*

Tin honamphoto.com Tin thị trường Tin kinh tế Tin tài chính- Ngân hàng Tin bất động sản Tin ngành – hàng hóa Tin doanh nghiệp Tin đấu giá Nhận định chuyên gia

*

*

Thật & ảo lãi dự thu

*

*
Facebook |
*
Twitter |
*
Google |
*
In tin |
*
Gửi email |

Mới đây, NHNN đã có văn bản yêu cầu các NHTM xem xét lại vấn đề này và thoái các khoản lãi dự thu theo quy định. Song đối với NH, thoái lãi dự thu sẽ còn cần nhiều thời gian, vì nếu làm ngay sẽ ảnh hưởng đến chỉ số lợi nhuận.

Đang xem: Nợ Xấu Đang Được 'Che Giấu' Trong Lãi Dự Thu Là Gì Và Cách Tính?

Lời trên sổ sách, rủi ro tiềm ẩn

Thống đốc NHNN vừa ban hành Văn bản 1968 yêu cầu các TCTD triển khai nghiêm túc, quyết liệt, có hiệu quả các nhiệm vụ tại Chỉ thị 01 về tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm của ngành NH trong năm 2019, và Chỉ thị 05 về tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu.

Trong đó, Thống đốc yêu cầu các TCTD nghiêm túc thực hiện dự thu lãi phù hợp với thực trạng các khoản nợ, đảm bảo tuân thủ đúng quy định của pháp luật để phản ánh đúng kết quả hoạt động kinh doanh.

Đồng thời, TCTD thường xuyên rà soát tình hình thực tế của các khoản nợ đang dự thu lãi, đặc biệt các khoản lãi có dự thu lớn để kịp thời thoái lãi thu đối với các trường hợp khó có khả năng thu hồi, thực hiện thoái các khoản thu lãi dự thu theo quy định của pháp luật và các văn bản chỉ đạo của NHNN.

Lãi dự thu là khoản lãi NH dự kiến thu trong tương lai từ các tài sản sinh lời, trong đó bao gồm các sản phẩm cho vay. Dù NH chưa thu được tiền thật từ khoản này, nhưng vẫn được ghi nhận vào báo cáo thu nhập và từ đó tính ra lợi nhuận.

Bộ Tài chính cũng cho phép TCTD được hạch toán số lãi phải thu phát sinh trong kỳ vào thu nhập đối với các khoản nợ được phân loại là nợ đủ tiêu chuẩn, không phải trích dự phòng rủi ro cụ thể theo quy định của NHNN.

Số lãi phải thu của các khoản nợ được giữ nguyên nhóm nợ đủ tiêu chuẩn do thực hiện chính sách của Nhà nước, và số lãi phải thu phát sinh trong kỳ của các khoản nợ còn lại thì không phải hạch toán thu nhập, song TCTD thực hiện theo dõi ngoại bảng để đôn đốc thu, khi thu được thì hạch toán vào thu nhập. 

Năm 2015, Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia đánh giá quy mô các khoản lãi dự thu của các NH vừa tái cơ cấu tương đối cao, đây được xem là rủi ro lớn mà hệ thống đang đối mặt, sau câu chuyện nợ xấu vừa tạm thời được xử lý. Thời điểm đó, Kiểm toán Nhà nước cũng cho biết, tổng lãi dự thu của các khoản nợ được cơ cấu lại năm 2015 của toàn hệ thống là 50.540 tỷ đồng.

Xem thêm: Khái Niệm Master Of Art Là Gì Và Sự Khác Biệt Giữa Các Loại Bằng Thạc Sĩ

Gần đây, nhiều chuyên gia tiếp tục cảnh báo tình trạng NH đã sử dụng lợi nhuận từ doanh thu không chắc chắn, đó là lãi dự thu của các khoản nợ đã được cơ cấu lại, nên nhiều NH có lãi ảo. Hơn nữa, lãi dự thu cao còn tiềm ẩn tình trạng tăng trưởng tín dụng ảo. Thí dụ, một doanh nghiệp vay NH 100 tỷ đồng, lãi suất 10%/năm trong 12 tháng, nhưng đến hẹn lại không trả được gốc và lãi, khoản nợ này cộng dồn sẽ thành 110 tỷ, tức khoản tín dụng cũ này đã tăng thêm 10%.

Thực tế khoảng 10 tỷ đồng này vẫn còn tiềm ẩn. Điều này sẽ ảnh hưởng đến việc tính toán hạn mức tín dụng cho cả hệ thống để phù hợp với nhu cầu đầu tư của khu vực tư nhân và doanh nghiệp nội địa của NHNN. Thậm chí rủi ro hơn là một số NH còn dùng hình thức giấu nợ, nhằm giữ tỷ lệ nợ xấu dưới 3%. Theo đó, thay vì đẩy khoản vay xuống nhóm 2, 3, 4, 5 thì giữ nguyên các khoản nợ nghi ngờ ở nhóm 1, và tiếp tục ghi nhận lãi dự thu đối với những khoản này.Lãi dự thu hơn 77.000 tỷ đồng

Theo một bảng tổng hợp lãi dự thu vừa được công bố gần đây, 23 NHTM đã công bố báo cáo tài chính năm 2018 có tổng lãi dự thu lên đến 77.088 tỷ đồng (tăng 2,7% so với năm 2017). Trong số đó, BIDV là NH có khoản lãi dự thu lớn nhất hệ thống với hơn 11.897 tỷ đồng, Vietcombank xếp thứ 2 với 7.410 tỷ đồng, và Vietinbank đứng thứ 3 với 6.905 tỷ đồng.

Bảng tổng hợp này cũng cho thấy, Techcombank, VietCapital Bank và Sacombank là 3 NH có tốc độ tăng lãi dự thu lớn trong năm qua với mức tăng lần lượt là 48% (đạt 5.737 tỷ đồng), 35,4% (đạt 1.022 tỷ đồng) và 33,2% (đạt 5.947 tỷ đồng). Dù vậy, trong số 23 NH này cũng có 7 NH đã giảm được lãi dự thu, bao gồm Vietinbank (giảm 52,5%), VietABank (giảm 15,1%), ABBank (giảm 13,3%), MSB (giảm 7,1%), ACB (giảm 3,1%), NCB (giảm 2,4%), SaigonBank (giảm 1,1%).

Thời hạn phân bổ số lãi dự thu tối đa không quá 10 năm. Hiện trong kế hoạch tái cơ cấu của Sacombank đã được NHNN chính thức chấp thuận, NH này đã được phép thoái lãi dự thu trong tối đa 10 năm. Tổng số lãi dự thu được phép áp dụng chính sách đặc biệt này khoảng 21.575 tỷ đồng. 

Tuy nhiên, hiện cũng đã có NH chấp nhận giảm mạnh lợi nhuận để thoái nhanh lãi dự thu là Vietinbank. Tổng thu nhập lãi quý IV-2018 của NH này đạt 18.820 tỷ đồng, tăng 7,5% so với cùng kỳ năm 2017, nhưng vì thực hiện ngay việc chuyển nhóm nợ một số khách hàng trong tháng 12-2018 làm chi phí thoái lãi dự thu tăng, dẫn đến thu lãi thuần quý IV-2018 chỉ đạt 572 tỷ đồng, và làm lợi nhuận quý IV-2018 hạch toán âm 853 tỷ đồng.

Theo đó, NH này đã phải dùng nguồn lực tài chính đến 7.504 tỷ đồng để xử lý thoái lãi dự thu trong quý IV-2018. Điều này đã kéo lợi nhuận cả năm về mức 6.742 tỷ đồng. Vietinbank cũng cho biết, NH đang khẩn trương áp dụng các chuẩn mực Basel 2, các tiêu chuẩn về chất lượng tín dụng được nâng cao hơn, nên cũng làm cho một bộ phận nợ chuyển nhóm cao hơn, tác động tăng nợ xấu, tăng chi phí trích lập dự phòng rủi ro, giảm lãi dự thu.

Xem thêm: Động Từ Chỉ Trạng Thái Tiếng Anh Là Gì, Trạng Thái In English

Thống đốc NHNN đã đưa ra yêu cầu kiểm soát đến lãi phải thu, nên các TCTD cần nhìn nhận lại thực trạng này và tính toán phương án xử lý. Đồng thời, cơ quan thanh tra giám sát của NHNN cũng cần quan tâm đến vấn đề lãi dự thu để nhắc nhở kịp thời từng TCTD, tránh tình trạng lãi cũ chưa thoái lại phát sinh thêm lãi mới, làm ảnh hưởng đến hoạt động của các NH nói riêng và hệ thống nói chung.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *