *