TT Nghiên cứu và Nuôi trồng Dược liệu Quốc gia – Vietfarm
Đơn vị nghiên cứu và nuôi trồng dược liệu hàng đầu Việt Nam
Sử dụng lá, rễ và quả để điều trị các bệnh lý thường gặp ở người như: ho, ho ra máu, viêm khớp, rắn cắn, phù sau sinh,…
Bài thuốc chữa phong thấp, đau nhức xương khớp:
Sử dụng 120 gram rễ nhót, 60 gram hoàng tửu, 50 gram chân giò lợn. Đem tất cả các nguyên liệu trên đem nấu nhừ và sử dụng trong ngày.
Đang xem: Lá nhót có tác dụng gì
Bài thuốc chữa ho ra máu, chảy máu cam:
– Bài thuốc số 1:
Sử dụng 16 gram rễ nhót (phơi khô và sao qua) đem sắc lấy nước uống.
– Bài thuốc số 2:
Sử dụng rễ nhót, cỏ nhọ nồi, ngãi điệp, trắc bách diệp mỗi loại với một lượng bằng nhau, đem sao đen rồi sắc lấy nước uống. Mỗi ngày sử dụng 3 lần trước bữa ăn 90 phút. Lưu ý, trong quá trình sử dụng thuốc tránh sử dụng rượu, bia, ớt,…
Bài thuốc chữa lỵ, tiêu chảy:
– Bài thuốc số 1:
Sử dụng 30 gram lá nhót tươi đem sao vàng, đem sắc cùng với 400 ml còn 100 ml để sử dụng, có thể sử dụng lá nhót khô với liều lượng là 12 gram. Chia thuốc thành 2 phần để sử dụng trong ngày, dùng thuốc trước chữa ăn 1 giờ đồng hồ.
– Bài thuốc số 2:
Sử dụng 10 quả nhót xanh, 4 gram rễ cây nhót cùng với 2 gram rễ cây mơ, đem sắc lấy nước uống.
Bài thuốc chữa ho:
– Bài thuốc số 1:
Sử dụng 10 quả nhót xanh, 10 quả quất cùng với 10 gram trần bì, đem sắc lấy nước rồi chia làm thành 3 phần để sử dụng trong ngày.
– Bài thuốc số 2 (ho có kèm với khó thở):
Sử dụng 6 – 12 gram quả nhót đem sắc lấy nước dùng hoặc hãm như nước trà.
Bài thuốc chữa đau họng, khó nuốt:
Sử dụng 30 gram rễ nhót để sắc lấy nước dùng.
Bài thuốc chữa viêm xoang mũi:
Sử dụng hoa nhót và búp cây đa lông với một lượng bằng nhau, đem tán nhỏ. Mỗi lần sử dụng 8 gram cùng với rượu nhạt, sử dụng 2 lần/ ngày.
Bài thuốc chữa hen phế quản:
Sử dụng 10 quả nhó cùng với tỳ bà diệp và hoa cúc bách nhật mỗi loại 6 gram đem sắc cùng với 400 ml nước còn 200 ml nước, chia làm 3 phần nhỏ để sử dụng sau bữa ăn. Thời gian sử dụng khoảng 5 – 7 ngày.
Bài thuốc chữa ông đốt, rắn cắn:
Dùng 1 nắm lá nhót tươi rửa sạch rồi đem giã nát vắt lấy phần nước cốt để uống cùng với rượu nhạt. Phần bã được sử dụng để đắp lên vùng bị tổn thương.
Bài thuốc chữa ho ra máu:
Sử dụng 24 gram lá nhót tươi đem nấu sôi như nước trà. Sau đó cho thêm 15 gram đường, chờ nước nguội dần rồi sử dụng, chia làm 2 lần uống mỗi ngày.
Bài thuốc cầm máu:
Rửa sạch một nắm lá nhót tươi rồi đem giã nát, sau đó đem đắp lên vùng cần được cầm máu.
Xem thêm: Thường Xuyên Tê Nhức Chân Tay Là Bệnh Gì ? Nguyên Nhân Và Cách Chữa Nhanh, Hiệu Quả
Bài thuốc chữa kinh nguyệt ra nhiều:
Sử dụng 30 – 60 gram rễ nhót đem sắc lất nước uống và sử dụng sau bữa ăn.
Bài thuốc chưa hen suyễn, ho có đờm:
– Bài thuốc số 1:
Sử dụng lá nhót, hạt củ cải, hạt cải bẹ cùng với 12 gram tám ta (sao vàng) đem giã nát rồi sắc lấy nước uống. Có thể chia nhỏ thành 3 phần để sử dụng trước bữa ăn. Thời gian sử dụng từ 2 – 3 tuần.
– Bài thuốc số 2:
Sử dụng lá nhót (đã sao vàng) đem tán thảnh bột mịn. Mỗi lần sử dụng 4 gram hòa vào nước cơm nóng để uống, chia làm 2 phần nhỏ để sử dụng trong ngày. Thời gian sử dụng liên tục trong 2 tuần.
Bài thuốc chữa gan lách sưng đau:
Sử dụng 10 hạt chót đem giã nát rồi trộn với 8 gram nghệ đen, sau đó đem sắc lấy nước uống hằng ngày.
Bài thuốc chữa vàng da:
Dùng 15 – 18 gram rễ cây nhót sắc lấy nước uống
Bài thuốc chữa kiết lỵ mạn tính:
Dùng 7 quả nhót chín, 25 gram la mơ lông cùng với 10 gram lá khổ sâm. Đem sắc lấy nước dùng, có thể chia nhỏ thành 3 phần để sử dụng trong ngày. Sử dụng từ 7 – 10 ngày để đạt được kết quả như mong muốn.
Bài thuốc chữa phù sau sinh:
Sử dụng 12 gram rễ cây nhót cùng với 12 gram ích mẫu thảo đem đun lấy nước, khi nước sôi bỏ thêm một chút đường đỏ.
Bài thuốc chữa cho phụ nữ sau sinh bị đau bụng, ỉa chảy:
Dùng 60 gram rễ cây nhót cùng với 30 gram đường đỏ để sắc lấy nước uống.
Bài thuốc chữa bệnh chàm:
Sử dụng 1 nắm rễ cây nhót, đem sắc lấy nước. Sau đó đổ ra thau, chờ nước nguội dần rồi ngâm vùng bị tổn thương, cuối cùng sử dụng khăn khô để lau sạch nước.
Bài thuốc chữa mụn nhọt, ghẻ lở:
Đun nước cùng với một nắm rễ nhót để tắm hằng ngày.
10. Lưu ý
Một số lưu ý khi sử dụng cây nhót để làm dược liệu điều trị bệnh:
Không sử dụng cho các đối tượng dị ứng hoặc mẫn cảm với một số thành phần có trong dược liệu này.Không sử dụng cho trẻ em dưới 1 tuổi, đối với những trẻ trên 1 tuổi cận thận trọng, bởi quả nhót có độ chua gắt, có thể sẽ làm ảnh hưởng đến dạ dày và hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ.Chống chỉ định đối với các đối tượng bị viêm loét dạ dày, táo bón, đầy bụng, đầy hơi,…Không được sử dụng cho phụ nữ mang thai các bài thuốc sử dụng rễ và lá cây nhót.
Dược liệu không có tác dụng thay thế các loại thuốc đặc hiệu. Người bệnh tốt nhất nên tham khảo ý kiến tham vấn từ các bác sĩ hoặc người có chuyên môn, không được sử dụng một cách tùy tiện.
Xem thêm: Tìm Việc Làm Tại Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Và Phân Phối Egame Là Công Ty Gì
Thông tin bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin về cây nhót cũng như là các bài thuốc sử dụng cây nhót để chữa bệnh. Tuy nhiên, bài viết chỉ có giá trị tham khảo, thông tin bài viết chưa được xác thực.