Bị lên máu sản hậu là như thế nào? Nguyên nhân huyết áp cao sau khi sinh, có nguy hiểm không? Triệu chứng, dấu hiệu tăng huyết áp sau sinh mổ là gì? Thuốc hạ huyết áp dùng cho phụ nữ cho con bú an toàn và hiệu quả nhất?
Tất cả những câu hỏi này sẽ được đội ngũ y khoa giải đáp chi tiết qua nội dung bài viết sau đây:
Lên Máu Sản Hậu. Thuốc Điều Trị Tăng Huyết Áp Sau Sinh An Toàn Và Hiệu Quả?
Lên máu sản hậu là gì, triệu chứng, nguyên nhân, thuốc điều trị tăng huyết áp sau sinh
Chào Bạn,
Mặc dù cùng một thước đo là chỉ số huyết áp tăng cao trên 140/90 mmHg, nhưng nguyên nhân gây ra bệnh ở mỗi bệnh nhân lại rất khác nhau, thành thử ra việc điều trị và sử dụng thuốc cũng gần như không thể áp dụng rập khuôn cho tất cả.
Đang xem: Lên máu sản hậu là gì
Thuốc hạ huyết áp cho phụ nữ cho con bú tốt nhất chính là thuốc giúp bệnh nhân giảm huyết áp hiệu quả, đồng thời an toàn trong suốt quá trình sử dụng và hướng đến kết quả tích cực nhất: Bệnh cao huyết áp biến mất hoàn toàn, không dai dẳng.
Bị Lên Máu Sản Hậu Là Gì? Cao Huyết Áp Sau Sinh Là Như Thế Nào?
Hiện tượng lên máu sản hậu, còn gọi là huyết áp cao sau sinh, là khái niệm dành cho trường hợp những phụ nữ sau khi sinh xong, huyết áp vẫn ở mức cao trên 140/90 mmHg, kéo dài trên 3 tháng sau sinh, thường gặp nhất ở đối tượng phụ nữ sinh mổ hoặc sinh từ lần thứ 2 trở đi.
Triệu Chứng, Dấu Hiệu Của Lên Máu Sản Hậu, Cao Huyết Áp Sau Sinh
Lên máu hậu sản có thể không cảm nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nguy hại nào biểu hiện ra bên ngoài. Đôi lúc chỉ dừng lại ở cảm giác nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt thoáng qua rồi thôi.
Nguyên Nhân Gây Cao Huyết Áp Sau Sinh
Nguyên nhân gây lên máu sản hậu rất đa dạng. Ngoại trừ trường hợp đã bị tăng huyết áp từ trước khi mang thai, thì dưới đây là một số lý do chính khiến huyết áp tăng cao ở phụ nữ sau sinh, đặc biệt là sinh mổ, bao gồm:
Áp lực, xung đột gia đình, thường xuyên cảm thấy căng thẳng Chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt không phù hợp Thiếu ngủ, khó ngủ, mất ngủ Phải làm việc nặng nhọc, thiếu thời gian nghỉ ngơi Tác dụng phụ của các loại thuốc tây đang uống
Bị Lên Máu Sản Hậu Có Nguy Hiểm Không?
Bị cao huyết áp sau khi sinh ảnh hưởng khá nhiều đến chất lượng nguồn sữa cho em bé bú. Bản thân người mẹ lúc nào cũng ở trong trạng thái lo sợ, sức khỏe không ở trạng thái tốt nhất, khiến việc chăm sóc con nhỏ cũng bị ảnh hưởng đáng kể.
Nếu người mẹ đã từng lên cơn co giật trong lúc mang thai, thì khả năng bệnh tái phát trong giai đoạn sau sinh là cực kỳ cao. Người mẹ cần phải tập trung điều trị để tránh rủi ro nguy hiểm tính mạng.
Cách Điều Trị Tăng Huyết Áp Sau Sinh, Phụ Nữ Cho Con Bú
Vì tăng huyết áp là căn bệnh liên quan chủ yếu đến mạch máu, nên cách chữa trị tốt nhất là tập trung nâng cao khả năng đàn hồi, giãn nở thành mạch máu, chống co thắt mạch máu, từ đó trực tiếp giúp giảm huyết áp.
Xem thêm: Thế Nào Là Hành Vi Phạm Hợp Đồng Là Gì, Vi Phạm Hợp Đồng Là Gì
Thuốc Tây
Hiện tại, không có nhiều loại thuốc tây giúp điều trị bệnh cao huyết áp dành cho phụ nữ sau sinh vì tác dụng phụ của chúng rất nhiều và thấm vào dòng sữa mẹ. Tuy nhiên, trong tình thế bắt buộc, bác sĩ sẽ lựa chọn một vài loại thuốc tây được đánh giá là ít gây hại nhất cho em bé, bao gồm: Labetαlοl, Nɪfedɪpɪne, Atenοlοl, Metοprοlοl, Enαlaprɪl, Cαptοprɪl. Người bệnh có thể phải uống mỗi ngày 2-4 viên thuốc tây tùy vào mức độ nặng nhẹ của bệnh.
Tuy nhiên, người mẹ chỉ nên sử dụng thuốc tây để giải quyết tình thế tạm thời và phải thật cẩn thận, đặc biệt uống cách thời gian cho con bú ít nhất 2 tiếng.
——
Dưới đây là một ví dụ khá điển hình về ca bệnh tăng huyết áp sau sinh mà đội ngũ y khoa đã hướng dẫn thành công, Bạn đọc có thể tham khảo thêm. Trong trường hợp cần tư vấn về bệnh, hãy điền vào biểu mẫu ở cuối bài viết để được tư vấn MIỄN PHÍ.
——
Tình huống ca bệnh: Chị N. 32 tuổi, phát hiện bị cao huyết áp khoảng 2 tuần sau sinh. Tại nhà, huyết áp của chị ghi nhận là 160/100 mmHg, nhịp tim 90 nhịp / phút. Chị N. than phiền là chị cảm thấy hơi đau đầu và buồn nôn. Trước đây, khi mang thai, huyết áp của chị cũng đã từng cao ở mức này.
Chị không bị nhìn mờ, đau thượng vị và nôn mửa. Cũng không có chóng mặt, khó thở, đau ngực. Không có các triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu như tiểu rắt và tiểu khó. Chị N. cao 1m58, hiện tại nặng 61kg. Nhóm máu O. Không phát hiện albumin trong nước tiểu.
Mẹ chị còn sống và được chẩn đoán mắc bệnh thoát vị đĩa đệm, tăng huyết áp và hiện đang điều trị bằng thuốc. Bố chị đã mất vì nhồi máu cơ tim. Chị có 2 anh chị em và hiện tại tất cả họ đều sống khỏe mạnh.
Kết quả công thức máu cho thấy:
Natri huyết thanh: 133 mEq / L (135 – 147 mEq / L); Kali huyết thanh: 3,3 mEq / L (3,5 – 5 mEq / L); Nitơ urê máu (BUN): 15 mg / dL (10 – 20 mg / dL); Creatinin: 0,8 mg / dL (0,35 – 0,93 mg / dL); Canxi: 9,4 mg / dL (8,8 – 10 mg / dL); Cholesterol toàn phần: 251 mg / dL ( Triglyceride: 166 mg / dL ( và Đường huyết lúc đói: 119 mg / dL (70 đến 110 mg / dL).
Câu hỏi: Dựa trên dữ liệu thông tin của Chị N. cung cấp, loại thuốc hạ huyết áp nào được đánh giá là hiệu quả và an toàn nên được lựa chọn để sử dụng trong trường hợp này?
——