Quảng cáo Google Adwords tạo ra Chuyển Đổi (Conversion) hay SEO đang trở thành xu hướng Marketing ở dạng tìm kiếm trên công cụ. Đồng nghĩa các nhà quảng cáo phải xây dựng và tìm cách tối ưu Landing Page (Trang đích) cho chiến dịch của mình.

Đang xem: Landing Page Là Gì? Page Là Gì? Tăng Niềm Tin Cho Landing Page Bán Hàng

Trong digital marketing và quảng cáo online, landing page chính là công cụ để chuyển đổi người truy cập trở thành leads. Đây chính là là bước đầu tiên trong việc xây dựng mối quan hệ giữa công ty và các khách hàng tiềm năng. Vậy landing page là gì?

Landing page là gì?

Landing page (trang đích) là một trang web độc lập, được sử dụng cho các chiến dịch marketing hoặc quảng cáo. Là nơi những người click vào link trong email, quảng cáo Facebook, Google, hoặc những nơi tương tự trong trang web được chuyển hướng đến.

Không giống như những trang khác trên web (bao gồm trang chủ), được sử dụng cho nhiều mục tiêu khác nhau và khuyến khích người dùng ở lại trên trang, landing page được thiết kế với một mục tiêu duy nhất, được gọi là CTA (Call to action hay “kêu gọi hành động”)

Mục đích của landing page chính là tăng tỷ lệ chuyển đổi cho các chiến dịch marketing và giảm chi phí chuyển đổi lead và chi phí bán hàng.

Tại sao cần phải sử dụng landing page?

#1 Landing page giúp tăng chuyển đổi

*

Một trang đích có thể trực tiếp cung cấp một ưu đãi cụ thể nào đó, ví dụ như ebook về tư duy kinh doanh, sẽ giúp khuyến khích những người quan tâm truy cập vào và đăng ký thông tin, để có thể nhận được cuốn ebook đó ngay lập tức.

Landing page không chỉ giúp tăng chuyển đổi, mà còn cung cấp trải nghiệm tốt hơn cho người dùng, giúp bạn xác định được loại content nào giúp tăng lượng lead tốt hơn và nhanh hơn cho doanh nghiệp.

#2 Cung cấp thêm insight về các khách hàng mục tiêu của bạn

Khi mà bạn tạo ra nhiều trang landing page với nhiều ưu đãi khác nhau, bạn thể theo dõi được chủ đề nào mang lại tỷ lệ chuyển đổi cao nhất. Điều này sẽ giúp bạn có thêm các thông tin giá trị về sở thích của các đối tượng mục tiêu.

Từ đó, bạn có thể tạo ra thêm nhiều chiến lược marketing cá nhân hóa và nhắm mục tiêu tốt hơn, biết được kênh nào mang lại nhiều chuyển đổi hơn, v.v.

Xem traffic đến landing page và website của bạn đến từ đâu với Mẫu báo cáo lượng truy cập website trên Google Analytics – Sử dụng miễn phí ngay

*

#3 Landing page giúp thu thập email khách hàng và tăng lượt subscribe email

Khi bạn yêu cầu khách hàng cung cấp landing page để nhận được ưu đãi, bạn không chỉ thu thập thêm được địa chỉ email, mà còn có thể phân khúc các danh sách này để gửi những email được cá nhân hóa đến cho họ.

Bạn có thể tiếp tục nuôi dưỡng những lead này bằng cách gửi thêm email “cám ơn “ sau khi họ đã download tài liệu từ landing page, đính kèm thêm những phần ưu đãi mà họ có thể quan tâm.

#4 Bạn có thể thử nghiệm A/B testing với landing page

Với landing page, bạn có thể thoải mái thiết kế, sáng tạo với hình ảnh và nội dung, để thử nghiệm xem loại nào mang lại hiệu quả cao nhất đối với các khách hàng mục tiêu của mình.

Và việc thay đổi các thiết kế trên landing page ít mang lại rủi ro hơn là thử nghiệm trên cả trang blog hoặc trang web.

#5 Landing page cho phép bạn đo lường các chỉ số liên quan trực tiếp đến mục tiêu của doanh nghiệp

Nếu như bạn đã xây dựng một landing page để quảng bá cho sản phẩm hoặc dịch vụ mới, bạn có thể sử dụng luôn landing page đó để đo lường các chỉ số liên quan trực tiếp đến các mục tiêu của doanh nghiệp.

Bạn có thể đo lường được các chỉ số chuyển đổi trên landing page để xác định hiệu suất của các chiến dịch marketing, và cách điều chỉnh thông điệp như thế nào để tăng hiệu suất truyền thông, bán hàng.

Không chỉ vậy, bạn còn có thể đo lường được kênh nào mang lại chuyển đổi cao nhất đến trang đích và tăng thêm nguồn lực marketing cho sản phẩm vào những kênh đó.

Quảng cáo trên Facebook hay Google mang lại cho bạn nhiều traffic hơn – Bạn nên đầu tư ngân sách vào kênh nào?

*

#6 Tăng giá trị thương hiệu và giúp tạo thiện cảm cho khách hàng

Một trang đích được thiết kế thân thiện và bắt mắt có thể gây ấn tượng và tăng khả năng chuyển đổi những khách truy cập mới trở thành lead.

Đó là nhờ vào khả năng trực tiếp giới thiệu những giá trị mà doanh nghiệp có thể mang lại và những lợi ích mà khách hàng có thể nhận được từ đó.

Và dù cho người xem không ngay lập tức chuyển đổi, một trang đích được đầu tư kỹ lưỡng cũng sẽ giúp tăng nhận diện thương hiệu và giúp nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng cho các chiến dịch bán hàng trong tương lai.

Các loại Landing page cơ bản

Tùy vào mục đích của doanh nghiệp, mà landing page sẽ được chia ra làm hai loại chính:

*

Làm sao theo dõi hiệu suất các chiến dịch quảng cáo bán hàng trên Facebook, Google hiệu quả hơn?

Landing page thu thập thông tin khách hàng (Lead Generation Landing Pages):

Loại trang đích này sẽ sử dụng một form đăng ký để kêu gọi hành động. Các form này sẽ thu thập những thông tin của các khách hàng tiềm năng như tên, địa chỉ email, số điện thoại, v.v

Các B2B marketer và các công ty chuyên cung cấp những mặt hàng giá trị cao thường sử dụng loại trang đích này để xây dựng danh sách những khách hàng tiềm năng.

Họ thường sẽ đưa ra những ưu đãi hấp dẫn như: quà tặng miễn phí, ebook, voucher giá trị để lấy được thông tin liên lạc.

Các thương hiệu kinh doanh cũng có thể sử dụng những page này để xây dựng danh sách khách hàng, hoặc đưa ra các chương trình ưu đãi hấp dẫn.

Landing page chuyển đổi (Clickthrough Landing Pages):

Thường được sử dụng bởi các doanh nghiệp kinh doanh thương mại điện tử và SaaS (Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ phần mềm), các trang chuyển đổi này sẽ trực tiếp bán hàng hoặc khuyến khích người dùng đăng ký.

Thông thường những landing page này sẽ có một nút để kêu gọi hành động giúp đưa khách truy cập đến thẳng luồng thanh toán (ví dụ như app store) hoặc hoàn thành chuyển đổi.

5 Thành phần chính trong landing page

Để thiết kế một landing page hoàn chỉnh cần phải bao gồm 5 thành phần chính là

*

#1 Nội dung trang đầu tiên (Above-the-Fold Content)

Đây là phần nội dung trong nằm trong 600 pixel đầu tiên, là nơi mà người dùng nhìn thấy đầu tiên trên trang của bạn. Phần nội dung này chính là chìa khóa để thu hút các khách hàng tiềm năng, nên bạn cần phải thiết kế sao cho phần này càng thu hút càng tốt.

#1A Tiêu đề chính (Main headline)

Một tiêu đề hoàn hảo không chỉ mô tả tổng quan về trang đích của bạn, mà còn phải khiến cho các người đọc cảm thấy tò mò và thu hút.

Bạn sẽ cần dùng nhiều loại tiêu đề khác nhau, tùy thuộc vào doanh nghiệp, sản phẩm đang bán và những hành động mà bạn muốn người xem thực hiện trên trang của bạn.

Để làm được điều đó, bạn cần phải hiểu được các đối tượng người xem của bạn là ai, tại sao họ tìm đến trang landing page của bạn, và vấn đề họ muốn bạn giải quyết là gì.

#1B Tiêu đề phụ (Supporting headline)

Với mỗi tiêu đề chính, bạn sẽ không thể đưa vào hết được tất cả nội dung mà bạn mong muốn truyền tải, đó là lý do tại sao bạn cần đến tiêu đề phụ.

Tiêu đề chính sẽ giúp bạn có thể

#1C Ảnh minh họa (Hero shot)

Chỉ với vài dòng tiêu đề ngắn sẽ không đủ để khiến người dùng cảm thấy thu hút và bị hấp dẫn. Đó là lý do tại sao phần nội dung đầu không thể không có ảnh minh họa (Hero shot).

Xem thêm: Giáo Dục Trẻ Khuyết Tật Là Gì ? Nguyên Nhân Và Biện Pháp Giúp Trẻ Khuyết Tật

Ảnh minh họa là một thành phần được thiết kế đẹp mắt, để giúp cho người dùng biết được doanh nghiệp của bạn đang cung cấp cho họ đúng thứ mà họ cần.

*

<ảnh>

#1D Các lợi ích của sản phẩm hoặc dịch vụ

Phần lợi ích này không nhất thiết phải nằm ở phần nội dung đầu, nhưng nó lại mang ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Phần tổng hợp các lợi ích chính là “móc câu” để lôi kéo người dùng lướt qua hết các nội dung trên trang của bạn.

Các lợi ích của bạn đưa ra nên nói cho khách hàng rằng: “Đây là những gì bạn sẽ nhận được nếu như bạn đăng ký/mua hàng của chúng tôi. Bây giờ bạn có thể mua đăng ký/mua hàng luôn, hoặc kéo xuống dưới để biết thêm chi tiết”.

Bạn nên để phần lợi ích này ngắn gọn, đơn giản và đi vào thẳng vấn đề. Nhữung chi tiết khác bạn có thể để vào phần nội dung phía dưới.

#2 Kêu gọi hành động (CTA)

Nhưng trước khi tạo CTA, bạn cần phải xác định được bạn muốn người dùng sẽ làm gì trên trang landing page của bạn. Bởi vì nếu không, có thể bạn sẽ đưa ra quá nhiều CTA với nhiều mục đích khác nhau và làm cho khách hàng bị bối rối.

CTA nên ngắn gọn và đồng nhất xuyên suốt landing page, cũng như đi thẳng vào trọng tâm (Đăng ký ngay, Gọi cho chúng tôi, v.v):

<ảnh>

Ngoài ra, bạn cũng nên đưa ra các ưu đãi đi kèm với CTA, điều này có thể giúp tăng lượt chuyển đổi trên landing page. Ví dụ như thay vì “Đăng ký ngay”, bạn có thể thử CTA như “ Đăng ký ngay để được giảm giá 10%”.

Cuối cùng, bạn nên chọn những màu sắc nổi bật và tách biệt khỏi các màu sắc khác trên trang và để nút CTA ở những vị trí dễ nhìn thấy.

#3 Đưa ra các lợi ích

Thông thường, người dùng sẽ không mấy quan tâm đến các tính năng của sản phẩm, mà chỉ quan tâm là liệu sản phẩm/dịch vụ này sẽ giúp ích gì cho họ.

Ví dụ như: Với công cụ A1 Analytics, chúng tôi sẽ tập trung vào việc công cụ này:

Giúp người dùng vừa có thể xem được hiệu suất các chiến dịch quảng cáo Facebook, Google, vừa có thể xem được hoạt động của cửa hàng trên Shopee ngay trên 1 nền tảng.Đội ngũ kỹ thuật hỗ trợ liên tục, nhanh chóng giải đáp các thắc mắc của người dùngRất nhiều doanh nghiệp đã sử dụng công cụ và chứng minh được hiệu quả

Nói tóm lại, bạn cần phải tập trung vào việc sản phẩm của bạn sẽ giúp cho người dùng giải quyết các vấn đề của họ, khiến cho công việc của họ dễ dàng hơn, chứ không phải các sản phẩm của bạn tuyệt vời như thế nào.

#4 Bằng chứng xã hội (Social Proof)

Mọi người thường tin vào feedback của một khách hàng thực tế hơn là những gì mà họ nhìn thấy hoặc đọc được trên quảng cáo.

Chính vì vậy mà bạn cần phải khiến cho phần phản hồi/chứng thực của các khách hàng này trở nên đáng tin hơn, và khiến người dùng tin rằng sản phẩm của bạn thực sự mang lại hiệu quả. Một số cách mà bạn có thể sử dụng:

Dẫn chứng từ những nguồn đáng tin cậy (Giấy chứng nhận của các cơ quan nhà nước, dẫn lời của một người nổi tiếng nào đó)Càng chi tiết càng tốt: Có bao gồm tên, tuổi, chức vụ công việc, công ty, v.vCó đính kèm hình ảnhCó đính kèm video chứng thực (Nếu có)Review từ những bên thứ 3: Bạn có thể chụp màn hình những feedback của khách hàng trên Facebook, Google, hoặc đính đường link youtube người dùng đang sử dụng sản phẩm của bạn.

*

#5 Chốt đơn với khách hàng

Xuyên suốt landing page, bạn đã đưa ra được vấn đề của khách hàng và đưa ra cho họ những giá trị mà họ có thể nhận được nếu như họ chuyển đổi.

Nếu như khách hàng đã lướt đến những phần cuối cùng trong landing page của bạn, đây là cơ hội cuối cùng để thuyết phục họ chuyển đổi.

Ở phần chốt đơn này, bạn nên tổng hợp tất cả những gì mà bạn đã đưa ra trên trang đích và đưa ra bất kỳ luận điểm nào mà bạn tin mà sẽ khiến họ thực hiện hành động mà bạn mong muốn.

Cách tạo landing page – Các công cụ thiết landing page nhanh và hiệu quả

#1 Thiết kế landing page ngay trên website của bạn

Cũng giống như những trang khác trên website, bạn có thể tạo và host landing page ngay trên website của bạn. Sự khác biệt duy nhất là trang đích này sẽ được xây dựng cho một chiến dịch marketing hoặc quảng cáo cụ thể.

*

Nếu như bạn đang sử dụng wordpress, thì bạn có thể dùng những theme hoặc plugin để hỗ trợ làm landing page như:

UX Builder của Theme FlatsomeDivi Builder của Elegant ThemesElementor Plugin – #1 Free WordPress Page Builder

Tuy nhiên việc thiết kế landing page ngay trên wordpress thường khá tốn thời gian, và nhiều doanh nghiệp cũng không thích việc có quá nhiều trang marketing trên website của họ.

#2 Sử dụng các công cụ thiết kế landing page

Để có thể thiết kế landing page một cách chuyên nghiệp và đơn giản, bạn có thể chọn những công cụ, nền tảng dưới đây để đơn giản hóa quy trình thiết kế landing page của mình.

#1 Thiết kế landing page bằng ladipage.vn

Ưu điểm:

Trực quan, dễ sử dụng, thao tác đơn giảnKho trang mẫu landing page với hơn 20 lĩnh vực khác nhauKhông cần mua hosting, không cần cài đặt codeĐược sử dụng miễn phí 30 ngày

*

#2 Tạo landing page bằng Slimweb

Ưu điểm:

Thao tác kéo thả đơn giản với hơn 500 khối nội dung mẫuTùy chỉnh khối nội dung theo ý thíchHàng trăm mẫu giao diện landing page dành cho nhiều lĩnh vực khác nhauXuất bản trang web với 3 lựa chọn: (1) Máy chủ Slimweb (2) kết nối tên miền riêng và (3) xuất bản thẳng lên hosting của bạn mà không cần download mã nguồn#3 Thiết kế landing page với Google tại Sites.google.com.

Ưu điểm:

Giao diện khá đẹp mắt, chuyên nghiệpDễ dàng sử dụng và thao tácHoàn toàn miễn phí

*

Tuy nhiên, Google chỉ hỗ trợ trình duyệt Chrome và Firefox, nên những người dùng Cốc Cốc, v.v sẽ không thể truy cập được.

Đo lường hiệu quả Landing page

Để có thể khai thác triệt để hiệu suất landing page của bạn, bạn sẽ cần phải thử nghiệm các thiết kế khác nhau để biết được loại nào hoạt động hiệu quả nhất.

Sau khi bạn đã thiết kế xong landing page, bạn sẽ cần phải đưa ra được một giả thuyết về cách mà các đối tượng mục tiêu tương tác với trang của bạn.

Tiêu đề của bạn có đáp ứng được đối tượng, mục đích và lý do mà bạn tạo ra nó không?Trang của bạn có đáp ứng được nhu cầu của khách hàng hay không?Có cách nào khác để tăng hiệu quả cho trang đích hay không?CTA của bạn có thu hút người dùng hay không?

Sau khi bạn đã ra được các giả thuyết thì điều tiếp theo bạn cần làm là lên kế hoạch thử nghiệm dựa trên những giả thuyết đó.

Ví dụ như: Liệu việc thay đổi CTA có giúp bạn tăng tỷ lệ chuyển đổi, tiến hành thay đổi? Để xác định giả thuyết đó, bạn cần phải thử nghiệm, sau đó, ghi nhận lại sự thay đổi đó.

*

Để có thể thử nghiệm một cách chính xác và hiệu quả nhất, bạn cần phải theo dõi được sự thay đổi của từng chỉ số theo thời gian thực hiện thử nghiệm. Để làm được điều đó, bạn nên sử dụng Báo cáo hiệu quả của kênh quảng cáo Google .

*

Mẫu báo cáo này không chỉ giúp bạn theo dõi sát sao tình hình hoạt động của các chiến dịch, mà còn giúp bạn nắm được chiến dịch nào, từ khóa nào mang lại nhiều hiêu quả nhất.

Báo cáo hiệu quả của kênh quảng cáo Google – Sử dụng miễn phí ngay

Kết luận,

Lanidng page là nơi mà khách hàng được chuyển hướng đến sau khi khách hàng click vào quảng cáo của bạn.

Xem thêm: Đôi Lời Về “ Hội Nghị Thành Đô Là Gì, &#39Đã Đến Lúc Công Bố Mật Ước Thành Đô

Nó không chỉ là công cụ hữu ích giúp thu thập thông tin các khách hàng tiềm năng, mà còn giúp khách hàng hiểu rõ hơn về sản phẩm/dịch vụ của bạn, và khuyến khích họ mua hàng vô cùng hiệu quả nếu được thiết kế đúng cách.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *