Thuật Ngữ Trong Hợp Đồng Vận Tải Biển (Phần III)
Letter Of Indemnity (Giấy Bảo Đảm – Giấy Bảo Lãnh)
Là văn bản thuộc người thứ ba (Người ngoài cuộc) đứng ngoài quan hệ của một hợp đồng mà cam kết bồi thường cho một bên ký kết về rủi ro có thể xảy ra cho bên đó. Giấy bảo lãnh , bảo đảm thường dùng trong các trường hợp sau đây:
– Cam kết nhận vận đơn sạch (hoàn hảo): Khi giao hàng xuất khẩu, có khi diễn ra tình huống thiếu sót bên ngoài hàng hóa mà thuyền trưởng có thể ghi chú vào vận đơn khiến cho vận đơn có thể trở nên không sạch và không được ngân hàng chấp nhận thanh toán, người gởi hàng buộc phải thương lượng với thuyền trưởng và làm giấy bảo đảm, cam kết bồi thường tổn thất của người chuyên chở khi người nhận hàng khiếu nại hàng không đúng như thông tin trên vận đơn. Tuy nhiên, việc làm giấy bảo đảm này không được các tòa án quốc tế công nhận là hợp pháp, việc cam kết có thể gây hậu quả nặng nề nên người gởi hàng cần cân nhắc kỹ.
Đang xem: Letter of indemnity là gì
– Bảo lãnh để nhận hàng: Vì vận đơn cần xuất trình cho tàu để nhận hàng nhưng không đến kịp lúc tàu đến giao hàng, người nhận bị buộc phải yêu cầu ngân hàng hỗ trợ làm giấy bảo lãnh để có thể nhận được hàng từ người chuyên chở.
– Bảo đảm đóng góp tổn thất chung: Theo quy tắc York-Antwerp 1990, chủ hàng có tài sản trong chuyến tàu gặp tổn thất chung buộc phải ký cam kết đóng góp tổn thất chung (Average bond) và ứng tiền đóng vào tài khoản chung để làm quỹ xử lý tổn thất chung, thì mới được nhận hàng của mình còn trên tàu. Nhưng nếu hàng hóa đã có bảo hiểm, chủ hàng sẽ yêu cầu công ty bảo hiểm đứng ra làm theo thư bảo lãnh (Letter of indemnity or letter of guarantee) chuyển cho người vận chuyển để có thể nhanh chóng mang hàng về.
Letter Of Reservation (Thư Dự Kháng)
Là văn bản của người nhận hàng gửi cho thuyền trưởng thông báo mình bảo lưu, giữ quyền khiếu kiện hàng bị tổn thất đối với người chuyên chở khi phát hiện hàng hóa có dấu hiệu bị hư hỏng nhưng chưa chắc chắn (Damages non-apparent) do vậy, không thể lập ngay giấy chứng nhận hàng hư hại hoặc biên bản giám định hàng hư hỏng ngay tại hiện trường. Theo điều khoản 3 của Công ước Bruc-xen 1924 về vận đơn đường biển, thư dự kháng về hàng hư hại chưa rõ ràng (Bao bì xộc xệch, bị vấy bẩn, hướng chất xếp bị đảo lộn so với nhãn hiệu chỉ dẫn…) phải được lập và trao cho thuyền trưởng hoặc đại diện người chuyên chở trong vòng 3 ngày kể từ ngày nhận hàng, trước khi mang hàng về. Nếu không, người chuyên chở sẽ từ chối xem xét bồi thường hàng bị tổn thất.
Xem thêm: Kim Loại Đồng Tiếng Anh Là Gì ? Phế Liệu Tiếng Anh Là Gì
Lighterage (Lõng Hàng)
Là cách dỡ hoặc bốc hàng khi tàu không cập cầu bến trực tiếp, phải neo đậu ngoài cầu cảng và dụng sà lan (Lighter) để chuyển hàng hóa lên xuống tàu. Lỏng hàng sẽ làm tăng thêm chi phí bốc hoặc dỡ hàng (Phí lỏng hàng), cao hơn phí bốc/ dỡ khi tàu bốc/dỡ trực tiếp tại cầu. Tóm lại, trong nhiều hợp đồng thuê tàu hay vận đơn đường biển chủ tàu thường quy định nếu xảy ra lỏng hàng thì người thuê tàu (Chủ hàng) phải chịu phí lỏng hàng gồm cả những rủi ro do việc lỏng hàng gây ra.
Liner (Tàu Chợ – Tàu Định Tuyến)
Là tàu có từ 2 boong trở lên, kinh doanh chở thuê hàng hóa trên một tuyến vận chuyển cố định, ghé qua những cảng bốc/ dỡ hàng theo một lịch trình chạy tàu đều đặn có sẵn. Tàu được trang bị tốc độ khá cao. Hàng chuyên chở chủ yếu là bách hóa đóng kiện, có số lượng nhiều ít không bắt buộc. Cước vận chuyển được xây dựng và tập hợp thành biểu suất cước phí hay biểu cước (Liner freight tariff) theo từng loại và mặt hàng, tương đối ổn định với cước thuê chuyến (voyage charter freight rate) và chịu sự khống chế hoặc ảnh hưởng của các hội vận tải tàu chợ hoặc Công-xọc-xiôm. Vận đơn tàu chợ là bằng chứng của hợp đồng vận tải đã được ký kết giữa người thuê tàu và người chuyên chở đồng thời là biên lai giao nhận hàng hóa và là chứng từ xác nhận quyền sở hữu hàng hóa của ngừơi nhận hàng có tên trong vận đơn. Thủ tục thuê tàu chợ đơn giản, ngắn gọn, nhanh chóng người thuê nghiên cứu lịch trình chạy tàu, làm giấy lưu chỗ (Booking note) và nếu được nhận chở, sẽ đưa hàng ra dọc mạn tàu giao cho người chuyên chở, sau đó nhận vận đơn do thuyền trưởng ký phát.
Xem thêm: Khái Niệm Môi Trường Là Gì ? Những Điều Cần Biết Về Môi Trường Tự Nhiên
Lloyd’s Underwriters Association (Liên Đoàn Bảo Hiểm Lloyd’s)
Thuật ngữ này gọi chung của các công ty bảo hiểm Anh, xuất phát từ tên một chủ quán cà phê Edward Lloyd tại London vào cuối thế kỷ 18. Quán “Lloyd’s Coffee” là nơi gặp gỡ, trao đổi các thông tin và thông báo, trao đổi bảo hiểm hàng hải và nghiệp vụ thuê tàu. Năm 1727, Liên đoàn bảo hiểm Lloyd’s được thành lập, kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm tại nước Anh và trên toàn thế giới. Liên đoàn bảo hiểm Lloyd’s có ảnh hưởng lớn đến thị trường bảo hiểm toàn thế giới về quy định các quy tắc, số lượng doanh thu và điều kiện bảo hiểm. Lloyd’s sở hữu mạng lưới đại lý bảo hiểm lành nghề phục vụ đắc lực tại hầu khắp các cảng lớn trên thế giới.