Bài viết lần này đề cập đến phong cách lãnh đạo “Trao quyền quyết định” một cách rất thực tế. Sau khi đọc xong, bạn sẽ hiểu được những điều cơ bản của phong cách lãnh đạo mạnh mẽ này.

Đang xem: Faire Là Gì ? Áp Dụng Quan Điểm Không Can Thiệp Là Gì

*

Phong Cách Lãnh Đạo “Trao Quyền Quyết Định” Là Gì?

Trong nhiều phong cách lãnh đạo phong phú, “Trao quyền quyết định” là phong cách đáng chú ý hơn cả. Từ ”Laissez Faire” trong tiếng Pháp, nghĩa đen của nó là “Để cho họ tự làm đi”. “Laissez Faire” là một mệnh lệnh, mang nghĩa “để cho họ tự làm”. Cả hai hình thức đều được sử dụng khi đề cập đến phong cách lãnh đạo này.

Sự Tham Gia

Trong hầu hết các phong cách lãnh đạo và quản lý khác nhau, sự tham gia của người nhân viên là việc tối quan trọng. Phong cách lãnh đạo độc đoán thiên về việc không hoặc ít khi để nhân viên tham gia. Còn phong cách lãnh đạo dân chủ thì cho phép người nhân viên tham gia nhiều hơn (nói lên quan điểm của họ và chia sẻ những quyết định của họ trong quá trình làm việc). Ở giữa hai thái cực này, lại có nhiều phong cách lãnh đạo khác nhau. Tuy nhiên, một nhà lãnh đạo mang phong cách “trao quyền tự quyết” được cho là đạt đến ngưỡng cao nhất của phong cách lãnh đạo dân chủ.

Ý tưởng của việc quản lý theo kiểu “để họ làm bất kì điều gì họ muốn” có thể khiến chúng ta lầm tưởng rằng đó là một phong cách tiêu cực khi mà có vẻ người quản lý không sát sao với công việc. Nhưng điều này chỉ đúng một phần.

Lãnh Đạo Không Chính Thức

Nhìn chung, một nhà quản lý mang phong cách “trao quyền quyết định” nhận được rất nhiều sự tín nhiệm từ nhân viên. Ông ta sẽ quan sát công việc diễn ra như thế nào và kiểm tra kết quả, nhưng lại không can thiệp vào công việc. Khi đó, sự tự lực của nhân viên sẽ được thử thách. Bởi có rất ít hoặc sẽ không có sự giám sát hoặc hỗ trợ từ người cấp trên, họ phải tự mình làm tất cả mọi việc. Điều này làm tăng cơ hội lãnh đạo không chính thức cho người lãnh đạo. Tuy nhiên, khả năng lãnh đạo “trao quyền quyết định” có thể gây ra sự không chắc chắn giữa các nhân viên và trong nhóm nói chung. Nhân viên cần một nhà lãnh đạo trung tâm, một người kích thích họ và giúp họ phát triển.

Nếu không có người lãnh đạo, nhân viên sẽ có xu hướng chỉ làm những việc họ mong đợi và những việc họ được thuê. Họ có thể cảm thấy mình không được coi trọng, cả những suy nghĩ và mong muốn của mình cũng thế. Điều này gây ra việc hình thành những bang nhóm nhỏ hơn trong một nhóm công việc, dẫn đến gia tăng sự ganh đua không lành mạnh và nguy cơ xung đột trong chính nội bộ nhóm. Khi nhân viên được tự do quyết định những điều họ thấy phù hợp, họ có thể trở nên lười biếng, hiệu quả công việc sẽ giảm sút.

Vì thế, thời gian ban đầu khi áp dụng phong cách lãnh đạo “trao quyền quyết định”, người lãnh đạo nên đưa cho nhân viên một sự định hướng. Theo cách đó, các thành viên trong nhóm sẽ biết nên tiến triển công việc như thế nào và điều gì họ đang được cấp trên của mình mong đợi.

Xem thêm: Uống Nước Lá Vối Chữa Bệnh Gì ? Cách Dùng Và Lưu Ý Sử Dụng Lá Vối Chữa Được Bệnh Gì

Sự Nguy Hiểm

Khi sử dụng phong cách lãnh đạo “trao quyền quyết định”, nhân viên có thể ít tập trung hơn vào việc làm việc theo kết quả. Một mối nguy hiểm khác là giảm sút sự hòa hợp, phá hoại sự hiệu quả trong nhóm. Sẽ có một vài nhân viên đơn giản là không thể kiểm soát deadline, động lực và/hoặc hành động của họ. Người nhân viên cần một người dẫn dắt để giúp họ có động lực và kiểm soát công việc. Điều này sẽ giúp họ gia tăng trách nhiệm trong dự án mà họ tham gia, quản lý và giải quyết các vấn đề theo cách của họ.

Những nhược điểm của phong cách lãnh đạo “trao quyền quyết định” được mô tả dưới đây:

Thiếu nhận thức về vai trò – nhân viên trong nhóm không biết họ được mong đợi gì.Thiếu sự gắn kết – nhân viên không cảm thấy gắn bó với nhóm. Khi thiếu sự gắn kết thì những thành viên trong nhóm sẽ chỉ quan tâm đến trách nhiệm của riêng mình.Thiếu trách nhiệm – không ai giám sát các nhân viên. Việc này sẽ dẫn đến việc nhân viên vẫn có thể tỏ ra là đang làm việc, nhưng thực sự thì họ không cảm thấy có trách nhiệm với công việc mình đang làm.Thụ động – khi những nhân viên không cảm thấy quen với những công việc và/hoặc quy trình tổng, họ sẽ không làm đúng nỗ lực của mình.

Áp Dụng

Khả năng lãnh đạo “Trao quyền quyết định” trong thực tế có nhiều lợi ích, tuy nhiên, cần phải làm cho nó trở thành một phong cách lãnh đạo thật sự đúng đắn. Việc lãnh đạo theo “Trao quyền quyết định” có thể là một lựa chọn tuyệt vời khi làm việc với một nhóm mà các thành viên có khả năng hoạt động độc lập, có trách nhiệm và không sợ việc đưa ra quyết định. Mọi người trong nhóm sẽ tự chỉ dẫn cho nhau, tự quy định nguyên tắc làm việc, và biết chính xác điều gì họ đang được mong đợi.

Có những tình huống cụ thể mà sử dụng phong cách này một cách tạm thời sẽ có kết quả. Ví dụ như, có một người quản lý mới trong một nhóm. Đây là cơ hội tốt để anh ta tiếp cận theo kiểu “chờ đợi và nhìn nhận”. Sau khi quan sát, anh ta có thể xác định nhóm đã đi được bao xa trong quá trình công việc, và những gì là khả năng mà họ có thể làm được.

Thậm chí trong trường hợp nhóm cần đưa ra quyết định, khả năng lãnh đạo “trao quyền quyết định” có thể hoạt động tốt. Bằng cách cho nhóm công việc một phạm vi để tự ra quyết định, người lãnh đạo sẽ làm tăng sự tự tin của các thành viên trong nhóm. Người lãnh đạo cần phải rõ ràng trong việc sẵn sàng đón nhận một lời khuyên hoặc thông tin, và họ nên theo dõi và kiểm soát quá trình để đảm bảo rằng không có vấn đề gì đang xảy ra cả.

Xem thêm: Inbox Trên Facebook Là Gì – Cách Inbox Trên Facebook Như Thế Nào

Hơn nữa sẽ là rất khôn ngoan nếu người lãnh đạo sử dụng phong cách này trong trường hợp nhân viên của mình chuyên nghiệp, có chuyên môn và có khả năng làm việc độc lập. “Trao quyền quyết định” cũng là một phong cách lãnh đạo tuyệt vời cho nhân viên có thể học theo, nếu họ là những người thích làm việc độc lập. Tuy nhiên, nó đòi hỏi họ phải đam mê và có động lực thật mạnh mẽ với công việc.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *