Cây Sầu đâu là một món ăn dân giã của người dân miền Tây Nam Bộ. Tuy nhiên, có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra Sầu đâu có tác dụng chữa bệnh tuyệt vời. Vậy những tác dụng đó là gì? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!
Sầu đâu điều trị nhiều bệnh
1. Cây Sầu đâu
Cây Sầu đâu hay còn có tên gọi khác là cây Neem, sầu đông, xoan Ấn Độ.
Đang xem: Lá sầu đâu có tác dụng gì
Tên khoa học: Azadirachta indica, thuộc họ Meliaceae.
Tên Tiếng Anh: Neem tree.
Nhiều người lầm tưởng Sầu đâu chính là cây xoan Việt Nam vì bề ngoài của chúng khá giống nhau. Vậy Cây Sầu đâu có phải cây xoan như mọi người hay nghĩ?
“Câu trả lời là không”. Nhiều người lầm tưởng Sầu đâu chính là cây xoan Việt Nam vì bề ngoài của chúng có điểm giống nhau. Tuy nhiên hai loại cây này lại khác nhau hoàn toàn.
Sầu đâu hay xoan Ấn Độ có lá xanh, hoa màu trắng lá có thể ăn được và là vị thuốc quý chữa được nhiều bệnh.Xoan Việt Nam có lá xanh nhưng hoa tím và đặc biệt lá độc không ăn được.
Cây Sầu đâu xuất xứ từ Ấn Độ với tên gọi “Neem” nên ở các nước trên thế giới, Sầu đâu còn hay gọi là cây Neem.
2. Đặc điểm cây Sầu đâu
Để hình dung rõ hơn về cây Sầu đâu, cùng tìm hiểu kỹ hơn về cây nhé.
2.1. Mô tả
Hình ảnh sầu đâu chữa bệnhCây lớn nhanh, cao từ 15 – 19m, một số ít cây đạt chiều cao 35 – 40m. Nhánh cây tỏa rộng có tán rậm hình ovan hoặc hơi tròn, đường kính tán có thể đạt 15 – 20m. Các lá màu xanh, mọc đối, mỗi lá có khoảng 5-15 lá chét. Quả màu xanh lá cây chuyển sang vàng, chín vào khoảng tháng 6-8.Hầu hết các bộ phận của cây đều được dùng làm thuốc, tuy nhiên thường dùng nhất là lá.
Lá Sầu đâu
Theo Đông y, lá có vị đắng, hậu ngọt, tính mát. Hoa Sầu đâu màu trắng ít đắng hơn. Bên cạnh việc sử dụng lá Sầu đâu như một loại thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày, lá Sầu đâu còn rất giàu chất chống oxy hóa, chúng đóng vai trò trong việc ức chế sự tạo thành của các gốc tự do và ngăn ngừa sự phát sinh bệnh tật.
Lá Sầu đâu điều trị tiểu đườngLá Sầu đâu được sử dụng làm thuốc hạ đường huyết, chống viêm, chống ung thư, kháng khuẩn, kháng nấm…
2.2. Thành phần của cây Sầu đâu
Cây Neem bao gồm nhiều thành phần, mỗi thành phần lại có vai trò khác nhau đối với cơ thể:
Hạt chứa 4,5% dầu là các chất đắng nimbin, nimbidin, nimbolide và limonoids: kiềm chế sự phát triển của tế bào ung thư.Lá neem tươi chứa Quercetin và ß-sitosterol: Đây là những Flavonoid polyphenol có hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm.Cụm hoa: chứa tinh dầu, nimbosterol, acid béo và glucozit nimbosterin.Quả: chứa chất đắng bakayamin.
2.3. Phân bố, thu hái, chế biến và bảo quản
Phân bố
Cây Sầu đâu được tìm thấy nhiều ở các vùng nhiệt đới và bán nhiệt đới như Ấn Độ, Pakistan, Nepal. Ở Việt Nam, Neem được thấy ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ như Ninh Thuận,Trà Vinh, Kiên Giang, Cà Mau,…
Thu hái
Chủ yếu thu hái lá và hoa Sầu đâu vào thời điểm cây thay lá, hoa từ khoảng tháng 10 đến tháng Giêng âm lịch.
Chế biến
Có nhiều cách chế biến khác nhau tùy theo mục đích sử dụng và bộ phận dùng như.
Giã, đập vỏ cây rồi đun với nước uống.Phơi khô lá rồi đun với nước.Ngâm lá neem với cồn 90 độ 1 ngày rồi cho dầu dừa vào chưng để xoa bóp.
Bảo quản: Bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh mối mọt.
Trà Sầu đâu
3. Liều dùng
Chiết xuất vỏ cây Sầu đâu
Acid dạ dày: Ngày dùng 2 lần, mỗi lần 30mg, dùng trong 10 ngày.Loét tá tràng: Cải thiện đáng kể ở liều 30 – 60mg, ngày dùng 2 lần, liên tục trong 10 tuần.Loét thực quản và loét dạ dày: Ngày 2 lần, mỗi lần 30mg liên tục trong 6 tuần thấy vết loét được làm lành hoàn toàn.
Dầu Sầu đâu
Liều 0,2mL/kg thể trọng.
Viên Sầu đâu
Khuyến cáo dùng ngày 2 – 3 lần, mỗi lần 1 – 2 viên uống cùng nước, dùng liên tục trong 1 tháng, sau ăn.
Lá Sầu đâu
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng lá Sầu đâu rất hiệu quả trong điều trị bệnh tiểu đường. Người bị tiểu đường có thể dùng 5 – 10 lá tươi hoặc khô đun lấy nước uống mỗi ngày. Lá Sầu đâu có vị đắng nhưng hậu ngọt nên cũng không khó uống.
Tuy nhiên, với mỗi bệnh nhân khác nhau, liều dùng sẽ được tính dựa trên tuổi và tình trạng sức khỏe của mỗi người. Do đó, nên hỏi ý kiến Bác sĩ để có liều dùng phù hợp nhất.
4. Dạng bào chế của cây Sầu đâu
Từ những nội dung trên, ta có thể thấy Sầu đâu được bào chế chủ yếu dưới các dạng:
TươiKem bôi hoặc dầuBột nhão
5. Các món ăn ngon với lá Neem (sầu đâu)
Cứ vào mùa, lá Sầu đâu được bày bán rất nhiều ở chợ. Người dân Tây Nam Bộ thường mua lá Sầu đâu về nấu canh hoặc làm gỏi. Tuy nhiên, món gỏi Sầu đâu được ưa chuộng hơn và trở thành một món ăn không thể thiếu của bất kỳ ai khi đến đây.
Gỏi Sầu đâu
6. Công dụng chữa bệnh của Sầu đâu
Như đã trình bày ở trên, mỗi bộ phận của cây Sầu đâu chứa nhiều hoạt chất có tác dụng tốt. Tuy nhiên lá Neem được ứng dụng làm thuốc chữa bệnh nhiều hơn.
Lá Neem chứa nhiều Flavonoid, triterpenoid, các hợp chất chống oxy hóa và glycoside giúp:
Lá Neem hỗ trợ bệnh tiểu đường
Lá Neem kích thích tuyến tụy tăng sản xuất Insulin do đó kiểm soát tốt lượng đường trong máu và đảm bảo không có sự gia tăng glucose ở bệnh nhân tiểu đường không phụ thuộc Insulin (Đái tháo đường type 2).Ức chế các men phân cắt tinh bột thành đường do đó hỗ trợ làm giảm lượng đường trong cơ thể.Bảo vệ mạch máu, làm chậm biến chứng xơ vữa mạch do tiểu đường.Tuy nhiên, không nên sử dụng quá nhiều lá Neem vì có thể gây hạ đường huyết. Tham khảo ý kiến Bác sĩ về liều dùng thích hợp.
Lá Neem hỗ trợ điều trị tiểu đường
Trị da nhăn, da khô
Dầu neem giàu vitamin E, axit béo và các chất chống oxy hóa nên nó rất tốt trong việc dưỡng ẩm da khô, da nứt nẻ. Bên cạnh đó, nó còn làm giảm các gốc tự do trong da, thúc đẩy sản xuất collagen, giúp chống lão hóa tuyệt vời và giữ cho làn da của bạn mềm mại.
Xem thêm: Xét Nghiệm Crp Định Lượng Là Gì ? Chỉ Số Xét Nghiệm Crp Tăng Cao Nguy Hiểm Thế Nào
Lá Neem trị mụn, mụn cóc
Các Flavonoid trong lá neem có khả năng chống viêm và chống vi khuẩn rất tốt do đó nó giúp loại bỏ vi khuẩn trên da, làm dịu các vết đỏ và giảm sẹo mụn mà không gây khô da.
Gầu
Thoa kem Neem vào da đầu trước khi tắm gội giúp làm mềm da và gàu không còn bám chặt vào da đầu. Sau đó gội lại với dầu gội đầu, gàu và những tác nhân gây bệnh sẽ không còn nữa.
Ngứa da đầu
Ngứa da đầu có thể do gàu, dị ứng hoặc chấy. Gội đầu với dầu chiết xuất từ cây Neem, lau khô rồi thoa lotion neem lên da đầu sẽ giảm các vấn đề này.
Loét da
Đắp lá neem tươi giã nhuyễn lên vết thương sẽ giúp sát khuẩn và mau lành.
Neem với các bệnh về tim mạch
Lá Neem còn giúp cải thiện việc lưu thông máu, kiểm soát tốt các vấn đề về tim mạch. Các chất chiết xuất từ lá sầu đâu được khuyến khích dùng trong việc làm giảm đông máu, kiểm soát huyết áp, tăng lipid máu và bệnh tim.
Neem hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch
Cảm lạnh
Trà lá neem kích thích hệ miễn dịch, tăng cường đề kháng cho cơ thể do đó giúp làm giảm và ngăn ngừa cảm lạnh.
Bệnh cúm
Trà lá neem giúp giảm các triệu chứng của cúm, giúp bạn mau khỏi bệnh hơn.
Viêm gan siêu vi A, Viêm gan siêu vi B
Trà lá neem giúp giảm lượng virus và bảo vệ gan, tốt cho cả viêm gan siêu vi A và B.
Nhiễm trùng đường tiểu
Uống trà lá neem trong một tuần để giảm các triệu chứng của bệnh.
Rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, táo bón
Lá Neem giúp tăng cường hệ tiêu hóa, tiêu diệt vi khuẩn dư thừa trong ruột và làm sạch ruột.
Các bệnh lý dạ dày
Ngoài ra, các flavonoid có tác dụng tốt trong điều trị một số bệnh như viêm nhiễm, dị ứng, loét dạ dày và hành tá tràng, giúp cơ thể điều hòa các quá trình chuyển hóa, chống lão hóa, làm bền thành mạch máu.Uống trà lá neem trong 30 ngày sẽ giúp chữa lành các tổn thương, các vết loét.
Cây Neem làm giảm các bệnh lý dạ dày
Rối loạn thần kinh
Trà Neem nóng giúp làm giảm triệu chứng stress như tim đập nhanh, cao huyết áp từ đó giúp bạn thoải mái hơn.
Động kinh
Ăn là neem giúp kiểm soát cơn co giật.
Bệnh bạch biến
Thoa dầu Neem vào vùng da trắng kết hợp với uống trà lá Neem hàng ngày.
Bệnh vảy nến
Neem đã được biết đến với công dụng làm giảm đỏ và viêm cho bệnh chàm và giảm ngứa da khô. Đây là một chất làm mềm hiệu quả, ngăn ngừa mất độ ẩm và giúp xây dựng lớp bảo vệ trên da. Thoa kem neem vào vùng da bị vảy nến sẽ làm giảm tình trạng này.
Phát ban, nổi mề đay
Thoa kem Neem lên chỗ da bị mề đay kết hợp với uống trà lá neem hàng ngày.
Ngoài ra người ta còn dùng Lá Sầu đâu trị ghẻ hoặc dùng nó làm cây thuốc tắm cho bà đẻ.
7. Tác dụng phụ khi dùng Sầu đâu
Một số tác dụng phụ nghiêm trọng khi dùng Sầu đâu:
Nôn
Tiêu chảy
Buồn ngủ
Rối loạn máu
Động kinh
Mất ý thức não
Rối loạn não
Tác dụng phụ của cây Sầu đâu
8. Thận trọng khi dùng cây Sầu đâu
Sầu đâu có nhiều tác dụng tuyệt vời, tuy nhiên khi sử dụng bạn cần thận trọng. Tham khảo ý kiến của Bác sĩ, Dược sĩ trong các trường hợp:
Phụ nữ có thai hoặc cho con bú.Đang dùng các loại thuốc khác.Dị ứng với bất kỳ thành phần nào của cây Sầu đâu.
9. Tương tác của cây Sầu đâu với các thuốc khác
Sầu đâu tương tác với một số thuốc dưới đây, do đó bạn cần lưu ý khi sử dụng.
Lithium
Sầu đâu có tác dụng lợi tiểu do đó có thể làm giảm quá trình đào thải lithium ra khỏi cơ thể. Điều này làm lượng lithium tăng cao trong máu và gây nên một số phản ứng phụ nghiêm trọng. Nếu bạn đang dùng Lithium cần tham khảo Bác sĩ về liều dùng cho phù hợp.
Thuốc điều trị tiểu đường
Sầu đâu có tác dụng hạ đường huyết, nếu sử dụng cùng với thuốc tiểu đường có thể làm lượng đường trong máu quá thấp.
Sầu đâu làm hạ đường huyết
Thuốc ức chế miễn dịch
Sầu đâu có thể làm tăng cường hệ thống miễn dịch do đó sẽ làm giảm hiệu quả của thuốc gây suy giảm hệ miễn dịch.
Xem thêm: Các Đuôi Tên Miền .Net Nghĩa Là Gì ? Toàn Bộ Khái Niệm Về Domain Name
Bệnh tiểu đường
Sầu đâu làm giảm lượng đường trong máu do đó nếu bạn bị tiểu đường hãy kiểm tra lượng đường trong máu một cách cẩn thận.