LoR là gì?

LoR là viết tắt của Letter of Reference – Thư giới thiệu là một trong 3 tài liệu quan trọng (gồm SOP, CV, LoR) mà tất cả các bạn sinh viên cần chuẩn bị để nộp hồ sơ học thuật, xét tuyển vào các trường đại học nước ngoài. Thứ giới thiệu được viết bởi một người thứ ba đủ điều kiện nhất định để giúp hội đồng tuyển sinh chứng thực về nền tảng học thuật, kinh nghiệm thực tiễn và tiềm năng phát triển của bạn trên con đường du học trong tương lai.

Đang xem: Letter of reference là gì

*

LoR – Thư giới thiệu là gì?

Nội dung thư giới thiệu đặc biệt quan trọng vì qua đó, hội đồng tuyển sinh sẽ đánh giá được ứng viên một cách khách quan nhất, bên cạnh những giấy tờ, bảng điểm mà bạn cung cấp. Chính vì vậy, bạn hãy thận trọng khi lựa chọn người viết LoR cho mình nhé!

Mỗi trường đại học đều có những yêu cầu hoặc tiêu chí đánh giá khác nhau đối với thư giới thiệu. Tuy nhiên, một số nội dung mà nhiều trường đại học nước ngoài như Anh, Mỹ, Canada, Australia hay Ý đều mong muốn nhìn thấy được trong thư giới thiệu của bạn:

Năng lực học tập của bạn về chuyên ngành hoặc lĩnh vực bạn theo đuổi.Bạn có điểm gì nổi bật so với những sinh viên khác, hoặc những sinh viên Việt Nam từng nộp đơn ứng tuyển cùng trường.Kĩ năng giao tiếp (Nói và Viết).Khả năng sáng tạo.Mức độ hiểu biết của bạn về ngành học?Tiềm năng giảng dạy của bạn trong tương lai?Sự trưởng thành trong suy nghĩ, cảm xúc của bạn?Có đề nghị hỗ trợ tài chính hay không?Mức độ đánh giá họ dành cho bạn (Rất tốt, tốt, tương đối tốt,…)

Những điểm cần chú ý trong quá trình hoàn thiện thư giới thiệu “LoR”

Để có được thư giới thiệu – LoR hoàn hảo nhất trước khi nộp hồ sơ học thuật cho trường đại học, sinh viên cần lựa chọn người giới thiệu một cách khôn ngoan, một số lưu ý mà các bạn nên ghi nhớ mà honamphoto.com đã tổng hợp dưới đây:

Thứ nhất, hãy thông báo cho người giới thiệu sớm nhất có thể để bạn có thể chủ động tìm phương án mới trước tình hình bị từ chối.Thứ hai, bạn cần nhớ rằng bản thân đang nhờ thầy cô hoặc sếp giúp đỡ và để nhận được sự đồng ý là điều không hề đơn giản. Chính vì thế, bạn nên tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho người giới thiệu bằng cách thông báo trước ít nhất 1 tháng.Thứ ba, bạn cần hỗ trợ người giới thiệu viết LoR. Bạn nên đưa cho thầy cô, sếp hoặc cộng sự xem trước nội dung SOP/ Resume để họ có thể tránh viết những thông tin không nhất quán về bạn. Bên cạnh đó, bạn cần cung cấp thật chi tiết về trường, khoá học và những dự định của bạn trong tương lai.

Điều quan trọng nhất, các bạn hãy chú ý về nội dung của bức thư nhé vì không phải người giới thiệu nào cũng có khả năng sử dụng tiếng Anh tốt, chính vì vậy, trước khi “final” bản LoR cuối cùng, hãy cố gắng hẹn lịch với họ để kiểm tra lại thông tin trước khi nộp cho nhà trường.

Nên xin thư giới thiệu (LoR) từ ai?

Đối với sinh viên Việt Nam, các bạn thường lựa chọn người giới thiệu thuộc 2 lĩnh vực “Academic” hoặc “Profession”.

Xem thêm: Conflict Of Interest Là Gì ? Các Hành Vi Xung Đột Lợi Ích Phổ Biến

Academic là thư giới thiệu từ giảng viên từ các trường đại học, có học vị cao (thường là tiến sĩ & giáo sư) và giữ chức vị lớn trong khoa, viện.Profession là thư giới thiệu từ sếp hoặc đồng nghiệp mà bạn đã làm việc trực tiếp trong một khoảng thời gian nhất định (tối thiểu 1 năm).

Để lựa chọn được người giới thiệu phù hợp nhất, các bạn sinh viên cần cân nhắc đến các yếu tố sau đây:

Mối quan hệ với người giới thiệu

Người viết LoR nên là một người thân cận, gần gũi với bạn và hiểu rõ về tính cách, năng lực cũng như mục tiêu du học của bạn. Thông qua đó, họ mới có thể ra những đánh giá một cách chân thực nhất về bạn trong thư giới thiệu.

Gợi ý bạn có thể tham khảo:

Phần lớn sinh viên Việt Nam thường lựa chọn giảng viên hướng dẫn khoá luận tốt nghiệp để viết LoR vì thầy cô là người có nhiều thời gian tiếp xúc, chứng kiến những nỗ lực và hiểu rõ nhất về năng lực hcoj tập của bạn. Chính vì vậy, thầy cô sẽ có nhiều thông tin để nhận xét, đánh giá bạn chân thực và khách quan hơn so với trưởng khoa hay hiệu trưởng.

*

Học vị của người giới thiệu

Học vị của người cung cấp thư giới thiệu là một trong những tiêu chí rất quan trọng. Bạn nên đảm bảo người giới thiệu là người có trình độ chuyên môn, có tri thức và học vị về lĩnh vực mà bạn đang apply. Đây là những điều kiện cần thiết để chứng minh với hội đồng tuyển sinh về tính minh bạch, đáng tin cậy của LoR. Tuy nhiên, nội dung thư giới thiệu vẫn quan trọng nhất, nếu bạn xin thư giới thiệu từ người có học vị thạc sĩ, nhưng nội dung thư đủ mạnh để chứng tỏ năng lực và mục tiêu học tập của bạn với hội đồng, bạn hãy tự tin về tỉ lệ trúng tuyển nhé!

Làm thế nào để xin được thư giới thiệu LoR?

*

Cách để xin thư giới thiệu LoR

Xây dựng mối quan hệ tốt với thầy cô, lãnh đạo của mình tại công ty

Như đã đề cập trong phần trước, người viết thư giới thiệu cho bạn cần là người hiểu rõ con người bạn, có mối quan hệ gần gũi với bạn. Quá trình xin thư giới thiệu là quá trình dài và cần sự giúp đỡ, hỗ trợ của người bạn dự định xin rất nhiều. Chính vì thế, mối quan hệ của bạn với thầy cô, hay sếp và đồng nghiệp rất quan trọng.

Xin/ Viết LoR

Theo chia sẻ của nhiều du học sinh Việt Nam, khi xin LoR, thầy cô hay sếp người Việt thường không trực tiếp viết LoR cho chúng ta mà thường yêu cầu người xin tự viết và gửi lại để họ chỉnh sửa (hoặc không). Sau khi đã hai bên thống nhất và hoàn chỉnh bản cuối cùng, người giới thiệu sẽ ký để xác nhận thông tin. Các bạn cũng cần lưu ý về chữ ký của người giới thiệu:

Xin chữ ký:

Nếu bạn chỉ nộp hồ sơ qua hệ thống online, bạn chỉ cần xin chữ ký 1 lần, scan hoặc chụp ảnh chữ ký đó và insert vào các LoR khác

Nếu nộp hồ sơ Online:

Bạn cần điền địa chỉ mail của referer và upload LoR.

Xem thêm:

Nếu nộp hồ sơ qua bưu điện:

Bạn cần tập hợp trước các trường/ học bổng định apply và chuẩn bị đủ LoR rồi xin chữ ký mực 1 lần, điều này sẽ giúp bạn hạn chế làm phiền người xin thư giới thiệu.

Tạm kết

Hi vọng rằng với những chia sẻ về bức thư giới thiệu “quyền lực” LoR ở trên, các bạn sinh viên có thể dễ dàng hơn trong quá trình hoàn thiện bộ hồ sơ học thuật khi apply vào các trường đại học tại nước ngoài. Nội dung vẫn là yếu tố quan trọng nhất trong thư giới thiệu, chính vì vậy, hãy cố gắng trao đổi để thầy cô hay sếp có thể làm nổi bật những yếu tố về kiến thức chuyên môn, năng lực học tập và lộ trình phát triển của bạn trong khoảng thời gian du học nhé!

Bên cạnh đó, để được tư vấn làm đẹp hồ sơ, tăng khả năng nhận học bổng vào các trường bạn mong muốn, tham gia chương trình đánh giá hồ sơ du học miễn phí – “Chấm hồ sơ học thuật – Nhận học bổng như ý” cùng honamphoto.com ngay nhé!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *