Giới nghiêm một lệnh quy định thời gian áp dụng các quy định nhất định, thông thường, nó đề cập đến thời gian mà các cá nhân được yêu cầu quay trở lại và ở trong nhà của họ.
Đang xem: Lệnh giới nghiêm là gì
Đối với tình hình thế giới hiện nay khi dịch bệnh viêm phổi Covid-19 đang lan rộng, đã có rất nhiêu quốc gia như Mỹ hay Iraq ban bố lệnh giới nghiêm như một biện pháp nhằm ngăn chặn dịch bệnh. Chúng ta có thể hiểu giới nghiêm là gì? Ai là người có thẩm quyền đặt lệnh giới nghiêm theo quy định hiện hành và nội dung của luật giới nghiêm là gì?
Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những vấn đề này thông qua bài viết Giới nghiêm là gì? dưới đây:
Giới nghiêm là gì?
Giới nghiêm một lệnh quy định thời gian áp dụng các quy định nhất định, thông thường, nó đề cập đến thời gian mà các cá nhân được yêu cầu quay trở lại và ở trong nhà của họ.
Một lệnh như vậy có thể được các cơ quan công quyền mà còn bởi chủ sở hữu của một ngôi nhà ban hành cho những người sống trong gia đình. Chẳng hạn, những gia đình thường được đưa ra lệnh giới nghiêm, quy định khi nào họ buộc phải trở về nhà của gia đình chủ nhà vào buổi tối.
Lệnh giới nghiêm được ban bố trong trường hợp tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội tại một hoặc một số địa phương diễn biến phức tạp đe dọa gây mất ổn định nghiêm trọng và được công bố liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Thẩm quyền ban bố lệnh giới nghiêm
Hiểu được giới nghiêm là gì? cùng tìm hiểu về chủ thể có thẩm quyền ban bố lệnh giới nghiêm theo quy định pháp luật. Thẩm quyền ban bố lệch giới nghiêm được quy định cụ thể các chủ thể sau:
– Thủ tướng ban bố lệnh giới nghiêm tại một hoặc một số địa phương cấp tỉnh;
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban bố lệnh giới nghiêm tại một hoặc một số địa phương cấp huyện;
– Ủy ban nhân dân cấp huyện ban bố lệnh giới nghiêm tại một hoặc một số địa phương cấp xã;
– Ủy ban nhân dân đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt ban bố lệnh giới nghiêm tại một hoặc một số khu vực trên địa bàn.
Nội dung của lệnh giới nghiêm
– Khu vực giới nghiêm;
– Đơn vị đảm nhiệm và nhiệm vụ thi hành lệnh giới nghiêm;
– Thời hạn bắt đầu và kết thúc hiệu lực, nhiều nhất không được quá 24 giờ; khi hết liệu lực, nếu cần thiết phải tiếp tục giới nghiêm thì phải ban bố lệnh mới;
– Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong khu vực giới nghiêm;
– Quy tắc trật tự xã hội cần thiết ở khu vực giới nghiêm.
Chính phủ quy định trình tự ban bố lệnh giới nghiêm; trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương liên quan thi hành lệnh giới nghiêm.
Các biện pháp được áp dụng
– Cấm tụ tập đông người;
– Cấm người, phương tiện đi lại, hoạt động trong những giờ nhất định, tại những khu vực nhất định;
– Đình chỉ hoặc hạn chế hoạt động tại một số nơi công cộng trong những thời điểm nhất định;
– Đặt trạm canh gác và kiểm soát địa bàn, kiểm tra vật phẩm, hành lý, phương tiện, giấy tờ của người đi lại qua trạm canh gác và kiểm soát;
– Kịp thời bắt giữ và xử lý người, phương tiện vi phạm lệnh giới nghiêm và vi phạm quy định khác của pháp luật.
Chính phủ quy định trình tự ban bố lệnh giới nghiêm; trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương liên quan thi hành lệnh giới nghiêm.
Những điểm khác biệt trong quy định về lệnh giới nghiêm theo Luật quốc phòng 2005 và 2018
– Thứ nhất: Luật quốc phòng năm 2018 đã bổ sung quy định về trường hợp ban bố lệnh giới nghiêm so với Luật quốc phòng năm 2005, cụ thể đã bổ sung trường hợp tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội diễn biến phức tạp đe dọa gây mất ổn định nghiêm trọng mà được công liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng;
– Thứ hai: Luật quốc phòng năm 2018 quy định hiệu lực về thời hạn của lệnh giới nghiêm là 24 giờ nhưng bổ sung nếu cần thiết phải tiếp tục giới nghiêm thì phải ban bố lệnh mới khi lệnh ban bố cũ hết hiệu lực
– Thứ ba: Bổ sung thẩm quyền ban bố lệnh giới nghiêm, cụ thể là Ủy ban nhân dân đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt ban bố lệnh giới nghiêm tại một hoặc một số khu vực trên địa bàn
– Thứ tư: Bổ sung quy định về các biện pháp được áp dụng trong thời gian giới nghiêm và nội dung lệnh giới nghiêm; trong đó, các biện pháp áp dụng trong thời gian giới nghiêm bao gồm:
a/ Cấm tụ tập đông người;
b/ Cấm người, phương tiện đi lại, hoạt động trong những giờ nhất định, tại những khu vực nhất định;
c/ Đình chỉ hoặc hạn chế hoạt động tại một số nơi công cộng trong những thời điểm nhất định;
d/ Đặt trạm canh gác và kiểm soát địa bàn, kiểm tra vật phẩm, hành lý, phương tiện, giấy tờ của người đi lại qua trạm canh gác và kiểm soát;
đ/ Kịp thời bắt giữ và xử lý người, phương tiện vi phạm lệnh giới nghiêm và vi phạm quy định khác của pháp luật.
Xem thêm: Kỷ Hợi Là Heo Gì – &Ndash Quà Tặng Cao Cấp
Trên đây là những thông tin tư vấn của chúng tôi về vấn đề Giới nghiêm là gì? Hy vọng những chia sẻ của chúng tôi giúp ích được cho quý độc giả trong quá trình nghiên cứu, học tập cũng như giải quyết vấn đề thực tế. Nếu có bất cứ thắc mắc về vấn đề pháp lý, mong quý độc giả đặt câu hỏi để chúng tôi có thể giúp quý độc giả giải đáp thắc mắc của mình.