(QNO) – Các loại lá xông giảm cảm cúm dễ tìm mà rất hiệu quả. Áp dụng phướng pháp xông bằng lá này cơ thể bạn sẽ khỏe lên trông thấy sau lần áp dụng đầu tiên.
Đang xem: Lá xông gồm những lá gì
Cảm là một một bệnh rất thông thường. Nhưng ngoại trừ một số dấu hiệu quen thuộc như sổ mùi, tịt mũi, nhức đầu, người gai gai sốt, khó chịu ai cũng biết, cảm lạnh thường khiến cho nhiều cơ phận khác bị suy yếu và gây ra một số bệnh. Thường thì trong những trường hợp như vậy mọi người sẽ chọn cách uống thuốc tây, tuy nhiên cũng có một phương giáp dân gian để giải cảm hiệu quả là xông. Hãy cùng tìm hiểu các loại lá xông giải cảm qua bài viết dưới đây.
Lý do bị cảm
Trời mưa, trời gió hay trời lạnh mà mặc không đủ ấm, đầu không đội mũ, chân không đi giầy, không mang tất ấm, cổ không quấn khăn vv… vì thế các cơ phận thuộc bộ máy hô hấp (mũi, miệng, cổ họng, phổi… ) và tuần hoàn (tim, dạ dầy, ruột, gan, thận, lá lách…) bị lạnh. Khí âm xâm nhập nhiều qúa làm mất thế quân bình trong cơ thể, gây bế tắc kinh mạch, và suy yếu các cơ phận.
-Ngồi trúng chỗ có luồng gió (ở tư gia, trong nhà thờ, nhà hội có mở cửa trước cửa sau, hay cửa ngang hông, trong xe mở cửa kính hay máy lạnh qúa vv… ) có thể đưa đến chỗ bị cảm.
-Đặc biệt tại những vùng sáng sớm và ban chiều trời lạnh, nhưng ban trưa trời nóng thường có rất nhiều người bị cảm lạnh, vì không để ý, mặc không đủ ấm khi đi làm ban sáng và về nhà lúc chiều tối. Cứ thế, khí âm nhập vào người mỗi ngày một chút, và từ từ khiến cho cơ thể bị suy nhược và sinh ra nhiều triệu chứng mà không biết là bệnh gì.
Các triệu chứng bình thường gặp:
-Sổ mũi, tịt mũi
-Nhức đầu, nặng đầu
– Ho
– Cảm thấy người vừa nóng vừa lạnh: hơi sốt hay sốt nặng (khi có vi khuẩn gọi là bệnh cúm)
– Bần thần, mỏi mệt trong người
Nguyên liệu để nấu nước xông
Lá tre, lá sả, lá bưởi (hoặc vỏ bưởi), ngải cứu, hương nhu, bạc hà, tía tô mỗi thứ 10 – 20 g hoặc một nắm to.
Cách nấu lá xông
Tất cả rửa sạch cho vào nồi (trừ bạc hà) đổ xâm xấp nước, đun nhỏ lửa sôi khoảng 10 phút, khi nào chuẩn bị xông thì cho bạc hà vào đun tiếp 1-2 phút. Chọn nơi thật kín gió, cởi quần áo, trùm chăn kín đầu, từ từ mở nồi nước lá để cơ thể thích nghi, xông trong 5 – 10 phút. Sau đó mở chăn chút một cho cơ thể thích nghi, tiếp đó lấy nước xông đã nguội tắm nhanh rồi lau khô, mặc quần áo, uống nước xông, đắp chăn nằm nghỉ.
Công dụng của từng loại lá
Lá tre: Giải nhiệt, thanh tâm, tiêu đờm, khiến mồ hôi ra, sát khuẩn, cảm sốt.
Sả: Làm cho ấm bụng tiêu hóa, sát khuẩn, khử uế, tiêu đờm, cảm sốt, đau bụng, tiêu chảy, đầy hơi, nôn mửa, ho, viêm phổi, giải độc rượu.
Lá bưởi: Giải cảm, tiêu thực. Uống trị sốt ho, nhức đầu.
Xem thêm: Executive Assistant Manager Là Gì ? Mẫu Mô Tả Công Việc Assistant Manager
Ngải cứu: Cầm máu, điều hòa khí huyết.
Hương nhu: Cảm nắng, sốt nóng, nhức đầu, làm cho ra mồ hôi.
Bạc hà: Sát khuẩn ngoài da và tai mũi họng, chống viêm. Nước xông bạc hà trị cảm cúm, nhức đầu, sổ mũi, đau họng.
Tía tô: Khu phong trừ hàn, trị cảm mạo.
Nguyên liệu xông là những loại lá thông dụng dễ kiếm.
Cách xông: phòng xông cần đủ kín. Khi thấy nồi nước xông chuẩn bị sôi thì cho người bệnh cởi bỏ quần áo ngoài. Người bệnh ngồi trên một mặt phẳng, tư thế xếp bằng hoặc xếp chân sang một bên, ngẩng cao đầu, nghiêng sang một bên để tránh hơi nước nóng phả mạnh vào mặt, đặt nồi nước xông trước mặt, trùm chăn kín, rồi từ từ mở hé vung nồi cho hơi nước thoát ra, sao cho độ nóng vừa ở mức chịu đựng được. Hít thở mạnh và sâu để hương tinh dầu vào sâu trong phế nang. Thời gian xông hơi khoảng 10 – 15 phút. Xong, mở chăn ra, lau sạch mồ hôi bằng khăn khô sạch. Có thể gạn lấy 1 chén nước trong của nồi nước xông (khoảng 50ml) cho người bệnh uống và pha thêm nước ấm vào nồi nước xông sao cho đạt 37 – 380C rồi tắm trong phòng kín gió, lau khô cơ thể, mặc quần áo sạch. Đối với bệnh nhân già yếu, có bệnh mãn tính, suy nhược cơ thể… cần phải có người phục vụ ngồi phía sau giữ vai tránh cho người bệnh khỏi ngã.
Một số lưu ý khi xông hơi: phương pháp nấu lá xông hơi có tác dụng làm người bệnh nhanh khỏi, nhưng không phải lúc nào cũng xông được. Chỉ nên điều trị xông lá trong khoảng từ 1- 2 ngày đầu bị bệnh. Lúc này, khí độc, gió độc đang nằm dưới biểu nên phương pháp xông sẽ có tác dụng mở lối cho khí độc thoát ra ngoài. Nếu cảm đã bị nhiễm sâu vào trong lúc đó không nên xông mà phải dùng các phương pháp điều trị thích hợp khác.
Lưu ý: Không được áp dụng liệu pháp này cho người ra nhiều mồ hôi, mất nước, mất máu nhiều, chóng mặt, già yếu lú lẫn, mắc bệnh ngoài da, người bệnh nặng mới ốm dậy, bị bệnh huyết áp cao, tim mạch, phụ nữ có thai, trẻ em dưới 12 tuổi cũng không được xông.
Xem thêm: Sáo Sậu: High Context Culture Là Gì ? Đặc Điểm Chung Ngữ Cảnh Giàu Hay Nghèo
Các loại lá xông giải cảm tuy là những loại lá rất quen thuộc và dể kiếm tuy nhiên tác dụng giải cảm rất tuyệt vời. Nếu bị cảm bạn hãy áp dụng ngay phương pháp này kèm theo việc ăn uống đầy đủ là cơ thể của bạn được hồi phục sau 1-2 ngày.