“Lúc đó tôi chỉ nghĩ làm sao để cho nạn nhân được sống. Sự việc xảy ra trong tích tắc nên tôi không nghĩ được gì nhiều”, Trung sĩ Tống Văn Đông (SN 2000), cán bộ Đội chữa cháy và cứu hộ cứu nạn khu vực 1, Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH, Công an tỉnh Thanh Hóa nhớ lại giây phút nhường mặt nạ chống độc cho nạn nhân hơn 1 năm về trước.

Đang xem: Lính cứu hỏa việt nam

*

Vì Nhân dân quên mình

Chúng tôi gặp lại người lính cứu hỏa Tống Văn Đông vào một buổi sáng đầu xuân khi anh đang cùng đồng đội tập luyện. Ít ai nghĩ chàng trai 21 tuổi ấy đã từng quên đi cả mạng sống của mình để cứu người trong lúc nguy cấp nhất.

*

Khi lực lượng chức năng có mặt, đám cháy đã bao trùm khu vực tầng 3, có nguy cơ cháy lan lên các tầng trên, các khu vực lân cận, tỏa nhiều khói, khí độc và có nhiều nạn nhân mắc kẹt ở các tầng phía trên.

Sau khi tiếp cận đám cháy, triển khai đội hình, anh được phân công làm trinh sát đi lên tìm kiếm và hướng dẫn người bị nạn ra ngoài. Khi lên đến tầng 4, tầng 5, anh cùng một đồng đội giải cứu được 4-5 người, đưa họ xuống nơi an toàn. Cứ thế, gặp người bị nạn ở đâu, anh lại cùng đồng đội tiếp tục hỗ trợ họ.

*

“Lúc ấy, tưởng mọi nguy hiểm đã qua thì tôi nhận được báo có người đang mắc kẹt trên tầng 8. Tôi cùng với một đồng đội nhanh chóng chạy lên, lúc này khói đã dày đặc, không thể nhìn thấy được gì nữa, để khỏi lạc mất nhau, anh em chúng tôi phải cầm tay nhau cùng đến nơi có người bị nạn. Chúng tôi gọi to: Chúng tôi lên cứu hộ, ở đây có ai bị nạn không”, Tống Văn Đông nhớ lại.

Lúc này nạn nhân vẫn còn tỉnh táo, chúng tôi vui mừng đưa người bị nạn thoát khỏi hiện trường. Nhưng vừa chạy đến cầu thang bộ thì thấy khói tràn lên dữ dội, cửa thoát hiểm thì đóng chặt nên cả 3 quyết định quay lại tầng 8 nhờ hỗ trợ từ đồng đội.

“Chị ấy ngã vào người tôi rồi ngất lịm. Tôi chỉ nghĩ làm sao để cứu sống được nạn nhân, vì vậy tôi liền báo cáo với chỉ huy, kêu gọi hỗ trợ, đồng thời tháo mặt nạ chống độc nhường bình ôxy cho nạn nhân. Khoảng 1 phút sau, tôi bắt đầu thấy khó thở”, Đông cho biết.

*

Với những gì được huấn huyện cùng với kinh nghiệm trong thực tiễn anh quờ quạng tìm nơi có nước. “Tôi bỏ hết tất cả những đồ vật trên người gây cản trở mình trong quá trình di chuyển, rồi bò xuống sàn nhà, lần vào được nhà vệ sinh cởi áo nhúng vào nước, trùm lên đầu và không biết gì nữa. Khi tỉnh lại tôi đang nằm trong bệnh viện rồi”, Đông kể lại.

Lý giải về quyết định tháo mặt nạ chống độc nhường bình ôxy cho nạn nhân và rồi bất tỉnh ngay tại hiện trường vụ cháy, Đông bảo: “Lúc đó tôi chỉ nghĩ làm sao để cho nạn nhân được sống. Sự việc chỉ xảy ra trong tích tắc nên tôi không nghĩ được gì nhiều. Dù sao mình cũng đã được đào tạo nghiệp vụ, nếu không có bình ôxy tôi nghĩ bản thân vẫn cố cầm cự để chờ đồng đội lên cứu. Còn chị ấy, nếu không có bình, chắc chắn sẽ chết”.

Xem thêm: Các Loại Dầu Gội Cặp Dầu Gội, Top 6 Loại Dầu Gội Chuyên Phục Hồi Tóc Hư Tổn

Mong được cống hiến

*

2 năm gắn bó với nghề, nhưng anh Tống Văn Đông không nhớ hết mình và đồng đội đã tham gia bao nhiêu vụ cứu hỏa, cứu nạn trên địa bàn Thanh Hóa. Anh chỉ biết rằng, vụ nào cũng có những mối nguy hiểm nhất định mà nếu không có lòng can đảm, khó có thể trụ lại với nghề.

Dù đối diện với bao nguy hiểm, nhưng anh chưa bao giờ hối hận với quyết định thực hiện nghĩa vụ trong lực lượng phòng cháy, chữa cháy – cứu hộ cứu nạn.

Khi nhắc đến những nguy hiểm trong công việc của mình, Đông cho biết: “Tôi cũng là một con người, từng có lúc sợ khi nhìn thấy những cột khói đen ngòm, những ngọn lửa hừng hực cháy… Nhưng khi những gương mặt hoảng loạn, cùng với tiếng la hét trọng tuyệt vọng của người bị nạn hiện ra thì sự sợ hãi đó lại nhanh chóng biến”.

*

Sau khi học xong phổ thông trung học, Đông đã có 9 tháng làm công việc lắp đặt thiết bị phòng cháy chữa cháy. Rồi anh đăng ký thực hiện nghĩa vụ trong lực lượng Công an Nhân dân và trở thành chiến sĩ cảnh sát phòng cháy chữa cháy – cứu hộ cứu nạn.

Ngoài giờ tập luyện, anh cùng đồng đội làm vườn, tập thể thao, ăn ngủ điều độ, đúng giờ. Mỗi tháng, anh được nghỉ phép về nhà với bố mẹ 1 lần. Có lẽ, với mỗi người lính như Đông, niềm hạnh phúc của họ chính là được cùng với đồng đội tham gia làm nhiệm vụ, cùng nhau đối mặt với khó khăn, thử thách phía trước.

*

Thượng tá Đỗ Văn Yên, Phó Trưởng Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH, Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết: Vụ cháy xảy ra tại tòa nhà Công ty CP xây lắp Dầu khí Thanh Hóa là một trong những vụ cháy lớn nhất của tỉnh, với nhiều nạn nhân trong hiện trường. Sự kịp thời chữa cháy, cứu hộ cứu nạn của các lực lượng chức năng đã hạn chế đến mức tối đa sự thiệt hại về người và tài sản. Sự nỗ lực của đơn vị, đặc biệt là tấm gương dũng cảm của đồng chí Tống Văn Đông đã được Giám đốc Công an tỉnh chỉ đạo học tập trong toàn ngành.

*

“Nếu được chọn lại tôi vẫn sẵn sàng nhường mặt nạ cho nạn nhân. Thời gian tới tôi sẽ cố gắng nhiều hơn nữa, cống hiến nhiều hơn nữa để xứng đáng là gương mặt trẻ đại diện cho tuổi trẻ Việt Nam”, Đông cười hiền bộc bạch.

Trung sĩ Tống Văn Đông được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen năm 2020. Hiện anh đang được đề nghị tặng Giải thưởng Thanh niên Công an tiêu biểu; Huy hiệu Tuổi trẻ dũng cảm; Chiến sĩ thi đua cơ sở năm 2020.

Xem thêm: Ggwp Có Nghĩa Là Gì – Ggwp Là Gì Trong Liên Minh Huyền Thoại

Tống Văn Đông cũng là 1 trong 20 đề cử cho giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2020.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *