MỤC LỤC VĂN BẢN

*

HIỆP ĐỊNH CHUNG VỀTHUẾ QUAN VÀ THƯƠNG MẠI <1>

Các Chính phủcủa Khối thịnh vượng chung Ox- tra- lia, Vương quốc Bỉ, Hợp chủng Quốc Brasil,Miến Điện, Ca Na Đa, Xây Lan, Cộng hoà Chi Lê, Cộng hoà Trung Hoa, Cộng hoà CuBa, Cộng hoà Tiệp Khắc, Cộng hoà Pháp, Ấn Độ, Li Băng, Đại công quốc Lúc XămBua, Vương quốc Hà Lan, Niu Di Lân, Vương quốc Na Uy, Pa-kix-tan,Nam-Rhodessia, Syri, Liên hiệp Nam Phi, Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len,và Hợp chủng quốc Hoa Kỳ:

Thừanhận rằng mối quan hệ của họ với nỗ lực trên trường kinh tế thương mại cần đượctiến hành nhằm nâng cao mức sống, đảm bảo đầy đủ việc làm và thu nhập thực tế và thu nhập thực cao và tăng trưởng vững chắc, sử dụng đầy đủ và tốt hơn nguồnlực của thế giới và mở mang sản xuất và trao đổi hàng hoá,

Mongmuốn đóng góp vào các mục tiêu nêu trên thông qua các thoả thuận có đi có lạivà cùng có lợi theo hướng giảm mạnh thuế quan và các trở ngại thương mại khácvà hướng tới xóa bỏ sự phân biệt đối xử trong thương mại quốc tế,

Thông qua cácĐại diện của mình đã thoả thuận như sau:

PHẦNI

ĐiềuI

Quyđịnh chung về Đối xử tối huệ quốc

1. Vớimọi khoản thuế quan và khoản thu thuộc bất cứ loại nào được áp dụng hay cóliên quan đến nhập khẩu và xuất khẩu hoặc được áp dụng đối với việc chuyểntiền quốc tế để thanh toán hàng xuất nhập khẩu, hay phương thức đánh thuế hoặcáp dụng phụ thu nêu trên, hay với mọi luật lệ hay thủ tục trong xuất nhập khẩuvà liên quan tới mọi vấn đề nêu tại khoản 2 và khoản 4 của Điều III,* mọi lợithế, biệt đãi, đặc quyền hay miễn trừ được bất kỳ bên ký kết nào, phải dànhngay lập tức và vô điều kiện cho bất cứ một sản phẩm có xuất xứ từ hay đượcgiao tới bất kỳ một nước nào khác sẽ được áp dụng đối với sản phẩm tương tự cóxuất xứ từ hay giao tới mọi bên ký kết khác. .

2. Cácquy định tại khoản 1 Điều này không đòi hỏi phải loại bỏ bất cứ một ưu đãi nàoliên quan tới thuế nhập khẩu hay các khoản thu không vượt quá mức quy định tạikhoản 4 Điều này và thuộc diện được quy định dưới đây:

 (a) Ưuđãi có hiệu lực giữa hai hay nhiều lãnh thổ nêu trong danh mục tại phụ lục A,theo các điều kiện nêu trong phụ lục đó;

(b) Ưuđãi có hiệu lực riêng giữa hai hay nhiều lãnh thổ có mối liên hệ về chủ quyềnchung hay có quan hệ bảo hộ chủ quyền được nêu tại danh mục B, C, D, theo điềukiện đã nêu ra trong các phụ lục đó;

(c) Ưuđãi chỉ có hiệu lực riêng giữa các nước có chung biên giới nêu trong phụ lục E,F.

Đang xem: Liên minh thuế quan là gì

3. Các quy định tại khoản 1 không áp dụng đối với các ưu đãi giữa các nước trước đâylà bộ phận của Lãnh thổ Ottoman và được tách từ lãnh thổ Ottoman từ ngày 24tháng 7 năm 1923, với điều kiện là các ưu đãi đó được phép áp dụng theo khoản5 của điều XXV và do vậy sẽ đươc áp dụng phù hợp với khoản 1 của Điều XXIX.

4. Biênđộ ưu đãi* áp dụng với bất cứ sản phẩm nào được khoản 2 Điều này cho phép dànhưu đãi nhưng các Biểu cam kết đính kèm theo Hiệp định này lại không có quy địnhrõ cụ thể mức biên độ tối đa, sẽ không vượt quá:

 (a) Khoảnchênh lệch giữa mức thuế suất tối huệ quốc và thuế suất ưu đãi nêu trongBiểu, với thuế quan hay khoản thu áp dụng với bất cứ sản phẩm nào đã được ghitrong Biểu tương ứng; nếu trong Biểu không ghi rõ thuế suất ưu đãi, việc vậndụng thuế suất ưu đãi với mục đích của điểm này sẽ căn cứ vào mức thuế ưu đãicó hiệu lực vào ngày 10 tháng 4 năm 1947 và nếu trong Biểu cũng không có mứcthuế đối xử tối huệ quốc thì áp dụng mức chênh lệch giữa thuế suất ưu đãi vàthuế theo đối xử tối huệ quốc đã có vào ngày 10 tháng 4 năm 1947;

 (b) Vớimọi khoản thuế quan và khoản thu không ghi cụ thể trong Biểu tương ứng, mứcchênh lệch có được vào ngày 10 tháng 4 năm 1947 sẽ được áp dụng.

Trong trường hợpmột bên ký kết có tên trong phụ lục G, ngày 10 tháng 4 năm 1947 tham chiếu đếntại điểm (a) và (b) nêu trên sẽ được thay thế bằng ngày cụ thể ghi trong phụ lụcđó.

ĐiềuII

Biểunhân nhượng

1. (a) Mỗibên ký kết sẽ dành cho thương mại của các bên ký kết khác sự đối xử không kém thuận lợi hơn những đối xử đã nêu trong phần thích hợp thuộc Biểu nhân nhượngtương ứng kèm theo Hiệp định này.

 (b) Cácsản phẩm như mô tả tại Phần I của Biểu liên quan tới bất kỳ bên ký kết nào, làsản phẩm xuất xứ từ lãnh thổ một bên ký kết khác khi nhập khẩu vào lãnh thổ củabên ký kết mà Biểu được áp dụng và tuỳ vào các điều khoản và điều kiện hay yêucầu đã nêu tại Biểu này, sẽ được miễn mọi khoản thuế quan thông thường vượt quámức đã nêu trong Biểu đó. Các sản phẩm đó sẽ được miễn mọi khoản thuế hay khoảnthu dưới bất cứ dạng nào áp dụng vào thời điểm nhập khẩu hay liên quan tới nhậpkhẩu vượt quá mức đã áp dụng vào ngày ký Hiệp định này cũng như vượt quá mứccác loại thuế hay các khoản thu luật định trực tiếp hay áp đặt theo thẩm quyền luậtđịnh trên lãnh thổ nhập khẩu vào ngày đó hay sau đó.

 (c) Cácsản phẩm của các lãnh thổ quan thuế mô tả ở phần II của Biểu liên quan tới bấtcứ bên ký kết nào có đủ điều kiện theo Điều I để được hưởng đối xử ưu đãi khinhập khẩu vào lãnh thổ mà Biểu đó có hiệu lực, nếu đáp ứng các điều kiện điềukhoản hay yêu cầu nêu trong Biểu đó sẽ được miễn phần thuế quan thông thườngvượt trên thuế xuất đã quy định tại phần II của Biểu. Các sản phẩm đó cũng sẽđược miễn mọi khoản thuế hay khoản thu thuộc bất kỳ loại nào vượt quá mức thuếhay mức thu quy định áp dụng với quan hệ thuộc dạng nhập khẩu vào ngày ký Hiệpđịnh này hay sẽ áp dụng theo quy định trực tiếp của pháp luật hay được luật phápcủa lãnh thổ nhập khẩu có hiệu lực vào ngày đó hay quy định sẽ thu sau ngày nêutrên. Không một nội dung nào thuộc điều khoản này ngăn cản một bên ký kết duytrì các quy định về điều kiện được hưởng đãi ngộ thuế quan ưu đãi đã có vàongày ký kết Hiệp định này.

2. Không một quy định nào trong Điều này ngăn cản một bên ký kết áp dụng vào bất kỳ thờikỳ nào với nhập khẩu bất cứ sản phẩm nào:

 (a) mộtkhoản thu tương đương với một khoản thuế nội địa áp dụng phù hợp với các quyđịnh của khoản 2 của Điều III* với sản phẩm nội địa tương tự hoặc với một mặthàng được sử dụng toàn bộ hay một phần để chế tạo ra sản phẩm nhập khẩu.

 (b) bấtcứ một khoản thuế chống bán phá giá hay thuế đối kháng nào áp dụng phù hợp vớicác quy định của Điều VI.*

 (c) cáckhoản lệ phí hay khoản thu khác phù hợp với giá thành của dịch vụ đã cung cấp.

3. Khôngmột bên ký kết nào sẽ điều chỉnh phương pháp xác định trị giá tính thuế haychuyển đổi đồng tiền dẫn tới kết quả là làm suy giảm các nhân nhượng đã đạtđược tại Biểu tương ứng là phụ lục của Hiệp định này.

4. Nếumột bên ký kết nào định ra hay duy trì hay cho phép, chính thức hay áp dụngtrong thực tế một sự độc quyền trong nhập khẩu bất cứ một sản phẩm nào đã ghitrong Biểu nhân nhượng là phụ lục của Hiệp định này hay đã được các bên thamgia đàm phán ban đầu thỏa thuận ở văn bản khác sự độc quyền đó sẽ không đượcvận dụng tạo thành sự bảo hộ có mức trung bình cao hơn mức đã quy định tại Biểunhân nhượng đó. Quy định của khoản này không hạn chế một bên ký kết áp dụng bấtcứ hinh thức trợ giúp nào với các nhà sản xuất trong nước được các quy định củaHiệp định này cho phép.*

5. Nếubất kỳ bên ký kết nào thấy rằng một sản phẩm không nhận được ở một bên ký kếtkhác sự đãi ngộ mà mình cho rằng đấng lẽ phải được hưởng theo nhân nhượng tạiBiểu tương ứng, bên ký kết đó sẽ nêu vấn đề lên với các bên ký kết khác. Nếubên ký kết đang áp dụng mức đãi ngộ nêu trên thấy rằng yêu cầu của bên ký kếtđó là đúng nhưng không thể cho hưởng sự đãi ngộ đó vì không thể làm trái ý chícủa một toà án hay một cơ quan quyền lực thích ứng nào đó vì có phán quyết rằnghàng hoá đó không được phân loại theo luật thuế của bên ký kết để có thể ápdụng sự đãi ngộ nêu trong Hiệp định này, hai bên ký kết cùng với bất kỳ bên kýkết nào khác có quyền lợi đáng kể sẽ khẩn trương tiến hành đàm phán nhằm điềuchỉnh bù đắp cho quyền lợi đó.

6. (a) Cácthuế và khoản thu cụ thể thuộc Biểu của các bên ký kết là Thành viên của QuỹTiền Tệ Quốc tế (IMF) và biên độ ưu đãi trong mức thuế và khoản thu cụ thể đượccác bên ký kết đó áp dụng được thể hiện bằng đồng tiền tương ứng tính theo trịgiá quy đổi được Quỹ chấp nhận và tạm thời thừa nhận vào thời điểm ký kết Hiệpđịnh này. Theo đó, nếu trị giá quy đổi bị giảm đến hai chục phần trăm đáp ứngcác quy định của Điều lệ IMF, các thuế và khoản thu và biên độ ưu đãi cụ thể đócó thể được điều chỉnh có tính đến mức giảm nói trên; miễn rằng các bên ký kếtđó (ví dụ Các Bên Ký kết cùng hành động theo quy định của Điều XXV) cùng cho rằngsự điều chỉnh như vậy sẽ không làm mất đi gía trị của các nhân nhượng đã xácđịnh tại Biểu tương ứng hay xác định ở nơi nào khác trong Hiệp định này, đồngthời cũng ghi nhận đầy đủ đến mọi nhân tố có thể ảnh hưởng đến nhu cầu và tínhkhẩn thiết của sự điều chỉnh đó.

(b) Cácquy định tương tự cũng áp dụng với các bên ký kết hiện không phải là thành viêncủa Quỹ tiền tệ Quốc tế-IMF, kể từ ngày bên ký kết đó gia nhâp Quỹ và tham giathoả thuận đặc biệt về ngoại hối theo Điều XV.

7. CácBiểu nhân nhượng kèm theo Hiệp định này là một bộ phận không thể tách rời củaPhần I Hiệp định này.

PHẦNII

ĐiềuIII*

Đốixử quốc gia về thuế và quy tắc trong nước

1 Cácbên ký kết thừa nhận rằng các khoản thuế và khoản thu nội địa, cũng như luật,hay quy tắc hay yêu cầu tác động tới việc bán hàng, chào bán, vận tải, phânphối hay sử dụng sản phẩm trong nội địa cùng các quy tắc định lượng trong nướcyêu cầu có pha trộn, chế biến hay sử dụng sản phẩm với một khối lượng tỷ trọngxác định, không được áp dụng với các sản phẩm nội địa hoặc nhập khẩu với kếtcục là bảo hộ hàng nội địa.*

2. Hàngnhập khẩu từ lãnh thổ của bất cứ một bên ký kết nào sẽ không phải chịu, dù trựctiếp hay gián tiếp, các khoản thuế hay các khoản thu nội địa thuộc bất cứ loạinào vượt quá mức chúng được áp dụng, dù trực tiếp hay gián tiếp, với sản phẩmnội tương tự. Hơn nữa, không một bên ký kết nào sẽ áp dụng các loại thuế haykhoản thu khác trong nội địa trái với các nguyên tắc đã nêu tại khoản 1.*

3. Vớimọi khoản thuế nội địa hiện đã tồn tại trái với các quy định tại khoản 2, nhưngcó thoả thuận cụ thể cho phép duy trì căn cứ vào một hiệp định thương mại cógiá trị hiệu lực vào ngày 10 tháng 4 năm 1947, theo đó thuế nhập khẩu đánh vàosản phẩm chịu thuế nội địa đã được cam kết trần, không tăng lên, bên ký kếtđang áp dụng thuế đó được hoãn thời hạn thực hiện các quy định tại khoản 2 ápdụng với các loại thuế nội đó cho tới khi nghĩa vụ thuộc hiệp định đó được giảiphóng và cho phép bên ký kết đó điều chỉnh thuế quan trong chừng mực cần thiếtđể bù đắp cho nhân tố bảo hộ trong khoản thuế nội địa.

4. Sảnphẩm nhập khẩu từ lãnh thổ của bất cứ một bên ký kết nào vào lãnh thổ của bấtcứ một bên ký kết khác sẽ được hưởng đãi ngộ không kém phần thuận lợi hơn sựđãi ngộ dành cho sản phẩm tương tự có xuất xứ nội về mặt luật pháp, quy tắc vàcác quy định tác động đến bán hàng, chào bán, mua, chuyên chở, phân phối hoặcsử dụng hàng trên thị trường nội địa. Các quy định của khoản này sẽ không ngăncản việc áp dụng các khoản thu phí vận tải khác biệt chỉ hoàn toàn dựa vào yếutố kinh tế trong khai thác kinh doanh các phương tiện vận tải và không dưạ vàoquốc tịch của hàng hoá.

5. Khôngmột bên ký kết nào sẽ áp dụng hay duy trì một quy tắc định lượng nội địa nàovới pha trộn, chế biến hay sử dụng sản phẩm tính theo khối lượng cụ thể haytheo tỷ lệ, trực tiếp hay gián tiếp đòi hỏi một khối lượng hay tỷ lệ nhất địnhcủa bất cứ một sản phẩm nào chịu sự điều chỉnh của quy tắc đó phải được cungcấp từ nguồn nội địa. Thêm vào đó, không một bên ký kết nào sẽ áp dụng các quytắc định lượng trong nước theo cách nào khác trái với các nguyên tắc đã quyđịnh tại khoản 1.*

6. Cácquy định của khoản 5 sẽ không áp dụng với những quy tắc có hiệu lực trên lãnhthổ của bất cứ bên ký kết nào vào ngày 1 tháng 7 năm 1939, ngày 10 tháng 4 năm1947 hay ngày 24 tháng 3 năm 1948 tuỳ bên ký kết liên quan chọn; miễn là cácquy tắc trái với quy định của khoản 5 đó sẽ không bị điều chỉnh bất lợi hơn chohàng nhập khẩu và chúng sẽ được xem như là một khoản thuế quan để tiếp tục đàmphán.

7. Khôngmột quy tắc định lượng nội địa nào điều chỉnh việc pha trộn, chế biến hay sửdụng tính theo khối lượng hay tỷ lệ sẽ được áp dụng để phân bổ các khối lượnghay tỷ lệ nêu trên theo xuất xứ của nguồn cung cấp.

8. (a) Cácquy định của Điều này sẽ không áp dụng với việc các cơ quan chính phủ mua sắmnhằm mục đích cho tiêu dùng của chính phủ chứ không phải để bán lại nhằm mụcđích thương mại hay đưa vào sản xuất nhằm mục đích thương mại.

(b) Cácquy định của Điều này sẽ không ngăn cản việc chi trả các khoản trợ cấp chỉdành cho các nhà sản xuất nội địa, kể cả các khoản trợ cấp dành cho các nhàsản xuất nội địa có xuất xứ từ các khoản thu thuế nội địa áp dụng phù hợp vớicác quy định của điều khoản này và các khoản trợ cấp thực hiện thông qua việcchính phủ mua các sản phẩm nội địa.

9. Cácbên ký kết thừa nhận rằng các biện pháp kiểm soát giá tối đa, dù rằng tuân theođúng các quy định khác của điều khoản này, có thể có làm tổn hại tới quyền lợicủa bên ký kết cung cấp hàng nhập. Do vậy, các bên ký kết áp dụng các biện phápkiểm soát giá tối đa sẽ cân nhắc đến quyền lợi của bên ký kết là bên xuất khẩunhằm hạn chế tối đa trong khuôn khổ các biện pháp có thể thực hiện được các tácđộng bất lợi đó.

10. Cácquy định của Điều này không ngăn cản các bên ký kết định ra hay duy trì các quytắc hạn chế số lượng nội địa liên quan tới số lượng phim trình chiếu áp dụngtheo đúng các quy định của Điều IV.

ĐiềuIV

Cácquy định đặc biệt về phim – điện ảnh

Nếu một bên kýkết đưa ra hay duy trì các quy định về số lượng phim ảnh trình chiếu, các quytắc này sẽ có hình thức hạn ngạch về thời gian trình chiếu và đáp ứng các quyđịnh dưới đây:

(a) Hạnngạch về thời gian trình chiếu sẽ quy định thời gian chiếu phim có xuất xứ nộiđịa quy định tỷ trọng tối thiểu trong tổng số thời gian thực trình chiếu phimvới mục đích thương mại từ mọi xuất xứ trong một thời kỳ không dưới một năm, vàsẽ tính trên cơ sở thời gian thực chiếu mỗi năm hoặc tương ứng tính theo từngrạp;

(b) Ngoạitrừ thời gian được hạn ngạch quy định dành cho phim có xuất xứ quốc gia, thờìgian trình chiếu kể cả thời gian chính quyền không sử dụng trong số hạn ngạchdành cho phim trong nước sẽ không bị phân bổ một cách chính thức hay thực tếtheo nguồn cung cấp phim;

(c) Khôngảnh hưởng tới các quy định nêu trong khoản (b) của Điều này, bất cứ bên kýkết nào cũng có thể duy trì hạn ngạch trình chiếu phù hợp với các yêu cầu nêutại tiểu khoản (a) của Điều này, dành một phần tối thiểu trong thời gian trìnhchiếu để chiếu phim từ một xuất xứ nhất định không phải là xuất xứ của bên kýkết áp dụng hạn ngạch; miễn là phần thời gian đó không vượt quá phần thực chiếuphim đó vào ngày 10 tháng 4 năm 1947;

(d) Hạnngạch trình chiếu sẽ là đối tượng đàm phán nhằm hạn chế phạm vi áp dụng, mởrộng hạn ngạch hay triệt tiêu hoàn toàn.

ĐiềuV

Quyềntự do quá cảnh

1. Hànghoá (kể cả hành lý), cũng như tàu biển và các phương tiện vận tải khác sẽ đượccoi là quá cảnh qua lãnh thổ một bên ký kết khi việc chuyển qua lãnh thổ, dù cóchuyển tải, lưu kho, tách lô hàng rời hay thay đổi phương thức vận tải haykhông nhưng vẫn chỉ là một phần của toàn chặng vận tải được bắt đầu và kết thúcbên ngoài biên giới của bên ký kết có hàng đi qua lãnh thổ. Chuyên chở thuộcloại này gọi là vận tải quá cảnh.

2. Cácbên tự do chuyên chở hàng quá cảnh qua lãnh thổ của mỗi bên ký kết, qua tuyếnđường tiện lợi nhất cho quá cảnh quốc tế, cho vận tải quá cảnh đi, đến hay xuấtphát từ lãnh thổ của một bên ký kết khác. Không có sự phân biệt nào được thựcthi căn cứ vào phương tiện treo cờ nào hay xuất xứ từ đâu, nơi đi, nơi đến hayra vào cảng nào hay trong bất kỳ trường hợp nào liên quan tới quyền sở hữu vớihàng hoá, với tàu hay phương tiện vận chuyển.

3. Bấtcứ một bên ký kết nào có thể yêu cầu hàng vận chuyển quá cảnh qua lãnh thổ củamình vào một trạm hải quan thích hợp. Tuy nhiên, trừ trường hợp không tuân thủcác luật hay quy tắc hải quan thông thường, vận chuyển quá cảnh đi đến hay xuấtphát từ lãnh thổ của các bên ký kết khác sẽ không bị làm chậm chễ hay bị hạnchế không cần thiết và sẽ được miễn mọi khoản thuế quan áp đặt với quá cảnh,trừ các chi phí vận tải hay các chi phí phát sinh tương ứng về hành chính, vềchuyển tải hay chi phí dịch vụ đã được cung cấp.

4. Mọichi phí và quy tắc được các bên ký kết áp dụng với vận tải quá cảnh đi từ hayđi đến lãnh thổ của các bên ký kết khác sẽ ở mức hợp lý, có xem xét đến điềukiện vận chuyển.

5. Vớimọi chi phí, quy tắc hay các thủ tục liên quan tới quá cảnh, mỗi bên ký kết sẽdành cho vận tải quá cảnh đi từ hay có xuất xứ từ lãnh thổ của bất cứ một bênký kết nào khác sự đối xử không kém phần thuận lợi hơn sự đối xử dành cho vậntải quá cảnh đi tới hay xuất phát từ lãnh thổ của bất cứ bên thứ ba nào khác.

6. Mỗibên ký kết sẽ dành cho hàng hoá đã qua vận tải quá cảnh trên lãnh thổ của mộtbên ký kết nào khác sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử lẽ ra sẽ dànhcho hàng hoá đó như hàng được vận tải từ nơi xuất phát tới nơi đến cuối cùngkhông quá cảnh lãnh thổ một bên ký kết nói trên. Tuy nhiên bất cứ một bên kýkết nào cũng có thể duy trì các yêu cầu về việc gửi hàng trực tiếp đã tồn tạivào ngày ký Hiệp định này, áp dụng với bất cứ hàng hoá nào được quy định phảilà gửi hàng trực tiếp mới đủ điều kiện nhập hàng qua cửa khẩu được hưởng thuếquan ưu đãi hay liên quan tới phương pháp định giá được một bên ký kết quy địnhnhằm mục đích áp dụng thuế quan.

7. Cácquy định của điều khoản này sẽ không áp dụng với máy bay quá cảnh nhưng lại ápdụng với hàng hoá quá cảnh kể cả với hành lý.

ĐiềuVI

Thuếchống bán phá giá và thuế đối kháng

1. Cácbên ký kết nhận thấy rằng bán phá giá, tức là việc sản phẩm của một nước đượcđưa vào kinh doanh thương mại trên thị trường của một nước khác với giá thấphơn giá trị thông thường của sản phẩm, phải bị xử phạt nếu việc đó gây ra hoặcđe doạ gây ra thiệt hại đáng kể cho một ngành sản xuất trên lãnh thổ của mộtbên ký kết hay thực sự làm chậm chễ sự thành lập một ngành sản xuất trong nước.Nhằm vận dụng điều khoản này, một sản phẩm được đưa vào kinh doanh thương mạitrên thị trường của một nước khác với giá thấp hơn giá trị thông thường củahàng hoá đó nếu giá xuất khẩu của sản phẩm từ một nước này sang nước khác

 (a) thấphơn giá có thể so sánh trong điều kiện thương mại thông thường với một sảnphẩm tương tự nhằm mục đích tiêu dùng tại nước xuất khẩu, hoặc

 (b) trườnghợp không có một giá nội địa như vậy, thấp hơn một trong hai mức

 (i) giáso sánh cao nhất của sản phẩm tương tự dành cho xuất khẩu đến bất cứ một nướcthứ ba nào trong điều kiện thương mại thông thường, hoặc

 (ii) giáthành sản xuất ra sản phẩm tại nước xuất xứ có cộng thêm một mức hợp lý chi phíbán hàng và lợi nhuận.

Trong mỗi trườnghợp trên, sẽ có xem xét điều chỉnh một cách thoả đáng đối với các khác biệt về điềukiện và điều khoản bán hàng, khác biệt về chế độ thuế hay những sự chênh lệchkhác có tác động tới việc so sánh giá.*

2. Nhằm mụcđích triệt tiêu tác dụng hay ngăn ngừa việc bán phá giá, một bên ký kết có thểđánh vào bất cứ một sản phẩm được bán phá giá nào một khoản thuế chống bán phágiá nhưng không lớn hơn biên độ bán phá giá của sản phẩm đó. Trong khuôn khổ Điều này, biên độ bán phá giá được coi là sự chênh lệch về giá được xác định phù hợpvới các quy định tại khoản1.*

3. Thuếđối kháng không được phép đánh vào một sản phẩm có xuất xứ từ lãnh thổ của mộtbên ký kết được nhập khẩu vào lãnh thổ của một bên ký kết khác ở mức vượt quámức tương ứng với khoản hỗ trợ hay trợ cấp đã xác định là đã được cấp trực tiếphay gián tiếp cho chế biến, sản xuất hay xuất khẩu của sản phẩm đó tại nướcxuất xứ hay nước xuất khẩu, trong đó bao gồm cả các khoản trợ cấp đặc biệt choviệc chuyên chở sản phẩm đó. Thuật ngữ thuế đối kháng được hiểu là một khoảnthuế đặc biệt áp dụng nhằm mục đích triệt tiêu mọi khoản ưu đãi hay trợ cấpdành trực tiếp hay gián tiếp cho công đoạn chế biến, sản xuất hay xuất khẩubất cứ hàng hoá nào.

4 Khôngmột sản phẩm nào xuất xứ lãnh thổ của một bên ký kết nhập khẩu vào lãnh thổ củamột bên ký kết khác sẽ bị đánh thuế chống bán phá giá hay thuế đối kháng với lýdo đã được miễn thuế mà một sản phẩm tương tự phải trả khi tiêu thụ tại nướcxuất xứ hoặc xuất khẩu, hay vì lí do đã được hoàn lại các thuế đó.

5. Khôngmột sản phẩm nào xuất xứ lãnh thổ của một bên ký kết nhập khẩu vào lãnh thổ củamột bên ký kết khác sẽ cùng lúc phải chịu cả thuế bán phá giá và thuế đối khángcho cùng một hoàn cảnh bán phá giá hay trợ cấp xuất khẩu.

6. (a) Khôngmột bên ký kết nào sẽ đánh thuế chống bán phá giá hay thuế đối kháng với hàngnhập khẩu xuất xứ lãnh thổ của một bên ký kết khác trừ khi đã xác định, tuỳtheo trường hợp cụ thể, thực sự đã gây ra hoặc đe doạ gây ra thiệt hại đáng kểcho một ngành sản xuất trong nước đã được thiết lập hay làm chậm đáng kể việclập nên một ngành sản xuất trong nước.

 (b) CácBên Ký Kết có thể cho phép miễn thực hiện các yêu cầu của tiết (a) khoản này,cho phép một bên ký kết áp dụng thuế chống bán phá giá hay thuế đối kháng vớiviệc nhập khẩu bất cứ sản phẩm nào nhằm mục đích triệt tiêu việc bán phá giáhay trợ cấp đã gây ra hay đe doạ gây ra thiệt hại đáng kể với một ngành sảnxuất trên lãnh thổ của một bên ký kết khác là bên xuất khẩu sản phẩm tương ứngvào lãnh thổ của bên ký kết nhập khẩu sản phẩm đã nói trên. Các Bên Ký Kết sẽmiễn thực hiện các yêu cầu của tiết (a) thuộc khoản này, cho phép một bên kýkết áp dụng thuế đối kháng trong trường hợp nhận thấy rằng việc trợ cấp đanggây ra hay đe doạ gây ra thiệt hại đáng kể cho một ngành sản xuất trên lãnh thổcủa một bên ký kết khác cũng xuất khẩu sản phẩm tương ứng vào lãnh thổ của bênký kết nhập khẩu sản phẩm.

 (c) Tuynhiên trong các tình huống đặc biệt, nếu việc trì hoãn có thể gây ra tổn hạikhó có thể khắc phục được, một bên ký kết có thể đánh thuế đối kháng với mụcđích như đã nêu tại tiết (b) của khoảnnày mà không cần được Các Bên Ký Kếtthông qua trước; miễn rằng phải thông báo lại ngay cho Các Bên Ký Kết biết vàkhi Các Bên Ký Kết không tán thành thì sẽ rút bỏ ngay việc áp dụng thuế này.

7. Mộthệ thống ổn định giá trong nước hay ổn định sự hoàn vốn cho các nhà sản xuấtsản phẩm sơ cấp trong nước, không phụ thuộc vào biến động giá cả trong xuất khẩucó khi dẫn tới bán hàng cho xuất khẩu với giá thấp hơn giá so sánh dành chongười mua trên thị trường trong nước, sẽ không được suy diễn là dẫn tới tổn hạiđáng kể hiểu theo ý của khoản 6 nếu giữa các bên ký kết có quyền lợi đáng kểvới sản phẩm này sau khi tham vấn thấy rằng:

 (a) hệthống đó cũng dẫn đến kết quả là sản phẩm được bán cho xuất khẩu với giá caohơn giá so sánh bán sản phẩm tương tự cho người mua trong nước, và

 (b) hệthống cũng vận hành như vậy, hoặc trong điều chỉnh thực tế sản xuất, hoặc mộtlý do nào khác, không dẫn tới hệ quả là thúc đẩy không chính đáng xuất khẩu haylàm tổn hại nghiêm trọng quyền lợi của các bên ký kết khác.

ĐiềuVII

Xácđịnh trị giá tính thuế quan

1. Cácbên ký kết thừa nhận hiệu lực của các nguyên tắc chung về xác định trị giá tínhthuế quan nêu tại các khoản tiếp theo của Điều này và cam kết thực thi cácnguyên tắc đó với mọi sản phẩm phải chịu thuế quan và phụ thu* hoặc chịu cáchạn chế về nhập khẩu và xuất khẩu căn cứ vào hoặc điều chỉnh theo trị giá bằngbất cứ cách nào. Ngoài ra, ngay khi một bên ký kết khác có yêu cầu, các bên sẽxem xét lại việc vận dụng bất cứ luật hay quy chế nào liên quan tới trị giátính thuế quan căn cứ vào các nguyên tắc nêu ở đây. Các Bên Ký Kết có thể yêucầu (những) bên ký kết có báo cáo về các bước đi đã được áp dụng theo quy địnhcủa điều khoản này.

2. (a) Trịgiá tính thuế quan với hàng nhập phải dựa vào giá trị thực của hàng nhập khẩulàm cơ sở tính thuế quan, hoặc trị giá thực của hàng tương tự, không được phépcăn cứ vào trị giá của hàng có xuất xứ nội hay trị giá mang tính áp đặt hoặcđược đưa ra một cách vô căn cứ.

 (b) “Giátrị thực” sẽ là giá cả hàng hoá đó hay hàng hoá tương tự được bán hay chàobán vào một thời điểm và tại một địa điểm được xác định theo luật pháp nướcnhập khẩu theo các điều kiện thương mại thông thường trong điều kiện cạnh tranhđầy đủ. Trong chừng mực hàng hoá đó hay hàng tương tự bị chi phối bởi số lượnggắn liền với một dịch vụ nhất định, giá cả đưa ra xem xét sẽ được căn cứ vàonhững điều kiện như vậy với (i) số lượng so sánh được hoặc các số lượng xácđịnh không kém phần thuận lợi cho nhà nhập khẩu tính theo giá lô hàng nhập khẩulớn nhất trong quan hệ thương mại giữa nước xuất khẩu và nước nhập khẩu.

 (c) Khitrị giá thực không xác định được theo quy định tại tiểu điểm (b) của khoảnnày,trị giá dùng để tính thuế quan sẽ là trị giá gần nhất tương đương với trị giánói trên.*

3. Trịgiá để tính thuế quan của bất cứ sản phẩm nhập khẩu nào sẽ không bao gồm bất cứkhoản thuế nội địa nào, đã được nước xuất xứ hoặc xuất khẩu đã cho hoặc sẽ chohàng đó được miễn thuế hay hoàn thuế.

4. (a) Trừkhi có quy định khác trong khoản này, để một bên ký kết vận dụng các quy địnhcủa khoản 2 của Điều này vào việc quy đổi giá hàng tính bằng đồng tiền của mộtnước khác sang nội tệ, tỷ giá quy đổi sẽ dựa trên trị giá tương ứng tuân thủquy định tại Các Điều khoản Thoả thuận của Quỹ Tiền tệ Quốc tế hoặc theo tỷ giáquy đổi được Quỹ công nhận, hoặc theo trị giá tương ứng xác định phù hợp vớimột thoả thuận ngoại hối đặc biệt tuân thủ theo Điều XV của Hiệp định này.

 (b) Khikhông có chuẩn mực về trị giá tương ứng, hay tỷ giá được thừa nhận đó, tỷ giáquy đổi sẽ phản ảnh đúng giá trị giao dịch thương mại của đồng tiền hiện thời.

 (c) CácBên Ký Kết, cùng thoả thuận với Quỹ tiền tệ Quốc tế, sẽ xây dựng quy tắc điềuchỉnh việc các bên ký kết áp dụng cơ chế nhiều tỷ giá quy đổi tiền tệ cho phùhợp với nội dung Điều khoản Thoả thuận của Quỹ tiền tệ Quốc tế. Bất cứ bên kýkết nào cũng có quyền áp dụng các quy tắc này trong quy đổi ngoại tệ nhằm các mụcđích đã nêu tại khoản 2 của điều khoản này thay cho trị giá tương ứng. Trongkhi chờ đợi Các Bên Ký Kết thông qua các quy tắc đó, bất cứ một bên ký kết nàocũng có thể sử dụng các quy tắc chuyển đổi nhằm mục đích như nêu tại Điều 2 củađiều khoản này đã được xây dựng để phản ảnh đúng giá trị thương mại của cácngoại tệ đó.

 (d) Khôngmột quy định nào trong Điều này được lập ra để đòi hỏi bất kỳ một bên ký kếtnào thay đổi các nguyên tắc có hiệu lực trên lãnh thổ của mình vào ngày ký Hiệpđịnh này, nếu sự thay đổi đó có tác dụng nâng mức thuế trung bình đánh vào hàngnhập khẩu.

5. Cơ sởvà phương pháp xác định trị giá sản phẩm chịu thuế quan hay các khoản thu kháchoặc chịu các hạn chế dựa vào hay chịu sự điều chỉnh về trị giá theo bất cứcách nào sẽ phải ổn định, công bố rộng rãi đủ để thương nhân có thể ước tínhđược trị giá để tính thuế với mức độ hợp lý về tính chắc chắn.

ĐiềuVIII

Phívà các thủ tục liên quan đến Xuất Nhập Khẩu*

1. (a) Mọikhoản phí và khoản thu khác với bất cứ tính chất nào (không phải là thuế xuấtkhẩu và nhập khẩu cũng như các khoản thuế quy định tại điều III) được các bênký kết áp dụng nhằm vào hay liên quan tới hàng nhập khẩu hay hàng xuất khẩu sẽchỉ giới hạn trong chừng mực đủ bù các chi phí cung cấp dịch vụ và không mangtính chất bảo hộ gián tiếp cho sản phẩm nội địa hay là thuế đánh vào xuất nhậpkhẩu với mục đích thu ngân sách.

 (b) Cácbên ký kết thừa nhận nhu cầu giảm số lượng và chủng loại các khoản phí và khoảnthu nêu tại tiểu mục (a).

Xem thêm: Sinh Học Và Công Nghệ Sinh Học Là Gì ? Ra Trường Làm Gì? Ngành Công Nghệ Sinh Học Là Gì

 (c) Cácbên ký kết cũng thừa nhận nhu cầu hạn chế xuống tối thiểu các tác động cũng nhưtính phức tạp của các thủ tục về xuất nhập khẩu và nhu cầu giảm bớt và đơn giảnhoá yêu cầu về chứng từ làm thủ tục xuất nhập khẩu.*

2. Khicó yêu cầu của một bên ký kết khác hay của Các Bên Ký Kết, một bên ký kết sẽxem xét lại thực tế áp dụng luật pháp và quy tắc của mình theo tinh thần của điềukhoản này.

3. Khôngmột bên ký kết nào sẽ áp dụng những khoản phạt đáng kể với những vi phạm nhỏ vềquy tắc hải quan hay các yêu cầu về thủ tục. Đặc biệt, với các lỗi sơ suất haylỗi về chứng từ hải quan có thể đính chính dễ dàng và vi phạm không cố ý giantrá hay không do các sơ suất lớn sẽ không bị phạt quá mức cần thiết để cảnhcáo.

4. Cácquy định của Điều được áp dụng cả với các khoản phí, thủ tục và các yêu cầucủa cơ quan chính phủ về xuất nhập khẩu, kể cả các yêu cầu liên quan tới:

(a)dịch vụ của cơ quan lãnh sự như là cấp hoá đơn hay giấy chứng nhận lãnh sự;

(b)hạn chế định lượng;

(c)cấp phép;

(d)kiểm soát ngoại hối;

(e)dịch vụ thống kê;

(f)lập chứng từ, cung cấp chứng từ và chứng nhận / công chứng;

(g)phân tích và giám định; và

(h)vệ sinh dịch tễ và hun trùng.

ĐiềuIX

Nhãnxuất xứ

1. Mỗibên ký kết sẽ dành cho hàng hoá xuất xứ từ lãnh thổ của một bên ký kết khác sựđãi ngộ về quy định đối với nhãn hàng hoá không kém phần thuận lợi hơn sự đãingộ dành cho sản phẩm tương tự của một nước thứ 3 khác.

2. Cácbên ký kết thừa nhận rằng, khi vận dụng và thực thi luật và các quy tắc về nhãnxuất xứ, các biện pháp áp dụng có thể gây khó khăn và bất tiện cho thương mạivà công nghiệp của nước xuất khẩu cần được giảm thiểu hết mức, đồng thời quantâm đúng mức tới quyền lợi của người tiêu dùng chống lại các ký hiệu man trá vàgây hiểu lầm.

3. Khicó điều kiện hành chính để thực hiện, các bên ký kết cần cho phép các nhãn xuấtxứ dán sẵn tại thời điểm nhập khẩu.

4. Luậtlệ và quy tắc của các bên ký kết về nhãn hàng hoá nhập khẩu cần cho phép tuânthủ mà không gây tổn hại lớn tới sản phẩm, hoặc thực sự làm giảm giá trị haylàm tăng chi phí không cần thiết.

5. Nhưmột quy tắc chung, các bên ký kết sẽ không áp đặt thuế riêng hay phạt với việckhông đáp ứng các yêu cầu về nhãn hàng trước khi nhập khẩu trừ khi không cónhững biện pháp sửa chữa kịp thời hợp lý, hay đã cố ý không dán nhãn hàng.

6. Cácbên ký kết sẽ cùng nhau hợp tác nhằm ngăn ngừa việc sử dụng thương danh theocách làm hiểu lầm xuất xứ của sản phẩm, làm tổn hại đến các tên sản phẩm theođịa danh hay theo khu vực của một bên ký kết đã được luật pháp bảo hộ. Mỗi bênký kết sẽ nhìn nhận đầy đủ, thuận lợi, khi xem xét các yêu cầu của một bên kýkết về việc thực thi các cam kết nêu tại câu ngay trước đây thuộc khoản này ápdụng với tên sản phẩm đã được các bên ký kết khác thông báo.

ĐiềuX

Côngbố và quản lý các quy tắc thương mại

1. Các luật, quy tắc, quyết địnhpháp luật và quy tắc hành chính có hiệu lực chung, được bất cứ bên ký kết nàoáp dụng liên quan tới việc phân loại hay định trị giá sản phẩm nhằm mục đíchthuế quan, hay liên quan tới suất thuế quan, thuế hay phí, hay tới các yêu cầu,các hạn chế hay cấm nhập khẩu hay xuất khẩu hay thanh toán tiền hàng xuất nhậpkhẩu, hay có tác động tới việc bán, phân phối, vận tải, bảo hiểm, lưu kho, giámđịnh, trưng bày, chế biến, pha trộn hay sử dụng hàng hoá theo cách nào khác sẽđược công bố khẩn trương bằng cách nào đó để các chính phủ hay các doanh nhânbiết. Các hiệp định có tác động tới thương mại quốc tế đang có hiệu lực giữachính phủ hay cơ quan chính phủ với chính phủ hay cơ quan chính phủ của bất cứbên ký kết nào cũng sẽ được công bố. Các quy định của Điều này sẽ không yêu cầubất cứ một bên ký kết nào phải tiết lộ thông tin mật có thể gây trở ngại choviệc thực thi pháp luật, hoặc trái với quyền lợi chung hoặc gây tổn hại quyềnlợi thương mại chính đáng của một doanh nghiệp nào đó dù là quốc doanh hay tưnhân.

2. CácBên ký kết sẽ không thực thi trước khi công bố chính thức bất cứ biện pháp nàocó phạm vi áp dụng chung mang tính chất nâng suất thuế quan hay nâng các khoảnthu khác đánh vào hàng nhập thuộc diện đang thực hiện thống nhất và đã mặcđịnh, hoặc áp đặt ở mức cao hơn một yêu cầu, một hạn chế nhập khẩu hay hạn chếvề chuyển tiền thanh toán hàng nhập khẩu.

3. (a) Mỗibên ký kết sẽ quản lý luật pháp, quy tắc, các quyết định hay quy chế đã nêu tạikhoản1 của Điều này một cách thống nhất, vô tư và hợp lý.

 (b) Mỗibên ký kết sẽ duy trì hay thiết lập, sớm nhất có thể, các toà án và thủ tục vềchấp pháp, trọng tài hay hành chính cũng như các nội dung khác, có mục đích xemxét và điều chỉnh khẩn trương các hành vi hành chính trong lĩnh vực hải quan.Các cơ quan xét xử và các thủ tục đó sẽ độc lập với các cơ quan hành chính đượcgiao nhiệm vụ thực thi và các quyết định xét xử sẽ được các cơ quan hành chínhđó thi hành và có hiệu lực điều chỉnh hành vi chính quyền, trừ khi có kháng ántrong cùng thời hạn kháng án áp dụng với các nhà nhập khẩu; miễn là cấpthẩm quyền trung ương của cơ quan đó có thể có phương thức để xem xét lại vấnđề theo một quy trình khác nếu có lý do chính đáng để tin rằng quyết định đókhông đáp ứng các nguyên tắc pháp luật đã hình thành và thực tế vụ việc.

 (c) Các quyđịnh của điểm (b) thuộc khoản này sẽ không yêu cầu phải triệt tiêu hay thaythế các thủ tục có hiệu lực trên lãnh thổ của một bên ký kết vào ngày Hiệp địnhnày được ký kết mà trong thực tế đã xem xét khách quan và vô tư các hành vi củachính quyền dẫu rằng các thủ tục đó không hoàn toàn hoặc về hình thức không độclập với các cơ quan được giao nhiệm vụ thực thi hành chính. Khi được yêu cầu bấtkỳ bên ký kết nào áp dụng chính sách biện pháp nêu trên sẽ cung cấp cho Các BênKý Kết thông tin đầy đủ về các biện pháp đó, để Các Bên Ký Kết có thể định đoạtrằng các thủ tục đó có đáp ứng các yêu cầu của tiểu khoảnnày hay không.

ĐiềuXI

Triệttiêu chung các hạn chế định lượng

1. Khôngmột sự cấm hay hạn chế nào khác ngoại trừ thuế quan và các khoản thu khác, dùmang hình thức hạn ngạch, giấy phép nhập khẩu hay xuất khẩu hoặc các biện pháp khácsẽ được bất cứ một bên ký kết nào định ra hay duy trì nhằm vào việc nhập khẩutừ lãnh thổ của bất kỳ bên ký kết nào hay nhằm vào việc xuất khẩu hay bán hàngđể xuất khẩu đến lãnh thổ của bất kỳ bên ký kết nào.

2. Cácquy định của khoản 1 của Điều này sẽ không được áp dụng với các trường hợpdưới đây:

 (a) Cấmhay hạn chế xuất khẩu tạm thời áp dụng nhằm ngăn ngừa hay khắc phục sự khanhiếm trầm trọng về lương thực hay các sản phẩm khác mang tính trọng yếu đối vớivới Bên ký kết đang xuất khẩu;

 (b) Cấm hay hạn chế xuất khẩu cần thiết để áp dụng các tiêu chuẩn hay quy chế về phânloại, xếp hạng hay tiếp thị các sản phẩm trên thị trường quốc tế;

 (c) Hạnchế nhập khẩu nông sản hay thuỷ sản dù nhập khẩu dưới bất cứ hình thức nào nhằmtriển khai các biện pháp của chính phủ được áp dụng:

 (i) đểhạn chế số lượng các sản phẩm nội địa tương tự được phép tiêu thụ trên thịtrường hay sản xuất, hoặc là nếu không có một nền sản xuất trong nước đáng kể,thì để hạn chế số lượng một sản phẩm nội địa có thể bị sản phẩm nhập khẩu trựctiếp thay thế; hoặc

 (ii) đểloại trừ tình trạng dư thừa một sản phẩm nội địa tương tự, hoặc nếu không cónền sản xuất một sản phẩm nội địa tương tự, để loại trừ tình trạng dư thừa mộtsản phẩm nhập khẩu trực tiếp thay thế, bằng cách đem số lượng dư thừa để phụcvụ một nhóm người tiêu dùng miễn phí hay giảm giá dưới giá thị trường; hoặc

 (iii) đểhạn chế số lượng cho phép sản xuất với một súc sản mà việc sản xuất lại phụthuộc trực tiếp một phần hay toàn bộ vào một mặt hàng nhập khẩu, nếu sản xuấtmặt hàng đó trong nước tương đối nhỏ.

Bất cứ một bênký kết nào khi áp dụng hạn chế nhập khẩu bất cứ một sản phẩm nào theo nội dung điểm (c) của khoản này sẽ công bố tổng khối lượng hay tổng trị giá của sản phẩmđược phép nhập khẩu trong một thời kỳ nhất định trong tương lai và mọi thay đổivề số lượng hay trị giá nói trên. Hơn thế nữa, bất cứ sự hạn chế nào được ápdụng theo nội dung mục (i) nói trên cũng không nhằm hạn chế tổng khối lượngnhập khẩu trong tương quan với tổng khối lượng được sản xuất trong nước, so vớitỷ trọng hợp lý có thể có trong điều kiện không có hạn chế. Khi xác định tỷtrọng này bên ký kết đó cần quan tâm đúng mức tới tỷ trọng đã có trong một thờigian đại diện trước đó hay quan tâm tới một nhân tố riêng biệt nào đó có thể đãhay đang ảnh hưởng tới sản phẩm liên quan.

ĐiềuXII*

Hạnchế để bảo vệ cán cân thanh toán

1. Chodù có các quy định tại khoản 1 của Điều XI, bất cứ bên ký kết nào, để bảo vệtình hình tài chính đối ngoại và cán cân thanh toán, có thể hạn chế số lượnghay trị giá hàng hoá cho phép nhập khẩu, theo quy định tại các khoản dưới đâycủa điều khoản này.

2. (a) Cáchạn chế nhập khẩu được định ra, duy trì hay mở rộng theo quy định của điềukhoản này sẽ không vượt quá mức cần thiết:

 (i) đểngăn ngừa mối đe doạ hay để ngăn chặn sự suy giảm nghiêm trọng dự trữ ngoạihối.

(ii) trongtrường hợp một bên ký kết có dự trữ ngoại hối rất thấp, để nâng dự trữ ngoạihối lên một mức hợp lý.

Trongcả hai trường hợp cần có sự quan tâm đúng mức đến bất cứ nhân tố đặc biệt nàocó thể tác động đến dự trữ hay nhu cầu về dự trữ của một bên ký kết, trong đócó tín dụng đặc biệt vay nước ngoài hay những nguồn khác có thể tiếp cận, nhucầu sử dụng thích hợp tín dụng hay các nguồn đó.

 (b) Cácbên ký kết khi áp dụng các hạn chế nêu tại điểm (a) của khoản này sẽ nới lỏngcác hạn chế đó khi các điều kiện dẫn tới hạn chế được cải thiện, chỉ duy trìcác hạn chế đó ở mức độ các điều kiện đã nêu tại điểm đó còn chứng minh được sựcần thiết phải áp dụng. Họ sẽ loại bỏ các hạn chế khi các điều kiện không cònchứng minh được việc định ra hay duy trì các biện pháp đó theo như quy địnhtại điểm (a) đó.

3. (a) Cácbên ký kết chấp nhận, trong khi thực hành chính sách trong nước, sẽ quan tâmđúng mức đến nhu cầu duy trì hoặc lập lại sự thăng bằng cán cân thanh toán trênmột cơ sở lành mạnh và lâu dài và tới mong muốn tránh việc sử dụng phi kinh tếcác nguồn lực sản xuất. Các bên thừa nhận rằng nhằm đạt tới các mục đích này,trong chừng mực cao nhất có thể cần vận dụng các biện pháp có tính chất mở rộngthương mại hơn là các biện pháp ngăn cản thương mại.

 (b) Cácbên ký kết áp dụng các hạn chế theo điều khoản này có thể xác định tác động củacác hạn chế lên việc nhập khẩu các sản phẩm hay nhóm sản phẩm khác nhau để ưutiên cho việc nhập khẩu các sản phẩm trọng yếu hơn.

 (c) Cácbên ký kết áp dụng các hạn chế theo điều khoản này cam kết:

 (i) tránhgây tổn hại không cần thiết cho quyền lợi thương mại và kinh tế của bất kỳ bênký kết nào.

(ii) không ápdụng các hạn chế nhằm ngăn ngừa bất hợp lý việc nhập khẩu bất kỳ sản phẩm nàocó số lượng thương mại tối thiểu, nếu loại trừ số lượng đó có thể làm đảo lộncác kênh thương mại bình thường.

 (d) Cácbên ký kết thừa nhận rằng việc một bên ký kết áp dụng chính sách nội địa hướngtới đạt được và tạo đủ công ăn việc làm và phát triển nguồn lực kinh tế có thểdẫn tới việc bên ký kết đó có nhu cầu cao về nhập khẩu bao gồm cả mối đe doạvới dự trữ ngoại hối như đã nêu tại điểm 2 (a) của Điều này. Do vậy, một bênký kết khi đã tuân thủ đầy đủ các quy định khác của điều khoản này sẽ khôngphải huỷ bỏ hay điều chỉnh các hạn chế, bởi vì nếu có sự điều chỉnh chính sáchthì các các hạn chế áp dụng theo điều khoản này sẽ trở thành không cần thiết.

4. (a) Bấtkỳ bên ký kết nào khi áp dụng các hạn chế mới hay nâng mức hạn chế của các biệnpháp đang áp dụng sẽ tham vấn ngay (hoặc nếu có thể thì tham vấn trước) Các BênKý Kết về tính chất của các khó khăn về cán cân thanh toán, các biện pháp cóthể được vận dụng thay thế và các tác động có thể của các hạn chế với nền kinhtế của các bên ký kết khác.

 (b) CácBên Ký Kết sẽ xem xét lại, vào một ngày sẽ được các bên ký kết xác định saunày, mọi hạn chế cho tới khi đó vẫn còn được áp dụng theo quy định của điềukhoản này. Trong thời hạn 1 năm kể từ ngày nêu trên, các bên ký kết còn áp dụngcác hạn chế với hàng nhập khẩu theo tinh thần của điều khoản này, theo sẽ tiếnhành tham vấn hàng năm với Các Bên Ký Kết vơi hình thức đã nêu tại điểm(a) củakhoản này.

 (c) (i) Nếukhi tham vấn căn cứ theo quy định tại điểm (a) hoặc điểm (b) nêu trên, CácBên Ký Kết thấy rằng các hạn chế không tương thích với các quy định tại điềukhoản này hay các quy định của Điều VIII (với bảo lưu phù hợp các quy định của điềuXIV), họ sẽ chỉ ra tính chất bất cập và có thể kiến nghị việc điều chỉnh cáchạn chế cho phù hợp.

(ii)Nếu mặc dù đã tham vấn, Các Bên Ký Kết xác định rằng các hạn chế đã được ápdụng dẫn tới trái nghiêm trọng với các quy định của Điều này hoậc các quy địnhcủa Điều XIII (với các bảo lưu tại Điều XIV) và các biện pháp đó dẫn tới làmthiệt hại hay đe doạ làm thiệt hại cho thương mại của một bên ký kết, Các BênKý Kết sẽ thông báo ý kiến cho bên ký kết đang áp dụng hạn chế biết đồng thờicó khuyến nghị thích hợp để trong một thời gian nhất định bên ký kết đó tuânthủ các quy định liên quan đã nêu. Nếu bên ký kết đó vẫn không tuân thủ cáckhuyến nghị đó, Các Bên Ký Kết có thể cho phép bất kỳ một bên ký kết nào bị ảnhhưởng của các hạn chế đó được miễn bất kỳ nghĩa vụ nào đối với bên ký kết ápdụng hạn chế đó, thuộc phạm vi của Hiệp định này được Các Bên Ký Kết coi làthích hợp, tuỳ theo tình huống cụ thể.

 (d) Cácbên ký kết sẽ mời bất kỳ bên ký kết nào hiện đang áp dụng các hạn chế theo tinhthần của điều khoản này, tham vấn khi một bên ký kết có yêu cầu và thấy có biểuhiện áp dụng các hạn chế không phù hợp với các quy định của điều khoản này haycủa Điều XIII (với bảo lưu phù hợp các quy định của điều XIV) và làm thiệt hạicho thương mại của một bên ký kết. Tuy nhiên, Các Bên Ký Kết chỉ đưa ra đềnghị tham vấn chung khi thấy rằng tham vấn trực tiếp giữa các bên ký kết cóliên quan đã không thành. Nếu không đạt được một thoả thuận tại các cuộc thamvấn với Các Bên Ký Kết và Các Bên Ký Kết xác định rằng các hạn chế đã được ápdụng một cách không phù hợp với các quy định nêu trên và dẫn tới thiệt hại hayđe doạ gây thiệt hại cho thương mại của bên ký kết nào đặt vấn đề tham vấn, CácBên Ký Kết sẽ khuyến nghị rút bỏ hay điều chỉnh các hạn chế đó. Nếu các hạn chếkhông được rút bỏ hay điều chỉnh trong thời hạn đã được Các Bên Ký Kết quy địnhđó, Các Bên Ký Kết có thể miễn cho bên ký kết đã khởi đầu các thủ tục tham vấncác nghĩa vụ thuộc phạm vi Hiệp định này được coi là thích đáng, tuỳ vào hoàncảnh cụ thể được Các Bên Ký Kết xác định, đối với bên ký kết đang áp dụng cáchạn chế.

 (e) Khitiến hành các thủ tục theo quy định của khoản này, Các Bên Ký Kết sẽ tính đếnmọi nhân tố bên ngoài có tính chất đặc biệt làm thiệt hại cho xuất khẩu của bênký kết đang áp dụng các hạn chế.*

 (f) Nhữngđánh giá nêu trên cần được tiến hành nhanh chóng và nếu có thể được cần tiếnhành trong vòng 60 ngày kể từ ngày bắt đầu tham vấn.

5. Trongtrường hợp các hạn chế số lượng được áp dụng với hàng nhập khẩu theo tinh thầncủa điều khoản này có tính chất kéo dài và có thể dẫn tới sự mất thăng bằngchung làm giảm khối lượng thương mại quốc tế, Các Bên Ký Kết sẽ tiến hành thảoluận để xem xét việc các biện pháp khác có thể được các bên ký kết đang có cáncân thanh toán chịu tác động bất lợi hay các bên ký kết đang có cán cân thanhtoán đặc biệt thuận lợi hoặc mọi tổ chức liên chính phủ có khả năng thi hànhnhằm xoá bỏ nguyên nhân căn bản của sự mất thăng bằng cán cân đó. Khi được CácBên Ký Kết mời, mỗi bên ký kết sẽ tham dự đàm phán như đã nêu trên.

ĐiềuXIII*

Ápdụng các hạn chế số lượng một cách không phân biệt đối xử

1. Khôngmột sự cấm hay hạn chế nào sẽ được bất kỳ một bên ký kết nào áp dụng với việcnhập khẩu bất kỳ một sản phẩm nào có xuất xứ từ lãnh thổ của một bên ký kếtkhác hay với một sản phẩm xuất khẩu đến lãnh thổ của bất kỳ một bên ký kếtkhác, trừ khi những sự cấm đoán hạn chế tương tự cũng được áp dụng với sản phẩmtương tự có xuất xứ từ một nước thứ ba hay với một sản phẩm tương tự xuất khẩuđi một nước thứ ba.

2. Khiáp dụng các hạn chế với nhập khẩu một sản phẩm nào đó, các bên ký kết sẽ cốgắng đạt đến sự phân bổ về thương mại sản phẩm đó gần nhất với thực trạngthương mại của sản phẩm đó mà các bên ký kết khác nhau có thể có được tronghoàn cảnh không có các hạn chế đó, và các bên ký kết sẽ tuân thủ các quy địnhsau:

 (a) Khicó thể tiến hành được, tổng hạn ngạch cho phép nhập khẩu (dù có phân bổ giữacho các nhà cung cấp hay không) sẽ được xác định và công bố theo quy định của điểm b) khoản 3 của Điều này.

 (b) Khikhông thể xác định được tổng hạn ngạch, các hạn chế có thể được áp dụng bằngcách cấp giấy phép nhập khẩu không có tổng khối lượng.

 (c) Trừkhi vận dụng hạn ngạch phân bổ phù hợp với tiểu điểm d) thuộc khoản này, cácbên ký kết sẽ không đưa ra quy định rằng giấy phép nhập khẩu được sử dụng đểnhập khẩu một sản phẩm xác định có xuất xứ từ một nước hay một nguồn cụ thểnào.

 (d) Trongtrường hợp hạn ngạch được phân bổ giữa các nước cung cấp, bên ký kết đang ápdụng hạn ngạch có thể thoả thuận với các bên ký kết có quyền lợi đáng kể trongviệc cung cấp sản phẩm đó về mức được phân bổ. Trong những trường hợp phươngthức nêu trên không hợp lý, bên ký kết nói trên sẽ phân chia hạn ngạch thànhcác phần tương ứng cho các bên ký kết có quyền lợi đáng kể trong việc cung cấpsản phẩm đó theo tỷ lệ tham gia của mỗi bên ký kết trong nhập khẩu một hàng đótrong một thời kỳ trước đó có tính đại diện, có tính đến mọi nhân tố đặc biệtcó thể tác động đến thương mại của sản phẩm đó. Không một điều kiện hay thủ tụcriêng nào mang tính chất ngăn cản một bên ký kết sử dụng hết phần hạn ngạch đãđược phân bổ, được đặt ra với điều kiện hàng được nhập khẩu trong thời hạn đãquy định trong giấy phép sử dụng hạn ngạch.

3. (a) Trongtrường hợp áp dụng việc cấp phép nhập khẩu khi hạn chế nhập khẩu, khi các bênký kết quan tâm tới việc nhập khẩu sản phẩm nói trên có yêu cầu, bên ký kếtđang áp dụng hạn chế sẽ cung cấp các thông tin hữu ích liên quan tới việc ápdụng các hạn chế, các giấy phép đã cấp trong thời gian gần đó và việc phân bổgiấy phép giữa các nước cung cấp, tuy nhiên không phải cung cấp tên các nhànhập khẩu hay nhà cung cấp.

 (b) Trongtrường hợp hạn chế nhập khẩu thông qua hạn ngạch, bên ký kết đang áp dụng hạnchế sẽ công bố tổng khối lượng và tổng trị giá của sản phẩm được phép nhập khẩutrong thời kỳ sắp tới cũng như công bố mọi thay đổi liên quan. Nếu một sản phẩmnào đó đang trên đường vận chuyển khi việc hạn chế được công bố, hàng hoá sẽkhông bị từ chối nhập khẩu khi tới cảng. Tuy nhiên được phép khấu trừ, trongchừng mực có thể, trong số lượng cho phép nhập khẩu trong thời kỳ có hạn chế sốlượng nêu trên và nếu cần, khấu trừ trong số lượng cho phép nhập khẩu vào thờikỳ tiếp theo. Ngoài ra nếu một bên ký kết, theo thông lệ, miễn áp dụng hạn chếsản phẩm với các sản phẩm được hoàn thành thủ tục hải quan trong vòng 30 ngàykể từ ngày công bố Danh mục hạn chế được coi là thoả mãn hoàn toàn các quy địnhcủa tiết này.

 (c) Trongtrường hợp hạn ngạch được phân bổ giữa các nước cung cấp, bên ký kết áp dụnghạn chế sẽ thông báo trong thời hạn ngắn nhất tất cả các bên ký kết quan tâmđến việc cung cấp sản phẩm liên quan về phần hạn ngạch được phân bổ cho cácnước cung cấp khác nhau, tính theo khối lượng và trọng lượng, thời hạn có hiệulực và công bố mọi thông tin hữu ích liên quan.

4. Vớicác hạn chế áp dụng phù hợp với điểm 2 d) Điều này hay điểm 2 c) của Điều XI,trước tiên Bên ký kết áp dụng các hạn chế tự mình chọn thời kỳ đại diện cho mỗisản phẩm cũng như bất kỳ nhân tố đặc biệt nào tác động đến thương mại của sảnphẩm đó. Tuy nhiên, khi một Bên ký kết có quyền lợi đáng kể trong việc cung cấp sản phẩm đó yêu cầu hay Các Bên Ký Kết có yêu cầu, bên ký kết nói trên sẽ thamvấn không chậm trễ với bên ký kết kia hoặc Các Bên Ký Kết về việc cần xem xétlại tỷ lệ phần trăm đã phân bổ hay thời kỳ đại diện đã được chọn hay đánh giávề các nhân tố đặc biệt mới đã được đưa vào tính toán, hay loại bỏ các điềukiện, thủ tục, hay các quy định khác được đưa ra một cách đơn phương và có liênquan tới việc phân bổ hạn ngạch cho thích hợp hay việc sử dụng hạn ngạch khôngbị hạn chế.

Xem thêm: Làm Pg Là Làm Gì – Tìm Hiểu Công Việc Pg Cần Làm

5. Cácquy định của Điều này cũng được áp dụng với hạn ngạch thuế quan được một bên kýkết đặt ra hay duy trì; hơn nữa, trong chừng mực có thể, các nguyên tắc nàycũng được áp dụng với các biện pháp hạn chế xuất khẩu.

ĐiềuXIV*

Ngoạilệ của quy tắc không phân biệt đối xử

1. Mộtbên ký kết đang áp dụng các hạn chế theo điều XII hoặc theo Tiết B của điềuXVIII, khi vận dụng các hạn chế này có thể làm trái các quy định tại điều XIIItrong chừng mực làm trái có tác động tương ứng với các hạn chế về thanh toán vàchuyển tiền liên quan tới các giao dịch quốc tế vãng lai mà bên ký kết đó đượcphép vận dụng cùng với hay theo qu

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *