Tía tô là loại rau gia vị được dùng rất phổ biến. Ngoài dùng làm thực phẩm, tía tô còn có tác dụng chữa bệnh và làm đẹp rất tốt. Vậy cây tía tô có tác dụng gì? Hãy cùng Sức khỏe vàng tìm hiểu để biết cách tận dụng các công dụng của tía tô.

Đang xem: Lá tía tô chữa bệnh gì

Mô tả cây tía tô

Tên gọi: Tía tô còn được gọi với các tên khác như: tử tô, tô ngạnh và tô diệp. Tên khoa học của nó là Perilla frutescens thuộc họ Labiatae.Đặc điểm của cây tía tô: Tía tô là loại cây thân thảo có chiều cao dưới 1m. Toàn thân có lông, lá có lông nhám, mép khía răng và mọc đối xứng. Lá tía tô có màu tím hoặc xanh lục. Hoa tía tô màu trắng hoặc tím, quả hình cầu.Phân bố: Cây tía tô được trồng phổ biến ở khắp mọi nơi, từ Ấn Độ sang Đông Nam Á. Bộ phận dùng: Cây tía tô có thể dùng được lá, cành và quả.Thành phần hóa học: Hạt tía tô có khoảng 40% lượng dầu gồm acid béo chưa bão hòa (acid alpha-linoleic). Lá tía tô chứa 0,2% tinh dầu với các thành phần như aldehyde, xeton, hydrocarbon, furan,…

​Cây tía tô có tác dụng gì?

​Tía tô là một loại cây rau gia vị rất tốt cho sức khỏe nhờ chứa hàm lượng canxi và sắt khá cao. Đồng thời, tía tô còn rất giàu vitamin A, C. Nhờ vậy, lá tía tô không chỉ được dùng làm món ăn mà còn có tác dụng chữa bệnh hiệu quả và được ứng dụng nhiều trong quá trình chăm sóc sắc đẹp. Dưới đây là các tác dụng của cây tía tô:

​Cây tía tô chữa bệnh gì?

Bệnh đường hô hấp – hen suyễn

Một nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Archives of Allergy and Immunology vào tháng 6 năm 2000 cho thấy, dầu chiết xuất từ hạt tía tô có ảnh hưởng tích cực trong điều trị bệnh hen suyễn. Nó giúp làm tăng khả năng lưu thông khí, đồng thời cải thiện chức năng phổi, hỗ trợ điều trị hen.

Trị ho cho trẻ

Có thể dùng lá tía tô trị ho cho trẻ nhỏ. Cho trẻ uống nước lá tía tô hấp cách thủy với hoa đu đủ và hoa khế sẽ giúp diệt khuẩn, ngăn ngừa đau họng và trị ho cho bé.

Chống viêm – chống dị ứng

Lá tía tô trị bệnh gì? Tía tô được chứng minh có khả năng trị chứng nhạy cảm và dị ứng theo mùa. Lá tía tô chứa một số chất có thể ức chế trực tiếp sự phóng thích histamine từ tế bào, làm giảm viêm và viêm da tiếp xúc.

Ngộ độc thực phẩm

Ở châu Á, trong đó có Việt Nam, lá tía tô dùng làm rau gia vị ăn kèm giúp tăng hương vị món ăn và thuốc giải độc đối với ngộ độc thực phẩm.

Trị viêm khớp dạng thấp

Lá tía tô chữa bệnh gì? Lá tía tô có tác dụng giảm đau bụng kinh, ngăn ngừa ung thư vú và điều trị các bệnh tự miễn dịch như lupus và viêm khớp dạng thấp.

Ngăn ngừa bệnh tim mạch

Dầu chiết xuất từ hạt tía tô có khả năng ngăn ngừa bệnh mạch vành, giảm nguy cơ huyết khối, ngăn ngừa cơn đau tim và đột tử. Ngoài ra, dầu hạt tía tô cũng rất giàu omega-3 và chất chống oxy hóa làm giảm cholesterol xấu – nguyên nhân gây ra chứng xơ vữa động mạch.

Xem thêm: 5 Dấu Hiệu Để Dễ Dàng Nhận Biết Con Lãi Là Con Gì, Cách Nhận Biết Bị Nhiễm Giun Sán

Điều trị bệnh dạ dày

Lá tía tô có thể cải thiện tình trạng đầy bụng, bụng sôi… giúp tăng cường cơ vòng thực quản dưới, ngăn ngừa trào ngược acid và chống co thắt dạ dày hiệu quả.

*

Tía tô trị viêm khớp hiệu quả

Tác dụng của lá tía tô trong làm đẹp

Công dụng lá tía tô trong trị mụn

Nhờ có chứa chất kháng khuẩn, chống viêm nên lá tía tô được dùng trong hỗ trợ điều trị và chăm sóc làn da bị mụn rất hiệu quả. Có thể dùng lá tía tô để trị mụn bằng cách xông hơi hoặc rửa mặt trực tiếp với nước lá đã rửa sạch pha loãng.

Tía tô giúp giảm vết thâm nám

Công dụng của lá tía tô trong trị nám: Sử dụng nước cốt hoặc nước nấu từ lá tía tô giúp ngăn chặn sự hình thành melanin, khiến da trở nên sáng hơn, giảm nám và tàn nhang trên da.

Đốt cháy mỡ thừa, giảm cân hiệu quả

Uống lá tía tô hàng ngày được coi là phương pháp giúp giảm cân hiệu quả. Bởi trong tía tô có chứa nhiều vitamin, chất xơ và khoáng chất giúp thúc đẩy, tăng cường trao đổi chất. Từ đó, nhanh chóng đào thải và đốt cháy các chất béo có hại cho cơ thể. Sử dụng nước lá tía tô kết hợp với chế độ dinh dưỡng khoa học và tập luyện đều đặn sẽ mang lại một cơ thể khỏe mạnh, vóc dáng săn chắc, thon gọn.

Ngăn ngừa lão hóa da

Tác dụng của lá tía tô với da có thể kể đến là ngăn ngừa lão hóa. Lá tía tô chứa hàm lượng chất chống oxy hóa rất dồi dào, giúp ngăn ngừa và làm chậm quá trình lão hóa.

Làm trắng da

Các chị em có thể dùng nước lá tía tô làm trắng da bằng cách: Rửa sạch một cành tía tô, cắt thành từng khúc nhỏ, đun sôi khoảng 15 phút để các tinh chất trong thân và lá hòa tan vào nước. Khi sử dụng thì pha thêm nước lạnh ở nhiệt độ vừa đủ và tắm trong khoảng 20 phút. Chỉ cần làm đều đặn như vậy khoảng 2-3 lần một tuần là có thể thấy sự cải thiện rõ rệt của làn da. Da sẽ trở nên hồng hào hơn, đặc biệt những nốt mụn trên vùng lưng và ngực sẽ nhanh chóng xẹp đi. Ngoài tắm lá tía tô, chị em còn có thể uống nước lá tía tô trắng da rất hiệu quả. Dùng lá tía tô phơi khô và pha như trà để uống hàng ngày sẽ giúp làm tăng độ ẩm cho da, chống lão hóa da và làm trắng da rất tốt.

*

Xông nước lá tía tô làm đẹp da

Lưu ý khi dùng lá tía tô

Ăn nhiều lá tía tô có tốt không? Theo đông y, tác hại của lá tía tô là gần như không có nếu biết cách sử dụng hợp lý. Dưới đây là những điều cần lưu ý khi dùng lá tía tô.

Lưu ý khi dùng lá tía tô ở ngoài da

Trước khi áp dụng các cách làm đẹp da bằng lá tía tô, bạn nên thử độ nhạy cảm của làn da bằng cách thoa một ít nước cốt lá lên cổ tay và để yên 15 phút. Nếu không có triệu chứng bất thường gì thì có thể áp dụng lên mặt và toàn thân.Tẩy tế bào chết 1 lần/tuần để giúp các dưỡng chất trong lá tía tô thẩm thấu sâu vào da và phát huy hiệu quả tối đa.Không dùng nước tía tô đã để qua đêm vì thành phần của nó có thể biến đổi khiến da bị kích ứng.Sử dụng kem chống nắng khi áp dụng các phương pháp làm đẹp bằng lá tía tô.

Xem thêm: Top 15 Nhân Vật Được Yêu Thích Nhất Trong Harry Potter Tên Thật Là Gì

Lưu ý khi uống lá tía tô

Cách nấu nước lá tía tô: Ngâm lá tía tô với nước muối pha loãng rồi rửa thật sạch. Đun sôi 2,5 lít nước lọc rồi cho lá tía tô vào. Đậy kín nắp, đun sôi tiếp khoảng 2 phút thì tắt bếp, để nguội. Cho thêm 3 lát chanh tươi vào bình, đậy nắp và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để uống cả ngày. Nên uống nước lá tía tô khi nào? Nên uống trước ba bữa ăn chính khoảng 10-30 phút để ngăn hấp thu chất béo và giảm lượng thức ăn nạp vào.Bà bầu không nên uống nhiều nước lá tía tô vì có thể ảnh hưởng đến thai nhi.Người có cơ địa dị ứng hoặc đang bị cảm nóng không nên dùng lá tía tô.

Hy vọng, bài viết đã giải đáp được các thắc mắc của chị em như tía tô chữa bệnh gì? Uống nước lá tía tô có tác dụng gì? Lá tía tô thuộc loại cây rất dễ trồng và có thể mua với giá rẻ nên chị em đừng quên tận dụng những tác dụng tuyệt vời của nó nhé!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *