Chắc hẳn các bạn vẫn thường nghe nói đến: “Retained Earnings hay lợi nhuận giữ lại“. Vậy Retained Earnings là gì?, bạn biết gì về lợi nhuận giữ lại.

Đang xem: Lợi nhuận giữ lại là gì

*

Retained Earnings là gì?

1. Retained Earnings là gì? Khái niệm lợi nhuận giữ lại

Lợi nhuận giữ lại hay còn gọi là Retained Earning (hoặc Retention Radio hay Retained Surplus). Đây là phần lợi nhuận sau thuế, được doanh nghiệp giữ lại nhằm mục đích sử dụng cho đầu tư (mở rộng kinh doanh, mua tài sản, nghiên cứu và phát triển (R&D)…). Khoản tiền này sẽ giúp doanh nghiệp phát triển, gia tăng giá trị. Thậm chí, nó có thể tác động làm tăng giá cổ phiếu của công ty.

Lợi nhuận giữ lại được tính theo công thức:

Lợi nhuận giữ lại = Lợi nhuận giữ lại ban đầu (số còn lại từ các năm trước đó) + Thu nhập ròng – cổ tức

Nếu trong năm doanh nghiệp hoạt động không tốt, khoản lỗ lớn hơn khoản giữ lại ban đầu, lợi nhuận giữ lại có thể là một số âm.

*

Lợi nhuận giữ lại là phần lợi nhuận phục vụ cho đầu tư của doanh nghiệp.

2. Phân biệt lợi nhuận chưa phân phối và lợi nhuận giữ lại

Lợi nhuận chưa phân phối (Distributed Earnings) và lợi nhuận giữ lại đều là khoản lợi nhuận sau thuế. Chính vì vậy, có nhiều sự nhầm lẫn xung quanh hai khái niệm này.

Lợi nhuận chưa phân phối:

Là con số phản ánh kết quả kinh doanh, lỗ lãi, phân chia lợi nhuận và xử lý các vấn đề tài chính của doanh nghiệp.Là lợi nhuận sau thuế, chưa phân chia cho các cổ đông, chủ sở hữu, chưa trích các quỹ.

Xem thêm: Viêm Dạ Dày Là Gì ? Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Điều Trị Bệnh

Lợi nhuận giữ lại:

Là con số thể hiện nguồn ngân sách sử dụng cho hoạt động đầu tư tiếp theo của doanh nghiệp.Là lợi nhuận sau thuế sau khi đã phân chia lợi nhuận cho cổ đông.

*

Cần phân biệt rõ ràng lợi nhuận sau thuế và lợi nhuận giữ lại

Bạn khó lòng bỏ qua: Tỷ suất lợi nhuận là gì? Công thức tính tỷ suất lợi nhuận

3. Các lưu ý khi báo cáo lợi nhuận giữ lại

Lợi nhuận giữ lại có nhiều lợi ích cho việc phát triển công ty. Xong khoản tiền này cũng sinh ra một số chi phi. Chính vì vậy, khi tính toán và báo cáo cần cân nhắc về lợi ích cũng như các vấn đề chi phí phát sinh.

3.1. Lợi ích của “Retained Earnings”

Khoản lợi nhuận này có rất nhiều lợi ích cho cổ đông và sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp:

Là khoản tiền giúp doanh nghiệp đối phó với những vấn đề bất trắc có thể xảy ra. Điều này phòng tránh các rủi ro và hạn chế nguy cơ phải đi vay vốn gấp.Giúp doanh nghiệp có vốn để phát triển, đáp ứng các hoạt động thường xuyên.Đây là khoản tiền ở dạng tiền mặt, có tính thanh khoản cao, giúp doanh nghiệp dễ dàng nắm bắt các cơ hội đầu tư. Đầu tư có tính thời điểm rất cao. Do đó, có một khoản vốn luôn luôn sẵn sàng là điều cần thiết.Lợi nhuận được giữ lại sẽ giúp giảm bớt phần cổ tức phân chia, điều đó đồng nghĩa với việc cổ đông sẽ giảm được một phần thuế phải chi trả trên cổ tức.

*

Lợi nhuận sau thuế có những lợi ích không thể bàn cãi.

3.2. Chi phí

Song song với lợi ích, việc giữ lại một nguồn tiền mặt cũng tạo ra những khoản chi phí và một số mâu thuẫn:

Việc tích trữ tiền mặt với giá trị lớn làm chi phí đại điện tăng lên. Điều này xuất phát từ việc dễ dàng xảy các mẫu thuận về mặt đại diện giữa cổ đông – nhà quản trị.Khoản tiền tự do này được chi tiêu theo quyết định của nhà quản trị. Với một con số lớn, các cổ đông thường lo sợ khi người nắm quyền đi ngược với các ý kiến của họ sẽ có rất nhiều rủi ro.Nắm giữ tiền mặt là hình thức có tỷ suất sinh lời thấp. Việc giữ khoản tiền này ở mức cao khiến doanh nghiệp có thể bỏ qua một số cơ hội đầu tư. Thậm chí, nếu không đầu tư mà gửi tiền vào ngân hàng, khoản tiền này cũng có thể sinh lãi.

Xem thêm: “Kí Hiệu Bản Đồ” Là Gì? Nghĩa Của Từ Kí Hiệu Bản Đồ Trong Tiếng Việt

*

Lợi nhuận sau thuế cũng có thể gây nên một số mâu thuẫn giữa nhà quản trị và cổ

Các thông tin trên đây đã phần nào giải thích được Retained Earnings là gì, có vai trò như thế nào đối với doanh nghiệp. Hy vọng, qua bài viết này, bạn đã có thêm những kiến thức bổ ích. Theo dõi thêm honamphoto.com để cập nhật những kiến thức bổ ích.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *