Lịch sử Việt Nam là lịch sử của những cuộc đấu tranh liên tục để dành độc lập tự do. Vậy để hiểu rõ lịch sử Việt Nam qua các thời kỳ như thế nào, mời bạn đọc theo dõi bài viết sau đây nhé. 

Tóm tắt sơ lược lịch sử Việt Nam qua các thời kỳ

Thời kỳ Bắc thuộc

Thời kỳ Bắc Thuộc nước ta kéo dài một nghìn năm lịch sử, đây được coi là một trong những thời kỳ thử thách ác liệt nhất trong tiến trình lịch sử của các tộc người trên dải đất Việt Nam. Dưới ách đô hộ và chính sách đồng hóa của các triều đại phong kiến từ Trung Quốc, dân ta vẫn giữ được bản sắc dân tộc.

Đang xem: Lịch sử việt nam giai đoạn 1945 đến 1975

Về văn hóa, tiếng Việt vẫn giữ được cấu trúc riêng, những phong tục tập quán có từ thời Lạc Việt vẫn được bảo tồn. Về chính trị, các cuộc khởi nghĩa giành độc lập nổ ra gần như liên tục như: khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, Bà Triệu, khởi nghĩa Lí Bí… đặc biệt với chiến thắng Bạch Đằng năm 938 do Ngô Quyền lãnh đạo, nhân dân ta đã giành lại được độc lập cho dân tộc.

Thời kỳ dựng và giữ nền độc lập

*

Sơ lược lịch sử Việt Nam qua các thời đại

Thời kỳ này nước ta kéo dài khoảng gần một nghìn năm lịch sử từ đầu thế kỷ X đến giữa thế kỷ XIX, đây là kỹ nguyên phục hưng của dân tộc và phát triển rực rỡ dưới các triều đại như: Triều Lý (1010-1225), Triều Trần (1226-1440), Triều Lê (1428-1527), mà thành tựu tiêu biểu nhất là nền văn minh Đại Việt, nền văn hóa Thăng Long.

Thời kỳ này nước ta rời kinh đô về Thăng Long, Phật giáo và Nho giáo chi phối đời sống tư tưởng của xã hội, chữ Nôm được phổ biến và vận dụng trong sáng tác văn học, nghề thủ công cùng với các hình thức nghệ thuật dân gian phát triển mạnh như tuồng, chèo, rối nước, đấu vật…

Cũng trong thời kỳ này nước ta phải nhiều lần chống trả quyết liệt sự xâm lăng của kẻ thù từ bên ngoài như : Cuộc kháng chiến chống quân Tống, ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông và cuộc kháng chiến chống quân Minh thế kỷ XIV. 

Cuối thế kỷ XVII, chế độ phong kiến Việt Nam rơi vào tình trạng khủng hoảng, đất nước bị chia cắt. Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn cuối thế kỉ XVIII thắng lợi, bước đầu thống nhất đất nước. Đến nửa đầu thế kỉ XIX, triều Nguyễn tiếp tục củng cố và thống nhất quốc gia. Nhưng vì những chính sách bảo thủ nên nhà Nguyễn đã để đất nước rơi vào tình trạng trì trệ, lạc hậu. Năm 1858, thực dân Pháp bắt đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, các cuộc kháng chiến chống Pháp do triều Nguyễn lãnh đạo đều bị thất bại bi thảm. Từ năm 1884, nước ta trở thành thuộc địa của thực dân Pháp.

Sau khi đặt được nền thống trị trên nước ta, chính quyền Pháp phải đối phó với nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân từ miền Bắc đến miền Nam, từ quan lại, sĩ phu đến những người nông dân như: phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX rồi đến những phong trào có xu hướng dân chủ tư sản đầu thế kỉ XX nhưng tất cả đều bị thất bại. Năm 1930, với sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc sáng lập, cách mạng Việt Nam đã giành được thắng lợi vào mùa thu tháng 8-1945.

Nước Việt Nam thời kỳ 1945 – 1975

Tháng 8/1945, thực dân Pháp nổ súng tái chiếm Nam Kỳ mở đường xâm lược Việt Nam lần 2. Tháng 12/1946 Pháp ra tối hậu thư đòi Chính phủ Việt Nam phải giải tán quân đội, giao nộp vũ khí. Biết đã tới giới hạn cuối cùng Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi toàn quốc kháng chiến, cử một bộ phận quân đội ở lại chiến đấu với Pháp tại Hà Nội, còn lại rút hết lên vùng rừng núi phía Bắc để lập căn cứ kháng chiến.

Xem thêm: Hàn Hồ Quang Là Gì ? Tìm Hiểu Kiến Thức Chuyên Ngành

*

Các mốc lịch sử Việt Nam quan trọng nhất

Không được đáp ứng tối hậu thư, Pháp đã tấn công Hà Nội, quân Việt Nam chặn quân Pháp ở đó hơn hai tháng, khi đại quân và tài sản đã di tản lên căn cứ kháng chiến an toàn thì rút đi. Pháp chiếm được Hà Nội và sau đó chiếm rộng ra khắp vùng đồng bằng Bắc Bộ, tuy nhiên không tiêu diệt được chính phủ của Hồ Chí Minh.

Pháp tuy chiếm được Việt Nam nhưng phần lớn chỉ có đủ quân để giữ các vùng đô thị. Quân dân Việt Nam tổ chức đánh du kích ở vùng nông thôn và rừng núi, Pháp càng đánh càng đuối sức trong khi quân Việt Nam càng đánh càng lớn mạnh. Năm 1950 quân đội Việt Nam đã bắt đầu lấy lại thế chủ động có thể đánh những trận lớn trực diện.

Năm 1954 với nỗ lực nhằm giành lại thế chủ động trên chiến trường của mình, Pháp ra sức càn quét, tăng cường bắt lính để mở rộng ngụy quân, xây dựng những cứ điểm phòng thủ ở miền bắc để thi hành kế hoạch Nava. Và Điện Biên Phủ là một trong những căn cứ điểm lớn nhất, mạnh nhất, đông quân nhất và không thể công phá tại Đông Dương đã được xây dựng với sự giúp đỡ của người Mỹ. Pháp định dùng nó làm cái bẫy để nhử quân Việt Nam vào đánh để tiêu diệt.

Thế nhưng tháng 5/1954, cứ điểm Điện Biên Phủ của Pháp bị tiêu diệt hoàn toàn, quân Việt Minh bắt sống toàn bộ 16 nghìn quân Pháp trong đó có cả sở chỉ huy. Thất bại này đã khiến Pháp phải ký hiệp định Giơnevơ chấm dứt xâm lược Việt Nam, chấm dứt sự hiện diện của quân đội nước ngoài tại Việt Nam.

Pháp rút, Mỹ nhảy vào miền Nam Việt Nam dựng nên chính quyền tay sai là Ngô Đình Diệm đàn áp những người chống đối. Nhân dân Việt Nam tiếp tục cuộc kháng chiến chống lại quân xâm lược Mỹ và tay sai kéo dài từ đó tới năm 1975. Trong suốt 20 năm đó, Chính quyền do Mỹ dựng lên đã tìm đủ mọi cách, mọi phương tiện chiến tranh hiện đại nhất để chống lại nhân dân Việt Nam nhưng cuối cùng đều bị thất bại. Nước Việt Nam độc lập từ đó cho đến nay.

Xem thêm: Google Webmaster Tools Là Gì ? Google Webmaster Tool Là Gì Và Cách Sử Dụng

Bài viết trên đã tóm tắt cơ bản nhất về lịch sử Việt Nam qua các thời kỳ hình thành và phát triển. Hy vọng với những thông tin trên các bạn có thể hiểu hơn về lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *