Điểm mới của Luật xử lý vi phạm hành chính

MỤC LỤC VĂN BẢN

*

QUỐC HỘI ——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————

Luật số: 15/2012/QH13

Hà Nội, ngày 20 tháng 6 năm 2012

LUẬT

XỬLÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số51/2001/QH10;

Quốc hội ban hành Luật xử lý vi phạm hànhchính.

Đang xem: Luaật xử lý vi phạm hành chính

Phần thứ nhất

NHỮNGQUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điềuchỉnh

Luật này quy định về xử phạt vi phạm hànhchính và các biện pháp xử lý hành chính.

Điều 2. Giải thích từngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểunhư sau:

1. Vi phạm hành chính là hành vi cólỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lýnhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xửphạt vi phạm hành chính.

2. Xử phạt vi phạm hành chính là việcngười có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậuquả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy địnhcủa pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.

3. Biện pháp xử lý hành chính là biệnpháp được áp dụng đối với cá nhân vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, antoàn xã hội mà không phải là tội phạm, bao gồm biện pháp giáo dục tại xã,phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc vàđưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

4. Biện pháp thaythế xử lý vi phạm hành chính là biện pháp mang tính giáo dục được áp dụngđể thay thế cho hình thức xử phạt vi phạm hành chính hoặc biện pháp xử lý hànhchính đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính, bao gồm biện pháp nhắcnhở và biện pháp quản lý tại gia đình.

5. Tái phạm làviệc cá nhân, tổ chức đã bị xử lý vi phạm hành chính nhưng chưa hết thời hạnđược coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính, kể từ ngày chấp hành xong quyếtđịnh xử phạt, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính hoặc kể từ ngày hếtthời hiệu thi hành quyết định này mà lại thực hiện hành vi vi phạm hành chínhđã bị xử lý.

6. Vi phạm hành chính nhiều lần là trườnghợp cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính mà trước đó đã thựchiện hành vi vi phạm hành chính này nhưng chưa bị xử lý và chưa hết thời hiệuxử lý.

7. Vi phạm hành chính có tổ chức làtrường hợp cá nhân, tổ chức câu kết với cá nhân, tổ chức khác để cùng thực hiệnhành vi vi phạm hành chính.

8. Giấy phép, chứng chỉ hành nghề là giấytờ do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền cấp cho cá nhân, tổ chức theo quyđịnh của pháp luật để cá nhân, tổ chức đó kinh doanh, hoạt động, hành nghề hoặcsử dụng công cụ, phương tiện. Giấy phép, chứng chỉ hành nghề không bao gồm giấychứng nhận đăng ký kinh doanh, chứng chỉ gắn với nhân thân người được cấp khôngcó mục đích cho phép hành nghề.

9. Chỗ ở là nhà ở, phương tiện hoặcnhà khác mà công dân sử dụng để cư trú. Chỗ ở thuộc quyền sở hữu của công dânhoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy địnhcủa pháp luật.

10. Tổ chức là cơ quan nhà nước, tổchức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội nghềnghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũtrang nhân dân và tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật.

11. Tình thế cấp thiết là tình thế củacá nhân, tổ chức vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe dọa lợi ích của Nhànước, của tổ chức, quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác màkhông còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngănngừa.

12. Phòng vệ chính đáng là hành vi củacá nhân vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chínhđáng của mình hoặc của người khác mà chống trả lại một cách cần thiết người đangcó hành vi xâm phạm quyền, lợi ích nói trên.

13. Sự kiện bất ngờ là sự kiện mà cánhân, tổ chức không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả củahành vi nguy hại cho xã hội do mình gây ra.

14. Sự kiện bất khả kháng là sự kiệnxảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phụcđược mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.

15. Người không có năng lực trách nhiệmhành chính là người thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong khi đang mắcbệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điềukhiển hành vi của mình.

16. Người nghiện ma túy là người sử dụngchất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và bị lệ thuộc vào các chấtnày.

17. Người đại diện hợp pháp bao gồmcha mẹ hoặc người giám hộ, luật sư, trợ giúp viên pháp lý.

Điều 3. Nguyên tắc xửlý vi phạm hành chính

1. Nguyên tắc xử phạtvi phạm hành chính bao gồm:

a) Mọi vi phạm hành chính phải được pháthiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hànhchính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật;

b) Việc xử phạt vi phạm hành chính được tiếnhành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúngquy định của pháp luật;

c) Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căncứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảmnhẹ, tình tiết tăng nặng;

d) Chỉ xử phạt viphạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định.

Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạtmột lần.

Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạmhành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chínhđó.

Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạmhành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi viphạm;

đ) Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệmchứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mìnhhoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hànhchính;

e) Đối với cùng một hành vi vi phạm hànhchính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cánhân.

2. Nguyên tắc áp dụngcác biện pháp xử lý hành chính bao gồm:

a) Cá nhân chỉ bị áp dụng biện pháp xử lý hànhchính nếu thuộc một trong các đối tượng quy định tại các điều 90, 92, 94 và 96của Luật này;

b) Việc áp dụng các biện pháp xử lý hànhchính phải được tiến hành theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;

c) Việc quyết định thời hạn áp dụng biện phápxử lý hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, nhân thânngười vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng;

d) Người có thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lýhành chính có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân bị áp dụng biệnpháp xử lý hành chính có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp phápchứng minh mình không vi phạm hành chính.

Điều 4. Thẩm quyềnquy định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước vàchế độ áp dụng các biện pháp xử lý hành chính

Căn cứ quy định củaLuật này, Chính phủ quy định hành vi vi phạm hành chính; hình thức xử phạt, mứcxử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính;thẩm quyền xử phạt, mức phạt tiền cụ thể theo từng chức danh và thẩm quyền lậpbiên bản đối với vi phạm hành chính trong từng lĩnh vực quản lý nhà nước; chếđộ áp dụng các biện pháp xử lý hành chính và quy định mẫu biên bản, mẫu quyếtđịnh sử dụng trong xử phạt vi phạm hành chính.

Điều 5. Đối tượng bịxử lý vi phạm hành chính

1. Các đối tượng bịxử phạt vi phạm hành chính bao gồm:

a) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xửphạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trởlên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính.

Người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Côngan nhân dân vi phạm hành chính thì bị xử lý như đối với công dân khác; trườnghợp cần áp dụng hình thức phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghềhoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn liên quan đến quốc phòng, an ninh thì ngườixử phạt đề nghị cơ quan, đơn vị Quân đội nhân dân, Công an nhân dân có thẩmquyền xử lý;

b) Tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính vềmọi vi phạm hành chính do mình gây ra;

c) Cá nhân, tổ chức nước ngoài vi phạm hànhchính trong phạm vi lãnh thổ, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tếvà thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trên tàu bay mangquốc tịch Việt Nam, tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam thì bị xử phạt vi phạmhành chính theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tếmà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.

2. Đối tượng bị áp dụng biện pháp xử lý hànhchính là cá nhân được quy định tại các điều 90, 92, 94 và 96 của Luật này.

Các biện pháp xử lý hành chính không áp dụngđối với người nước ngoài.

Điều 6. Thời hiệu xửlý vi phạm hành chính

1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đượcquy định như sau:

a) Thời hiệu xử phạtvi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau:

Vi phạm hành chính về kế toán; thủ tục thuế;phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xâydựng; bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, hải sản; quản lý rừng, lâm sản; điều tra, quyhoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; thăm dò, khai thácdầu khí và các loại khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử;quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất,xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hànggiả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02năm.

Vi phạm hành chính là hành vi trốn thuế, gianlận thuế, nộp chậm tiền thuế, khai thiếu nghĩa vụ thuế thì thời hiệu xử phạt viphạm hành chính theo quy định của pháp luật về thuế;

b) Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt viphạm hành chính quy định tại điểm a khoản 1 Điều này được quy định như sau:

Đối với vi phạm hành chính đã kết thúc thìthời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm.

Đối với vi phạm hành chính đang được thựchiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm;

c) Trường hợp xử phạtvi phạm hành chính đối với cá nhân do cơ quan tiến hành tố tụng chuyển đến thìthời hiệu được áp dụng theo quy định tại điểm a và điểm b khoản này. Thời giancơ quan tiến hành tố tụng thụ lý, xem xét được tính vào thời hiệu xử phạt viphạm hành chính.

d) Trong thời hạn được quy định tại điểm a vàđiểm b khoản này mà cá nhân, tổ chức cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạtthì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm chấm dứthành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.

2. Thời hiệu áp dụngbiện pháp xử lý hành chính được quy định như sau:

a) Thời hiệu áp dụngbiện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn là 01 năm, kể từ ngày cá nhân thựchiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 90; 06 tháng, kể từ ngày cá nhânthực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 90 hoặc kể từ ngày cá nhânthực hiện lần cuối một trong những hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 vàkhoản 5 Điều 90; 03 tháng, kể từ ngày cá nhân thực hiện hành vi vi phạm quyđịnh tại khoản 4 Điều 90 của Luật này;

b) Thời hiệu áp dụngbiện pháp đưa vào trường giáo dưỡng là 01 năm, kể từ ngày cá nhân thực hiệnhành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 92; 06 tháng, kể từ ngàycá nhân thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 92 hoặc kể từ ngàycá nhân thực hiện lần cuối một trong những hành vi vi phạm quy định tại khoản 4Điều 92 của Luật này;

c) Thời hiệu áp dụng biện pháp đưa vào cơ sởgiáo dục bắt buộc là 01 năm, kể từ ngày cá nhân thực hiện lần cuối một trongcác hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 94 của Luật này;

d) Thời hiệu áp dụngbiện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là 03 tháng, kể từ ngày cá nhânthực hiện lần cuối hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 96 của Luật này.

Điều 7. Thời hạn đượccoi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính

1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hànhchính, nếu trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xửphạt cảnh cáo hoặc 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hànhchính khác hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hànhchính mà không tái phạm thì được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính.

2. Cá nhân bị áp dụng biện pháp xử lý hànhchính, nếu trong thời hạn 02 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định áp dụngbiện pháp xử lý hành chính hoặc 01 năm kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyếtđịnh áp dụng biện pháp xử lý hành chính mà không tái phạm thì được coi là chưabị áp dụng biện pháp xử lý hành chính.

Điều 8. Cách tính thờigian, thời hạn, thời hiệu trong xử lý vi phạm hành chính

1. Cách tính thời hạn, thời hiệu trong xử lývi phạm hành chính được áp dụng theo quy định của Bộ luật dân sự, trừ trườnghợp trong Luật này có quy định cụ thể thời gian theo ngày làm việc.

2. Thời gian ban đêm được tính từ 22 giờ ngàyhôm trước đến 06 giờ ngày hôm sau.

Điều 9. Tình tiếtgiảm nhẹ

Những tình tiết sau đây là tình tiết giảmnhẹ:

1. Người vi phạm hành chính đã có hành vingăn chặn, làm giảm bớt hậu quả của vi phạm hoặc tự nguyện khắc phục hậu quả,bồi thường thiệt hại;

2. Người vi phạm hành chính đã tự nguyện khaibáo, thành thật hối lỗi; tích cực giúp đỡ cơ quan chức năng phát hiện vi phạm hànhchính, xử lý vi phạm hành chính;

3. Vi phạm hành chính trong tình trạng bịkích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người khác gây ra; vượtquá giới hạn phòng vệ chính đáng; vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;

4. Vi phạm hành chính do bị ép buộc hoặc bịlệ thuộc về vật chất hoặc tinh thần;

5. Người vi phạm hành chính là phụ nữ mangthai, người già yếu, người có bệnh hoặc khuyết tật làm hạn chế khả năng nhậnthức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;

6. Vi phạm hành chính vì hoàn cảnh đặc biệtkhó khăn mà không do mình gây ra;

7. Vi phạm hành chính do trình độ lạc hậu;

8. Những tình tiết giảm nhẹ khác do Chính phủquy định.

Điều 10. Tình tiếttăng nặng

1. Những tình tiết sau đây là tình tiết tăngnặng:

a) Vi phạm hành chính có tổ chức;

b) Vi phạm hành chính nhiều lần; tái phạm;

c) Xúi giục, lôi kéo, sử dụng người chưa thànhniên vi phạm; ép buộc người bị lệ thuộc vào mình về vật chất, tinh thần thựchiện hành vi vi phạm hành chính;

d) Sử dụng người biết rõ là đang bị tâm thầnhoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi đểvi phạm hành chính;

đ) Lăng mạ, phỉ báng người đang thi hành côngvụ; vi phạm hành chính có tính chất côn đồ;

e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vi phạmhành chính;

g) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, thiên tai,thảm họa, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để vi phạmhành chính;

h) Vi phạm trong thời gian đang chấp hànhhình phạt của bản án hình sự hoặc đang chấp hành quyết định áp dụng biện phápxử lý vi phạm hành chính;

i) Tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm hànhchính mặc dù người có thẩm quyền đã yêu cầu chấm dứt hành vi đó;

k) Sau khi vi phạm đã có hành vi trốn tránh, chegiấu vi phạm hành chính;

l) Vi phạm hành chính có quy mô lớn, số lượnghoặc trị giá hàng hóa lớn;

m) Vi phạm hành chính đối với nhiều người, trẻem, người già, người khuyết tật, phụ nữ mang thai.

2. Tình tiết quy định tại khoản 1 Điều này đãđược quy định là hành vi vi phạm hành chính thì không được coi là tình tiếttăng nặng.

Điều 11. Những trườnghợp không xử phạt vi phạm hành chính

Không xử phạt vi phạm hành chính đối với cáctrường hợp sau đây:

1. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính trongtình thế cấp thiết;

2. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính dophòng vệ chính đáng;

3. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sựkiện bất ngờ;

4. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sựkiện bất khả kháng;

5. Người thực hiện hành vi vi phạm hành chínhkhông có năng lực trách nhiệm hành chính; người thực hiện hành vi vi phạm hànhchính chưa đủ tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm a khoản1 Điều 5 của Luật này.

Điều 12. Những hànhvi bị nghiêm cấm

1. Giữ lại vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm đểxử lý vi phạm hành chính.

2. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sách nhiễu,đòi, nhận tiền, tài sản của người vi phạm; dung túng, bao che, hạn chế quyền củangười vi phạm hành chính khi xử phạt vi phạm hành chính hoặc áp dụng biện phápxử lý hành chính.

3. Ban hành trái thẩm quyền văn bản quy địnhvề hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền, hình thức xử phạt, biện pháp khắcphục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhànước và biện pháp xử lý hành chính.

4. Không xử phạt vi phạm hành chính, không ápdụng biện pháp khắc phục hậu quả hoặc không áp dụng biện pháp xử lý hành chính.

5. Xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng biệnpháp khắc phục hậu quả hoặc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính không kịp thời,không nghiêm minh, không đúng thẩm quyền, thủ tục, đối tượng quy định tại Luậtnày.

6. Áp dụng hình thứcxử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả không đúng, không đầy đủ đối với hành vivi phạm hành chính.

7. Can thiệp trái pháp luật vào việc xử lý viphạm hành chính.

8. Kéo dài thời hạn áp dụng biện pháp xử lýhành chính.

9. Sử dụng tiền thu được từ tiền nộp phạt viphạm hành chính, tiền nộp do chậm thi hành quyết định xử phạt tiền, tiền bán,thanh lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu và các khoản tiềnkhác thu được từ xử phạt vi phạm hành chính trái quy định của pháp luật về ngânsách nhà nước.

10. Giả mạo, làm sai lệch hồ sơ xử phạt viphạm hành chính, hồ sơ áp dụng biện pháp xử lý hành chính.

11. Xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự,nhân phẩm của người bị xử phạt vi phạm hành chính, người bị áp dụng biện phápxử lý hành chính, người bị áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạmhành chính, người bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử lývi phạm hành chính.

12. Chống đối, trốn tránh, trì hoãn hoặc cảntrở chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng biệnpháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính, quyết định cưỡng chế thihành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng biện pháp xử lýhành chính.

Điều 13. Bồi thườngthiệt hại

1. Người vi phạm hành chính nếu gây ra thiệt hạithì phải bồi thường.

Việc bồi thường thiệt hại được thực hiện theoquy định của pháp luật về dân sự.

2. Người có thẩm quyền xử lý vi phạm hànhchính, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc xử lý vi phạm hànhchính gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Điều 14. Trách nhiệmđấu tranh phòng, chống vi phạm hành chính

1. Cá nhân, tổ chức phải nghiêm chỉnh chấphành quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Các tổ chức có nhiệm vụgiáo dục thành viên thuộc tổ chức mình về ý thức bảo vệ và tuân theo pháp luật,quy tắc của cuộc sống xã hội, kịp thời có biện pháp loại trừ nguyên nhân, điều kiệngây ra vi phạm hành chính trong tổ chức mình.

2. Khi phát hiện vi phạm hành chính, người cóthẩm quyền xử lý vi phạm hành chính có trách nhiệm xử lý vi phạm theo quy địnhcủa pháp luật.

3. Cá nhân, tổ chức có trách nhiệm phát hiện,tố cáo và đấu tranh phòng, chống vi phạm hành chính.

Điều 15. Khiếu nại,tố cáo và khởi kiện trong xử lý vi phạm hành chính

1. Cá nhân, tổ chức bị xử lý vi phạm hànhchính có quyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử lý vi phạm hành chínhtheo quy định của pháp luật.

2. Cá nhân có quyền tố cáo đối với hành vi viphạm pháp luật trong việc xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

Xem thêm: File .Cr2 Là Gì ? Cách Mở, Chuyển Đổi Định Dạng Cr2 File Cr2 Là Gì

3. Trong quá trình giải quyết khiếu nại, khởikiện nếu xét thấy việc thi hành quyết định xử lý vi phạm hành chính bị khiếunại, khởi kiện sẽ gây hậu quả khó khắc phục thì người giải quyết khiếu nại,khởi kiện phải ra quyết định tạm đình chỉ việc thi hành quyết định đó theo quyđịnh của pháp luật.

Điều 16. Trách nhiệmcủa người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính

1. Trong quá trình xử lý vi phạm hành chính,người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính phải tuân thủ quy định của Luậtnày và quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Người có thẩm quyền xử lý vi phạm hànhchính mà sách nhiễu, đòi, nhận tiền, tài sản khác của người vi phạm, dung túng,bao che, không xử lý hoặc xử lý không kịp thời, không đúng tính chất, mức độ viphạm, không đúng thẩm quyền hoặc vi phạm quy định khác tại Điều 12 của Luật nàyvà quy định khác của pháp luật thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xửlý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Điều 17. Trách nhiệmquản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính

1. Chính phủ thống nhất quản lý công tác thihành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi cả nước.

2. Bộ Tư pháp chịutrách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý công tác thi hành pháp luật về xửlý vi phạm hành chính, có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Chủ trì hoặc phốihợp trong việc đề xuất, xây dựng và trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặcban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm hànhchính;

b) Theo dõi chung vàbáo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; thống kê, xâydựng, quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính;

c) Chủ trì, phối hợp hướng dẫn, tập huấn, bồidưỡng nghiệp vụ trong việc thực hiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;

d) Kiểm tra, phối hợp với các bộ, ngành hữuquan tiến hành thanh tra việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

3. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn củamình, các bộ, ngành có trách nhiệm thực hiện hoặc phối hợp với Bộ Tư pháp thựchiện nhiệm vụ quy định tại khoản 2 Điều này; kịp thời cung cấp thông tin cho BộTư pháp về xử lý vi phạm hành chính để xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia; định kỳ06 tháng, hằng năm báo cáo Bộ Tư pháp về công tác xử lývi phạm hành chính trong phạm vi quản lý của cơ quan mình.

4. Trong phạm vinhiệm vụ, quyền hạn của mình, Tòa án nhân dân tối cao thực hiện quy định tạikhoản 2 Điều này và định kỳ 06 tháng, hằng năm gửi thông báo đến Bộ Tư pháp vềcông tác xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi quản lý của cơ quan mình; chỉđạo Tòa án nhân dân các cấp thực hiện việc cung cấp thông tin về xử lý vi phạmhành chính; chủ trì, phối hợp với Chính phủ ban hành văn bản quy định chi tiếtvà hướng dẫn thi hành các quy định có liên quan.

5. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn củamình, Ủy ban nhân dân các cấp quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý viphạm hành chính tại địa phương, có trách nhiệm sau đây:

a) Chỉ đạo việc tổ chức thực hiện văn bản quyphạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; tổ chức phổ biến, giáo dục phápluật về xử lý vi phạm hành chính;

b) Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm và giảiquyết theo thẩm quyền khiếu nại, tố cáo trong việc thực hiện pháp luật về xử lývi phạm hành chính;

c) Kịp thời cung cấp thông tin cho Bộ Tư phápvề xử lý vi phạm hành chính để xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia; định kỳ 06 tháng, hằng năm báo cáo Bộ Tư pháp về công tác xử lý vi phạmhành chính trên địa bàn.

6. Cơ quan của ngườicó thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, Tòa án nhân dân có thẩm quyền xemxét, quyết định các biện pháp xử lý hành chính, cơ quan thi hành quyết định xửphạt, thi hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt, cơ quan thihành các quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính có trách nhiệm gửivăn bản, quyết định quy định tại Điều 70, khoản 2 Điều 73, khoản 2 Điều 77,Điều 88, khoản 4 Điều 98, Điều 107, khoản 3 Điều 111, đoạn 2 khoản 3 Điều 112,khoản 1 và khoản 2 Điều 114 tới cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạmhành chính của Bộ Tư pháp, cơ quan tư pháp địa phương.

7. Chính phủ quy địnhchi tiết Điều này.

Điều 18. Trách nhiệmcủa thủ trưởng cơ quan, đơn vị trong công tác xử lý vi phạm hành chính

1. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình,thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính có tráchnhiệm sau đây:

a) Thường xuyên kiểm tra, thanh tra và kịpthời xử lý đối với vi phạm của người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chínhthuộc phạm vi quản lý của mình; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong xử lý viphạm hành chính theo quy định của pháp luật;

b) Không được can thiệp trái pháp luật vàoviệc xử lý vi phạm hành chính và phải chịu trách nhiệm liên đới về hành vi viphạm của người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính thuộc quyền quản lý trựctiếp của mình theo quy định của pháp luật;

c) Không được để xảy ra hành vi tham nhũngcủa người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính do mình quản lý, phụ trách;

d) Trách nhiệm khác theo quy định của phápluật.

2. Trong phạm vi nhiệm vụ,quyền hạn của mình, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy bannhân dân các cấp có trách nhiệm sau đây:

a) Thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra việc xử lý viphạm hành chính của người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính thuộc phạm viquản lý của mình;

b) Xử lý kỷ luật đối với người có sai phạmtrong xử lý vi phạm hành chính thuộc phạm vi quản lý của mình;

c) Giải quyết kịp thời khiếu nại, tố cáo vềxử lý vi phạm hành chính trong ngành, lĩnh vực do mình phụ trách theo quy địnhcủa pháp luật;

d) Trách nhiệm khác theo quy định của phápluật.

3. Trong phạm vinhiệm vụ, quyền hạn của mình, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịchỦy ban nhân dân các cấp, thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xử lý vi phạmhành chính có trách nhiệm phát hiện quyết định về xử lý vi phạm hành chính domình hoặc cấp dưới ban hành có sai sót và phải kịp thời sửa đổi, bổ sung hoặc hủybỏ, ban hành quyết định mới theo thẩm quyền.

Điều 19. Giám sátcông tác xử lý vi phạm hành chính

Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Hội đồngnhân dân các cấp, đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổquốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận và mọi công dân giám sáthoạt động của cơ quan, người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính; khi pháthiện hành vi trái pháp luật của cơ quan, người có thẩm quyền xử lý vi phạm hànhchính thì có quyền yêu cầu, kiến nghị với cơ quan, người có thẩm quyền xem xét,giải quyết, xử lý theo quy định của pháp luật.

Cơ quan, người có thẩm quyền xử lý vi phạmhành chính phải xem xét, giải quyết và trả lời yêu cầu, kiến nghị đó theo quyđịnh của pháp luật.

Điều 20. Áp dụng Luậtxử lý vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm hành chính ở ngoài lãnh thổnước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Công dân, tổ chức Việt Nam vi phạm pháp luật hànhchính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngoài lãnh thổ Việt Nam cóthể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Luật này.

Phần thứ hai

XỬ PHẠT VIPHẠM HÀNH CHÍNH

Chương I

CÁC HÌNHTHỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ

Mục 1. CÁC HÌNH THỨCXỬ PHẠT

Điều 21. Các hìnhthức xử phạt và nguyên tắc áp dụng

1. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chínhbao gồm:

a) Cảnh cáo;

b) Phạt tiền;

c) Tước quyền sử dụnggiấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vậtvi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính (sau đây gọichung là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính);

đ) Trục xuất.

2. Hình thức xử phạt quy định tại điểm a vàđiểm b khoản 1 Điều này chỉ được quy định và áp dụng là hình thức xử phạtchính.

Hình thức xử phạt quyđịnh tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều này có thể được quy định là hình thứcxử phạt bổ sung hoặc hình thức xử phạt chính.

3. Đối với mỗi viphạm hành chính, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính chỉ bị áp dụng một hìnhthức xử phạt chính; có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sungquy định tại khoản 1 Điều này. Hình thức xử phạt bổ sung chỉ được áp dụng kèmtheo hình thức xử phạt chính.

Điều 22. Cảnh cáo

Cảnh cáo được áp dụng đối với cá nhân, tổ chứcvi phạm hành chính không nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ và theo quy địnhthì bị áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo hoặc đối với mọi hành vi vi phạm hànhchính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện. Cảnhcáo được quyết định bằng văn bản.

Điều 23. Phạt tiền

1. Mức phạt tiền trong xử phạt vi phạm hànhchính từ 50.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 100.000 đồngđến 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức, trừ trường hợp quy định tại khoản 3Điều 24 của Luật này.

Đối với khu vực nội thành của thành phố trựcthuộc trung ương thì mức phạt tiền có thể cao hơn, nhưng tối đa không quá 02lần mức phạt chung áp dụng đối với cùng hành vi vi phạm trong các lĩnh vực giaothông đường bộ; bảo vệ môi trường; an ninh trật tự, an toàn xã hội.

2. Chính phủ quy định khung tiền phạt hoặcmức tiền phạt đối với hành vi vi phạm hành chính cụ thể theo một trong các phươngthức sau đây, nhưng khung tiền phạt cao nhất không vượt quá mức tiền phạt tốiđa quy định tại Điều 24 của Luật này:

a) Xác định số tiền phạt tối thiểu, tối đa;

b) Xác định số lần, tỷ lệ phần trăm của giátrị, số lượng hàng hóa, tang vật vi phạm, đối tượng bị vi phạm hoặc doanh thu,số lợi thu được từ vi phạm hành chính.

3. Căn cứ vào hànhvi, khung tiền phạt hoặc mức tiền phạt được quy định tại nghị định của Chínhphủ và yêu cầu quản lý kinh tế – xã hội đặc thù của địa phương, Hội đồng nhândân thành phố trực thuộc trung ương quyết định khung tiền phạt hoặc mức tiềnphạt cụ thể đối với hành vi vi phạm trong các lĩnh vực quy định tại đoạn 2khoản 1 Điều này.

4. Mức tiền phạt cụthể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiềnphạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiềnphạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiềnphạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng khôngđược vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt.

Điều 24. Mức phạttiền tối đa trong các lĩnh vực

1. Mức phạt tiền tốiđa trong các lĩnh vực quản lý nhà nước đối với cá nhân được quy định như sau:

a) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng: hôn nhân vàgia đình; bình đẳng giới; bạo lực gia đình; lưu trữ; tôn giáo; thi đua khenthưởng; hành chính tư pháp; dân số; vệ sinh môi trường; thống kê;

b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng: an ninhtrật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; thi hành án dân sự; phásản doanh nghiệp, hợp tác xã; giao thông đường bộ; giao dịch điện tử; bưuchính;

c) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng: phòng cháy,chữa cháy; cơ yếu; quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia; bổ trợ tư pháp; y tếdự phòng; phòng, chống HIV/AIDS; giáo dục; văn hóa; thể thao; du lịch; quản lýkhoa học, công nghệ; chuyển giao công nghệ; bảo vệ, chăm sóc trẻ em; bảo trợ,cứu trợ xã hội; phòng chống thiên tai; bảo vệ và kiểm dịch thực vật; quản lý vàbảo tồn nguồn gen; sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi, cây trồng; thú y; kếtoán; kiểm toán độc lập; phí, lệ phí; quản lý tài sản công; hóa đơn; dự trữquốc gia; điện lực; hóa chất; khí tượng thủy văn; đo đạc bản đồ; đăng ký kinhdoanh;

d) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng: quốc phòng,an ninh quốc gia; lao động; dạy nghề; giao thông đường sắt; giao thông đườngthủy nội địa; bảo hiểm y tế; bảo hiểm xã hội;

đ) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng: quản lýcông trình thuỷ lợi; đê điều; khám bệnh, chữa bệnh; mỹ phẩm; dược, trang thiếtbị y tế; sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, phân bón; quảng cáo; đặt cượcvà trò chơi có thưởng; quản lý lao động ngoài nước; giao thông hàng hải; giaothông hàng không dân dụng; quản lý và bảo vệ công trình giao thông; công nghệthông tin; viễn thông; tần số vô tuyến điện; báo chí; xuất bản; thương mại; bảovệ quyền lợi người tiêu dùng; hải quan, thủ tục thuế; kinh doanh xổ số; kinhdoanh bảo hiểm; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; quản lý vật liệu nổ; bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, hải sản;

e) Phạt tiền đến 150.000.000 đồng: quản lýgiá; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xâydựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý, phát triển nhà và công sở;đấu thầu; đầu tư;

g) Phạt tiền đến 200.000.000 đồng: sản xuất,buôn bán hàng cấm, hàng giả;

h) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng: điều tra, quyhoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước;

i) Phạt tiền đến 500.000.000 đồng: xây dựng;quản lý rừng, lâm sản; đất đai;

k) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng: quản lýcác vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;quản lý hạt nhân và chất phóng xạ, năng lượng nguyên tử; tiền tệ, kim loại quý,đá quý, ngân hàng, tín dụng; thăm dò, khai thác dầu khí và các loại khoáng sản khác;bảo vệ môi trường.

2. Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực quản lýnhà nước quy định tại khoản 1 Điều này đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạttiền đối với cá nhân.

3. Mức phạt tiền tốiđa trong các lĩnh vực thuế; đo lường; sở hữu trí tuệ; an toàn thực phẩm; chấtlượng sản phẩm, hàng hóa; chứng khoán; hạn chế cạnh tranh theo quy định tại cácluật tương ứng.

4. Mức phạt tiền tối đa đối với lĩnh vực mới chưađược quy định tại khoản 1 Điều này do Chính phủ quy định sau khi được sự đồng ýcủa Ủy ban thường vụ Quốc hội.

Điều 25. Tước quyềnsử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động cóthời hạn

1. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉhành nghề có thời hạn là hình thức xử phạt được áp dụng đối với cá nhân, tổchức vi phạm nghiêm trọng các hoạt động được ghi trong giấy phép, chứng chỉhành nghề. Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề,cá nhân, tổ chức không được tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép, chứngchỉ hành nghề.

2. Đình chỉ hoạt động có thời hạn là hìnhthức xử phạt được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong cáctrường hợp sau:

a) Đình chỉ một phần hoạt động gây hậu quảnghiêm trọng hoặc có khả năng thực tế gây hậu quả nghiêm trọng đối với tínhmạng, sức khỏe con người, môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ màtheo quy định của pháp luật phải có giấy phép;

b) Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt độngsản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc hoạt động khác mà theo quy định của phápluật không phải có giấy phép và hoạt động đó gây hậu quả nghiêm trọng hoặc cókhả năng thực tế gây hậu quả nghiêm trọng đối với tính mạng, sức khỏe conngười, môi trường và trật tự, an toàn xã hội.

3. Thời hạn tướcquyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, thời hạn đình chỉ hoạt động quyđịnh tại khoản 1 và khoản 2 Điều này từ 01 tháng đến 24 tháng, kể từ ngày quyếtđịnh xử phạt có hiệu lực thi hành. Người có thẩm quyền xử phạt giữ giấy phép,chứng chỉ hành nghề trong thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hànhnghề.

Điều 26. Tịch thutang vật, phương tiện vi phạm hành chính

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hànhchính là việc sung vào ngân sách nhà nước vật, tiền, hàng hoá, phương tiện có liênquan trực tiếp đến vi phạm hành chính, được áp dụng đối với vi phạm hành chínhnghiêm trọng do lỗi cố ý của cá nhân, tổ chức.

Việc xử lý tang vật,phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu được thực hiện theo quy định tạiĐiều 82 của Luật này.

Điều 27. Trục xuất

1. Trục xuất là hình thức xử phạt buộc ngườinước ngoài có hành vi vi phạm hành chính tại Việt Nam phải rời khỏi lãnh thổnước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Chính phủ quy định chi tiết việc áp dụnghình thức xử phạt trục xuất.

Mục 2. CÁC BIỆN PHÁPKHẮC PHỤC HẬU QUẢ

Điều 28. Các biệnpháp khắc phục hậu quả và nguyên tắc áp dụng

1. Các biện pháp khắcphục hậu quả bao gồm:

a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;

b) Buộc tháo dỡ côngtrình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng vớigiấy phép;

c) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tìnhtrạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh;

d) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xãhội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng hoá, vật phẩm, phương tiện;

đ) Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hạicho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nộidung độc hại;

e) Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặcgây nhầm lẫn;

g) Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hoá,bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, vật phẩm;

h) Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa không bảođảm chất lượng;

i) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có đượcdo thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tangvật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quyđịnh của pháp luật;

k) Các biện pháp khắc phục hậu quả khác doChính phủ quy định.

2. Nguyên tắc áp dụngbiện pháp khắc phục hậu quả:

a) Đối với mỗi vi phạm hành chính, ngoài việcbị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính có thể bị áp dụngmột hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụngđộc lập trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 65 của Luật này.

Điều 29. Buộc khôiphục lại tình trạng ban đầu

Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải khôiphục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính của mình gâyra; nếu cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không tự nguyện thực hiện thì bịcưỡng chế thực hiện.

Điều 30. Buộc tháo dỡcông trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng khôngđúng với giấy phép

Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấyphép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép; nếu cá nhân, tổ chức vi phạm hành chínhkhông tự nguyện thực hiện thì bị cưỡng chế thực hiện.

Điều 31. Buộc khắcphục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh

Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải thựchiện biện pháp để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh;nếu cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không tự nguyện thực hiện thì bị cưỡngchế thực hiện.

Điều 32. Buộc đưa ra khỏilãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng hoá, vật phẩm,phương tiện

Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải đưa rakhỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng hoá,vật phẩm, phương tiện được đưa vào lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam, nhập khẩu trái với quy định của pháp luật hoặc được tạm nhập, tái xuấtnhưng không tái xuất theo đúng quy định của pháp luật.

Biện pháp khắc phục hậu quả này cũng được ápdụng đối với hàng hóa nhập khẩu, quá cảnh xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hànghóa giả mạo quyền sở hữu trí tuệ, phương tiện, nguyên liệu, vật liệu nhập khẩuđược sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệsau khi đã loại bỏ yếu tố vi phạm; nếu cá nhân, tổ chức vi phạm hành chínhkhông tự nguyện thực hiện thì bị cưỡng chế thực hiện.

Điều 33. Buộc tiêuhủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng vàmôi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại

Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải tiêuhủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi, cây trồng và môitrường, văn hoá phẩm có nội dung độc hại hoặc tang vật khác thuộc đối tượng bịtiêu hủy theo quy định của pháp luật; nếu cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính khôngtự nguyện thực hiện thì bị cưỡng chế thực hiện.

Điều 34. Buộc cảichính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn

Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải cảichính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn đã được công bố, đưa tin trênchính phương tiện thông tin đại chúng, trang thông tin điện tử đã công bố, đưatin; nếu cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không tự nguyện thực hiện thì bịcưỡng chế thực hiện.

Điều 35. Buộc loại bỏyếu tố vi phạm trên hàng hoá, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, vật phẩm

Cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hóahoặc sử dụng phương tiện kinh doanh, vật phẩm chứa yếu tố vi phạm trên hànghóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, vật phẩm thì phải loại bỏ các yếutố vi phạm đó; nếu cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không tự nguyện thựchiện thì bị cưỡng chế thực hiện.

Điều 36. Buộc thu hồisản phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lượng

Cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh sản phẩm,hàng hóa không bảo đảm chất lượng đã đăng ký hoặc công bố và hàng hóa kháckhông bảo đảm chất lượng, điều kiện lưu thông thì phải thu hồi các sản phẩm, hànghóa vi phạm đang lưu thông trên thị trường; nếu cá nhân, tổ chức vi phạm hànhchính không tự nguyện thực hiện thì bị cưỡng chế thực hiện.

Điều 37. Buộc nộp lạisố lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lạisố tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ,tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật

Cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp lại số lợibất hợp pháp là tiền, tài sản, giấy tờ và vật có giá có được từ vi phạm hànhchính mà cá nhân, tổ chức đó đã thực hiện để sung vào ngân sách nhà nước hoặchoàn trả cho đối tượng bị chiếm đoạt; phải nộp lại số tiền bằng với giá trịtang vật, phương tiện vi phạm hành chính nếu tang vật, phương tiện đó đã bịtiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật; nếu cá nhân, tổ chứcvi phạm hành chính không tự nguyện thực hiện thì bị cưỡng chế thực hiện.

Chương II

THẨMQUYỀN XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ ÁP DỤNG BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ

Điều 38. Thẩm quyềncủa Chủ tịch Ủy ban nhân dân

1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 10% mức tiền phạt tối đa đốivới lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá5.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạmhành chính có giá trị không vượt quá mức xử phạt tiền đượcquy định tại điểm b khoản này;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quyđịnh tại các điểm a, b, c và đ khoản 1 Điều 28 của Luật này.

2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện cóquyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 50% mức tiền phạt tối đa đốivới lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 50.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉhành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạmhành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quyđịnh tại điểm b khoản này;

đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quyđịnh tại các điểm a, b, c, đ, e, h, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật này.

3. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cóquyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vựctương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉhành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạmhành chính;

đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quyđịnh tại khoản 1 Điều 28 của Luật này.

Điều 39. Thẩm quyềncủa Công an nhân dân

1. Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hànhcông vụ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 1% mức tiền phạt tối đa đốivới lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá500.000 đồng.

2. Trạm trưởng, Đội trưởngcủa người được quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 3% mức tiền phạt tối đa đốivới lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá1.500.000 đồng.

3. Trưởng Công an cấp xã,Trưởng đồn Công an, Trạm trưởng Trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 5% mức tiền phạt tối đa đốivới lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá2.500.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạmhành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quyđịnh tại điểm b khoản này;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quyđịnh tại các điểm a, c và đ khoản 1 Điều 28 của Luật này.

4. Trưởng Công an cấphuyện; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông đường bộ, đườngsắt, Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát đường thủy; Trưởng phòng Công ancấp tỉnh gồm Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởngphòng Cảnh sát trật tự, Trưởng phòng Cảnh sát phản ứng nhanh, Trưởng phòng Cảnhsát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tộiphạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tộiphạm về ma tuý, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt, Trưởngphòng Cảnh sát đường thủy, Trưởng phòng Cảnh sát bảo vệ và cơ động, Trưởngphòng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, Trưởng phòng Cảnh sátphòng, chống tội phạm về môi trường, Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữacháy và cứu hộ, cứu nạn, Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạntrên sông, Trưởng phòng Quản lý xuất nhập cảnh, Trưởng phòng An ninh chính trịnội bộ, Trưởng phòng An ninh kinh tế, Trưởng phòng An ninh văn hóa, tư tưởng,Trưởng phòng An ninh thông tin; Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy cácquận, huyện thuộc Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy; Thủ trưởng đơn vị Cảnhsát cơ động từ cấp đại đội trở lên, có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 20% mức tiền phạt tối đa đốivới lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá25.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉhành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạmhành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quyđịnh tại điểm b khoản này;

đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quyđịnh tại các điểm a, c, đ và k khoản 1 Điều 28 của Luật này.

5. Giám đốc Công an cấptỉnh, Giám đốc Sở Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 50% mức tiền phạt tối đa đốivới lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 50.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉhành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạmhành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quyđịnh tại điểm b khoản này;

đ) Giám đốc Công an cấp tỉnh quyết định ápdụng hình thức xử phạt trục xuất;

e) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quyđịnh tại các điểm a, c, đ, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật này.

6. Cục trưởng Cục An ninhchính trị nội bộ, Cục trưởng Cục An ninh kinh tế, Cục trưởng Cục An ninh vănhóa, tư tưởng, Cục trưởng Cục An ninh thông tin, Cục trưởng Cục Cảnh sát quảnlý hành chính về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm vềtrật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lýkinh tế và chức vụ, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý, Cụctrưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt, Cục trưởng Cục Cảnh sátđường thủy, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn,Cục trưởng Cục Cảnh sát bảo vệ, Cục trưởng Cục Theo dõi thi hành án hình sự vàhỗ trợ tư pháp, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, Cụctrưởng Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vựctương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉhành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạmhành chính;

đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quyđịnh tại các điểm a, c, đ, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật này.

7. Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh cóthẩm quyền xử phạt theo quy định tại khoản 6 Điều này và có quyền quyết định ápdụng hình thức xử phạt trục xuất.

Điều 40. Thẩm quyềncủa Bộ đội biên phòng

1. Chiến sĩ Bộ đội biên phòng đang thi hànhcông vụ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 1% mức tiền phạt tối đa đốivới lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá500.000 đồng.

2. Trạm trưởng, Đội trưởng của người được quyđịnh tại khoản 1 Điều này có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 5% mức tiền phạt tối đa đốivới lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá2.500.000 đồng.

Xem thêm: Bạn Có Thật Sự Hiểu Về Kim Ngạch Nhập Khẩu Là Gì ? Cách Tính Kim Ngạch Xuất Khẩu

3. Đồn trưởng Đồnbiên phòng, Hải đội trưởng Hải đội biên phòng, Chỉ huy trưởng Tiểu khu biênphòng, Chỉ huy trưởng biên phòng Cửa khẩu cảng có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 20% mức tiền phạt tối đa đốivới lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá25.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạmhành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm bkhoản này;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quyđịnh tại các điểm a, c, đ và k khoản 1 Điều 28 của Luật này.

4. Chỉ huy trưởng Bộđội biên phòng cấp tỉnh, Chỉ huy trưởng Hải đoàn biên phòng trực thuộc Bộ Tưlệnh Bộ đội biên phòng có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vựctương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉhành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *