Android hiện là một trong những hệ điều hành di động phổ biến nhất thế giới. Thế nên, cơ hội nghề nghiệp mở ra cho ngành nghề này cũng rất cao với mức thu nhập hấp dẫn. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu về lập trình Android là gì thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!
1. Lập trình Android là gì? Thông tin cần thiết khi tự học lập tình Android?3. Ngôn ngữ lập trình được sử dụng trong lập trình Android
1. Lập trình Android là gì? Thông tin cần thiết khi tự học lập tình Android?
Ứng dụng Android là hệ điều hành trên nền tảng di động được xây dựng – phát triển dựa trên hệ điều hành Linux bởi Google. Ngay từ khi mới ra mắt, Android đã ngày càng trở nên phổ biến với lượng người dùng ngày một tăng.
Đang xem: Lập trình android là gì
Các ứng dụng trên nền tảng này được phát triển sử dụng các ngôn ngữ lập trình như Kotlin hoặc Java. Trở thành nền tảng hệ điều hành di động phổ biến nhất giúp đảm bảo nhu cầu đối với những nhà phát triển ứng dụng Android. Ngoài ra, Android là mã nguồn mở nên sở hữu hệ sinh thái đa dạng các nhà phát triển ứng dụng.
Thông tin cần thiết khi tự học lập tình Android?
Học lập trình ứng dụng Android đòi hỏi bạn phải nắm chắc kiến thức kỹ thuật chuyên môn như ngôn ngữ lập trình, cách sử dụng các phần mềm viết ứng dụng. Bạn có thể phát triển một ứng dụng sử dụng những phần mềm viết ứng dụng chạy trên máy tính. Android Studio IDE và Eclipse là hai công cụ phát triển ứng dụng Android phổ biến.
Bạn cần nắm vững những kiến thức sau để bắt đầu học về lập trình Android:
Fragmentation: Tính phân mảnh giữa những phiên bản Android khác nhau.Fragments, Activity và những thành phần Services: Những lớp ứng dụng của nền tảng Android.Tasks, Threads và Loaders: Chịu trách nhiệm cho việc cung cấp trải nghiệm người dùng liền mạch và xuyên suốt.
Kể từ khi Google phát triển những dịch vụ như Google play services hỗ trợ những tính năng như xác thực, đăng nhập, truy cập vị trí,…giờ đây các nhà phát triển ứng dụng có thể tập trung vào việc phát triển các tính năng cho ứng dụng của mình.
2. Tại sao nhiều lập trình viên học lập trình Android?
Android là hệ điều hành dẫn đầu của thị phần smartphone toàn cầu. Nhờ sự tăng trưởng tại các thị trường mới nổi như Thổ Nhĩ Kỳ, Mexico và Brazil, sự thống trị này sẽ không suy giảm trong thời gian tới. Sự phổ biến và tính chất tự do của android thu hút được nhiều sự chú ý từ cộng đồng và ngày càng có nhiều trang tải ứng dụng Android như iapkdownload.com cho thấy cộng đồng lập trình viên Android ngày càng đông hơn.
Việc dẫn đầu thị trường giúp đảm bảo số lượng công việc dồi dào cho những nhà phát triển ứng dụng Android. Bên cạnh đó, nền tảng Android là mã nguồn mở tạo ra một hệ sinh thái những nhà phát triển năng động.
Những nhà phát triển Android chia sẻ lời khuyên và hướng dẫn trên cộng đồng Android. Những nhà phát triển Android có thể tập trung vào việc xây dựng các tính năng cốt lõi cho ứng dụng của họ kể từ khi Google giúp các nhà phát triển bằng cách xây dựng những công cụ như Google Play Services cho các tác vụ ứng dụng phổ biến như xác thực, đăng nhập, lưu trữ.
Theo Groove Technology – App outsourcing Company thì đây được xem là thời điểm đặc biệt thú vị để bắt đầu một sự nghiệp trong phát triển ứng dụng Android. Có nguồn cung công việc dồi dào, nhu cầu đối với những ứng dụng Android hứa hẹn trong tương lai sẽ tăng cao.
3. Ngôn ngữ lập trình được sử dụng trong lập trình Android
Lập trình ứng dụng Android có thể sử dụng nhiều loại ngôn ngữ lập trình khác nhau như: Kotin, C#, Java, HTML và CSS. Dưới đây là một số ngôn ngữ lập trình phổ biến và tính năng của nó.
3.1 Lập trình android bằng java
Java là ngôn ngữ phổ biến nhất được sử dụng trong lập trình Android. Nếu bạn còn khá xa lạ với ngôn ngữ này thì cần cài đặt các công cụ hỗ trợ để có thể sử dụng ngôn ngữ lập trình Java như Eclipse để học lập trình Java.
Android studio hiện là công cụ hỗ trợ lập trình bằng java được Google khuyến khích sử dụng. Bởi nếu như bạn cần phải tự cài đặt Android SDK nếu sử dụng Eclipse thì đối với Android Studio, Android SDK sẽ được tự động cài đặt tại bước cuối của quá trình cài đặt chương trình.
Xem thêm: Nghĩa Của ' To The Extent Là Gì ? (Từ Điển Anh Extent Là Gì
3.2 Lập trình android bằng python
Với những bạn bắt đầu làm quen với việc lập trình trên Android thì Python là lựa chọn phù hợp bởi nó không yêu cầu bạn cần phải cài đặt quá nhiều những phần mềm để sử dụng ngôn ngữ này. Hơn nữa, Python cũng là ngôn ngữ lập trình dễ hiểu, đơn giản cho cho phép bạn viết thử các script và bạn gần như có thể chạy thử ngay lập tức trên thiết bị Android của mình. Bạn thậm chí có thể tự xây dựng một phiên bản APK đầy đủ của riêng mình khi đã quen thuộc với ngôn ngữ này. Tuy mới nhưng Python là ngôn ngữ có tiềm năng phát triển ổn định và mạnh mẽ nhất, đây cũng là một trong số các ngôn ngữ tốt nhất để lập trình AI.
So sánh sự khác biệt giữa ngôn ngữ Python – C++
3.3 Lập trình android bằng C#
Được sử dụng trong việc phát triển những ứng dụng đa nền tảng với sự hỗ trợ của Xamarin, ngôn ngữ lập trình C# là giải pháp đa nền tảng giúp tiết kiệm chi phí xây dựng và duy trì ứng dụng. Thế nên nếu muốn lập trình bằng C# bạn phải có công cụ hỗ trợ là Xamarin.
Bạn có thể sử dụng Xamarin để phát triển các ứng dụng như mong muốn dựa trên cơ sở mã C# được chia sẻ, và có thể chạy được trên nhiều nền tảng di động khác nhau.
3.4 Lập trình Android bằng Kotlin
Ngôn ngữ lập trình Kotlin có nhiều nét tương đồng với Java, có thể chạy trên những thiết bị sử dụng máy ảo Java.
Đây là một lựa chọn đáng cân nhắc với những ưu điểm như dễ làm, dễ học, dễ sử dụng. Ngôn ngữ lập trình này giúp bạn tiết kiệm thời gian viết code với những đoạn code ngắn gọn.
Kotlin cũng giúp lập trình viên tránh được những lớp lỗi với khả năng tương tác cao dùng những thư viện có sẵn trên JVM, hơn nữa đây cũng là ngôn ngữ được ưu tiên hỗ trợ trên Android Studio.
3.5 Flutter – Ngôn ngữ lập trình Darf
Flutter là mobile UI framework của Google để tạo nên những giao diện native chất lượng cao trên Android và iOS trong khoảng thời gian ngắn. Ngôn ngữ lập trình này hoạt động với source code có sẵn, được dùng bởi những nhà phát triển và tổ chức trên khắp thế giới và là open – source và miễn phí.
Dart là ngôn ngữ với cơ chế garbage – collected, hướng đối tượng, được xác định theo lớp, dùng cú pháp kiểu C để dịch mã tùy ý sang JavaScript. Ngôn ngữ Darf hỗ trợ mixin, generic, interface, sound type và abstract. Dart là ngôn ngữ mã nguồn mở và đặt biệt là miễn phí.
3.6 Lập trình Android bằng C++
Được xem là ngôn ngữ mạnh mẽ nhất khi ngôn ngữ lập trình C++ xây dựng ứng dụng di động Android và được sử dụng cho lập trình cấp thấp. C++ được thừa hưởng các ưu điểm của ngôn ngữ lập trình C, cho phép ứng dụng hoạt động trên mọi nền tảng, mọi mục đích khác nhau.
Dù không được đánh giá về tính trending, thế nhưng ngôn ngữ lập trình C++ vẫn được đánh giá cao trong cuộc cách mạng điện thoại thông minh và được khuyến khích học ngôn ngữ C++ đối với những bạn muốn theo lập trình viên.
3.7 Thiết kế App bằng ngôn ngữ Lua
Là ngôn ngữ lập trình cũ, Lua được sử dụng nhằm bổ sung cho các ngôn ngữ lập trình tiên tiến khác như: C, VB.NET,….Bên cạnh đó, Lua còn được sử dụng cho nhiều hệ điều hành khác nhau, thường được sử dụng cho việc thiết kế game hay những tiện ích kinh doanh.
Xem thêm: “Sản Phẩm Không Phù Hợp Tiếng Anh Là Gì ? Sự Không Phù Hợp Là Gì
3.8 Bộ ba ngôn ngữ HTML5 + CSS + JavaScript
Với bộ ba ngôn ngữ HTML5, CSS và JavaScript, bạn có thể thiết kế đa dạng nhiều loại Apps, cả máy tính để bàn và điện thoại di động. Về bản chất, bạn đang tạo một ứng dụng web được hiển thị dưới dạng offline apps thông qua nền tảng ảo
Xây dựng ứng dụng Android bằng 3 ngôn ngữ này, bạn cần dùng Adobe Cordova, một khuôn khổ mã nguồn mở cũng hỗ trợ Windows 10 Mobile, iOS, Firefox, Blackberry,…Thế nhưng nhiều người chọn lonic Framework để thay thế bởi Cordova đòi hỏi rất nhiều công sức để tạo ra được một ứng dụng hoạt động tốt. Cordova chỉ dùng để triển khai các nền tảng khác nhau.
Trên đây là những chia sẻ về lập trình Android, hi vọng bài viết đã giúp bạn giải đáp những thắc mắc về lập trình Android là gì? Những ngôn ngữ dùng trong lập trình Android. Đừng quên chia sẻ và theo dõi nhiều hơn những bài chia sẻ hữu ích của chúng tôi nữa nhé!