Các bị cáo cầm đầu hai đường dây khai mang phần lớn tiền thu được trong số hàng chục tỉ đồng đi ăn uống, chung chi cho cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông để nhờ “bảo kê” xe quá tải.

Đang xem: Thấy gì từ vụ án 'mua bán logo xe vua'?

*

Cụ thể, từ tháng 4.2015, sau khi nhận phản ánh từ các phương tiện thông tin đại chúng, cho rằng có hiện tượng mua bán logo xe “vua” để được bảo kê xe quá tải nên Bộ GTVT có công văn đề nghị Bộ Công an điều tra, xử lý. Đến cuối tháng 8.2015, Cơ quan CSĐT Bộ Công an (C45) triệt phá 2 đường dây do Nguyễn Văn Thới và Lê Thị Cẩm Vân cầm đầu.
Theo cáo trạng, khi là chủ doanh nghiệp vận tải chở hàng tại TP.HCM, xe của Nguyễn Văn Thới thường xuyên bị CSGT, TTGT xử lý lỗi chở quá tải nên Thới phải chung chi cho lực lượng này để họ làm ngơ. Từ đó, Thới nảy ra ý tưởng in logo làm ký hiệu ngầm cho CSGT, TTGT bao xe quá tải, rồi bán cho các chủ xe, tài xế nhằm thu lợi.
Thới bắt đầu tổ chức in, bán logo từ đầu năm 2014 với giá từ 2 – 2,5 triệu đồng/logo/tháng. Thời gian đầu, Thới bán logo ký hiệu “68”, nhưng đến tháng 4.2015, do hình logo này bị báo chí đăng, Thới đổi logo ký hiệu thành “Garage Thành Đô”.

*
Quá trình ghi lời khai của 9/10 bị cáo, họ đều khai rõ tên, đơn vị công tác những CSGT, TTGT liên quan nhưng không biết họ tên đầy đủ. Qua xác minh, đối chiếu tại đơn vị những cán bộ CSGT, TTGT này công tác, C45 Bộ Công an đã xác định được họ tên đầy đủ, cấp bậc, chức vụ, đơn vị công tác của từng cán bộ
*

Đặc quyền của những tài xế, chủ xe khi mua logo “Garage Thành Đô” của Thới là sẽ được bao chở quá tải trên địa bàn TP.HCM và một số tuyến đường ở tỉnh Đồng Nai, Bình Dương. Để làm được những việc này, Thới và đồng phạm khai đã chung chi tiền cho một số cán bộ CSGT, TTGT ở nhiều đội, trạm trên địa bàn TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương. Khi xe quá tải có dán logo “Garage Thành Đô” đi ngang qua các tuyến đường Thới đã “mua” thì CSGT, TTGT sẽ làm ngơ không kiểm tra, xử lý hoặc nếu có kiểm tra, người mua logo sẽ gọi điện cho Thới can thiệp, xin không lập biên bản vi phạm.
Khi bán logo cho các chủ xe, Thới lập sổ sách ghi lại biển số xe, số điện thoại của người mua để quản lý. Thời điểm bị bắt (tháng 8.2015), Thới đã bán logo và đang quản lý 1.457 xe, thu về gần 22,8 tỉ đồng.
Đối với đường dây do Lê Thị Cẩm Vân cùng đồng phạm thực hiện, Vân khai quá trình là chủ doanh nghiệp kinh doanh vận tải chở gạch, xe của bị cáo thường xuyên bị CSGT, TTGT “thổi” vì lỗi chở quá tải nên phải chung chi cho các lực lượng này. Lâu dần, Vân cũng thực hiện hành vi phạm tội tương tự Thới.
Logo Vân in và bán hình cành mai, giá 2,2 triệu đồng/logo/tháng. Thời gian đầu, Vân khai không thu lợi vì toàn bộ tiền bán logo phải chi phí tiếp khách, quan hệ với CSGT, TTGT. Đến tháng 7.2015, Vân đổi ký hiệu thành “Xe chở hàng”, giá bán 2,2 – 2,3 triệu đồng/logo/tháng. Ngoài ra, ai mua thêm logo in hình ông mặt trời hoặc hình ngôi sao với giá 500.000 đồng/logo/tháng sẽ được Vân bao quá tải thêm một số tuyến đường trên địa bàn Đồng Nai, Bình Dương.
Vân khai đã chi 20% trên tổng số tiền thu được từ việc bán logo để đưa hối lộ cho CSGT, TTGT. Đến thời điểm Vân bị bắt, đường dây của bị cáo đã bán được 1.494 logo, thu về hơn 7,9 tỉ đồng.

Xem thêm: Tê Chân Phải Là Bệnh Gì ? Nguyên Nhân Và Cách Chữa Nhanh, Hiệu Quả

Theo cáo trạng, số tiền các bị cáo thu về từ việc bán logo lên đến hơn 30 tỉ đồng, nhưng Thới chỉ hưởng lợi hơn 1,3 tỉ đồng, Vân hưởng lợi gần 1,6 tỉ đồng. Còn lại các bị cáo khai sử dụng chi phí ăn uống, đưa hối lộ cho CSGT, TTGT; nộp phạt cho các xe mua logo nhưng vẫn bị xử phạt hành chính; trả tiền thuê người đi theo dõi, canh chừng tổ tham mưu đặc biệt…
Thới khai, hằng tháng tùy theo lưu lượng xe mua logo lưu thông qua các địa bàn do các đội, trạm CSGT, TTGT quản lý mà giao bị cáo Trần Quốc Thái đưa tiền hối lộ cho mỗi đội, trạm từ 10 – 300 triệu đồng/tháng. Tổng cộng, từ tháng 7.2014 – 8.2015, bị cáo đã chi gần 5 tỉ đồng cho CSGT, TTGT.

*

Danh tính các cán bộ CSGT, số tiền từng cán bộ nhận theo lời khai của Thới, Thái thì tài liệu, hồ sơ vụ án cũng liệt kê khá chi tiết, gồm tại 16 đội, trạm CSGT trực thuộc Phòng CSGT đường bộ – đường sắt Công an TP.HCM và 16 đội CSGT công an các quận, huyện TP.HCM… Ngoài ra là danh tính một số cán bộ thuộc các đội CSGT, TTGT tại các TP, thị xã thuộc tỉnh Bình Dương và tỉnh Đồng Nai theo lời khai của các bị cáo.
Các bị cáo khai đã chi tiền cho một số cán bộ của 7 đội TTGT thuộc Sở GTVT TP.HCM, tùy mỗi đội sẽ nhận tiền bảo kê hằng tháng hoặc nhận của từng xe vi phạm. Còn TTGT Bình Dương và Đồng Nai, Thới khai tên 2 cán bộ nhận tiền hàng trăm triệu đồng/tháng.
Qua đối chiếu, lời khai của Thới trùng khớp với lời khai của Thái về số tiền, số lần, tên các cán bộ CSGT, TTGT nhận tiền.
Đối với đường dây của Vân, ngoài trực tiếp đưa tiền hối lộ, Vân còn phân công Trần Trọng Nhân, Huỳnh Tấn Thắng cầm tiền đưa trực tiếp cho một số cán bộ CSGT, TTGT. Theo hồ sơ, Vân khai chung chi hơn 576 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, căn cứ vào tài liệu và lời khai của các bị cáo khác, cáo trạng xác định tháng 6, 7, 8.2015, Vân và đồng phạm đã đưa hối lộ 627 triệu đồng cho một số CSGT, TTGT.
Có cán bộ thuộc 11 đội, trạm CSGT của Công an TP.HCM và 4 đội CSGT thuộc công an quận/huyện trong danh sách đường dây của Vân; Vân cũng khai đưa hối lộ cho 3 đội TTGT TP.HCM. Trên địa bàn Bình Dương, Đồng Nai, Vân khai đưa tiền cho một số cán bộ của 2 đội CSGT.
Huỳnh Tấn Thắng khai giúp Vân 4 lần đưa tiền, đưa danh sách các xe mua logo cho cán bộ tên H. ở Đội 7 TTGT của TP.HCM, với số tiền 308 triệu đồng. Còn bị cáo Trần Trọng Nhân khai được Vân giao đưa hối lộ 169 triệu đồng cho một số cán bộ Đội 7, 8 TTGT TP.HCM. Theo hồ sơ, lời khai của Thắng, Nhân phù hợp với lời khai của Vân về số tiền, số lần Vân giao cầm tiền đưa hối lộ.
Bốn đồng phạm khác của Vân khai dù chỉ giúp Vân bán logo nhưng đều biết Vân sử dụng tiền bán logo để hối lộ CSGT, TTGT, vì khi người mua logo bị bắt xe và điện thoại cho các bị cáo, họ gọi điện thông báo cho Vân và đều được can thiệp để bỏ qua lỗi vi phạm.
Cũng theo hồ sơ, quá trình ghi lời khai của 9/10 bị cáo, họ đều khai rõ tên, đơn vị công tác những CSGT, TTGT liên quan nhưng không biết họ tên đầy đủ. Qua xác minh, đối chiếu tại đơn vị những cán bộ CSGT, TTGT này công tác, C45 Bộ Công an đã xác định được họ tên đầy đủ, cấp bậc, chức vụ, đơn vị công tác của từng cán bộ.
Về các chủ xe, tài xế có trong danh sách mua logo của Nguyễn Văn Thới, Lê Thị Cẩm Vân (được cơ quan điều tra khám xét, thu giữ tài liệu/đồ vật trong quá trình điều tra – PV), C45 trực tiếp xác minh và ủy thác điều tra cho cơ quan CSĐT công an các địa phương tiến hành xác minh, ghi lời khai của các chủ xe, tài xế.
Kết quả xác minh từ 1.555 chủ xe, tài xế (1.682 xe), đã làm rõ 406 trường hợp (524 xe) mua logo “xe chở hàng”, “Garage Thành Đô”. Các trường hợp mua logo của Thới, Vân đa số khai được bao quá tải trên các tuyến đường thuộc TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, khi đi trên các tuyến đường này đều không bị CSGT, TTGT kiểm tra; hoặc nếu bị kiểm tra, gọi điện cho người bán logo thì đều được can thiệp và không bị phạt.

Xem thêm: Kỳ Lân Là Con Gì ? Giống Ngựa 1 Sừng Hay Là Sinh Vật Nửa Rồng Nửa Thú?

Với 1.158 xe còn lại, do thời hạn điều tra vụ án hết, lực lượng cán bộ tham gia điều tra có hạn, chủ xe bỏ địa phương đi nơi khác, chủ xe không thừa nhận, không hợp tác nên cơ quan điều tra chưa làm việc hết với tất cả tài xế, chủ xe có trong danh sách mua logo của Thới, Vân.
#logo xe vua#xe vua#bảo kê xe vua#cảnh sát giao thông#thanh tra giao thông#xe quá tải#hối lộ#môi giới hối lộ

*

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *