Luật an ninh quốc gia mới của Trung Quốc, dự kiến sẽ được áp dụng tại đặc khu Hồng Kông, đã làm bùng phát nhiều cuộc biểu tình phản đối, gây ra nhiều lo ngại và tranh cãi tại đặc khu này.
Đang xem: Luật an ninh hong kong là gì
Trong khi chính quyền Trung Quốc cho rằng luật là cần thiết để giải quyết tình trạng bất ổn và giữ vững chủ quyền của đặc khu, thì nhiều người dân Hồng Kông lại lo ngại luật sẽ làm suy yếu quyền tự trị của họ.
Mọi thứ diễn ra với tốc độ chóng mặt. Bắc Kinh chỉ vừa giới thiệu luật cách đây 1 tháng, thế mà luật này sẽ bắt đầu có hiệu lực từ tháng 7. Đây là những gì bạn cần biết:
Bắc Kinh đã đề nghị Hồng Kông tự làm luật an ninh từ năm 1997, khi Anh trao trả lãnh thổ này về cho Trung Quốc. Thậm chí có một điều trong Luật Cơ bản – “tiểu hiến pháp” của Hồng Kông – kêu gọi thực hiện việc này. Giới chính trị gia đặc khu từng tìm cách thông qua một luật an ninh tự soạn thảo vào năm 2003 nhưng bị dư luận phản đối dữ dội.
Dường như không còn đủ kiên nhẫn, ngày 22.5, Bắc Kinh đề xuất luật an ninh cho Hồng Kông tại kỳ họp Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc (NPC). Dù Hồng Kông vẫn giữ hệ thống pháp luật độc lập, Luật Cơ bản có điều khoản cho phép Bắc Kinh làm luật cho đặc khu – đồng nghĩa với việc các lãnh đạo lẫn người dân Hồng Kông khó lòng can thiệp.
Tình trạng bất ổn tại đặc khu Hồng Kông năm 2019 là một trong những nguyên nhân dẫn đến dự luật an ninh quốc gia.
Theo Tân Hoa Xã, luật an ninh quốc gia đối với Hồng Kông được đặt ra nhằm giải quyết các vấn đề ly khai, lật đổ, khủng bố và can thiệp nước ngoài. Theo đề xuất của luật, Bắc Kinh sẽ lập một văn phòng an ninh quốc gia tại Hồng Kông, do lực lượng an ninh Trung Quốc quản lý, nhằm giám sát nhà chức trách địa phương thực thi luật.
Quan chức hàng đầu của Hồng Kông sẽ chọn thẩm phán xét xử các vụ án an ninh quốc gia, gây phương hại cho hệ thống tư pháp độc lập của đặc khu. Chính quyền Trung Quốc có thể “thực hành quyền tài phán” trong những vụ án đặc biệt, đồng nghĩa với việc một số hành vi phạm tội ở Hồng Kông có thể bị xét xử tại đại lục.
Đặc khu sẽ thành lập ủy ban an ninh quốc gia, có cố vấn do Bắc Kinh chỉ định, và hoạt động dưới sự “giám sát của chính quyền trung ương”. Dự luật này cũng đứng trên mọi đạo luật địa phương. Nếu có tranh chấp với luật pháp Hồng Kông, dự luật an ninh quốc gia sẽ thắng thế.
Quá trình soạn thảo dự luật được thực hiện bí mật, và chưa được đưa ra lấy ý kiến người dân. Kể cả trưởng đặc khu Lâm Trịnh Nguyệt Nga cũng thừa nhận chưa từng thấy “chi tiết hoàn chỉnh” của dự luật.
Hiện chưa có định nghĩa rõ ràng về các hành vi tội phạm hoặc định nghĩa hành vi “thông đồng với nước ngoài” hoặc “lật đổ”. Hiện cũng chưa rõ bị can sẽ được bảo vệ thế nào, và trong điều kiện nào nghi can sẽ phải bị dẫn độ về Trung Quốc đại lục.
Ngoài ra cũng không rõ liệu có cơ chế cân bằng quyền lực để chính quyền đặc khu quản lý hoạt động của đặc vụ của Trung Quốc hay không, và vai trò của các đặc vụ này trong quá trình tố tụng những nhân vật đối lập.
Dự luật mở rộng quyền lực của Bắc Kinh đối với đặc khu, có thể thay đổi cuộc sống hằng ngày và xã hội Hồng Kông.
Nhiều người lo ngại dự luật sẽ được dùng để trừng trị những người phản đối, có thể khiến báo giới bị kiểm duyệt nhiều hơn, loại trừ các chính trị gia đối ập khỏi hội đồng đặc khu và đe dọa vị thế là đặc khu tài chính thế giới của Hồng Kông.
Dù vậy, tất cả chỉ là dự đoán cho đến ngày dự luật chính thức được áp dụng. Điều người Hồng Kông sợ nhất là kết thúc chính sách “một quốc gia, hai chế độ”.
Thông báo về luật an ninh quốc gia vấp phải sự phản đối kịch liệt từ nhiều người Hồng Kông. Hàng ngàn người xuống đường biểu tình phản đối dự luật, đụng độ với cảnh sát. Cảnh sát dùng hơi cay và vòi rồng để giải tán đám đông.
Tuy nhiên, khảo sát mới nhất của Reuters cho thấy ý kiến phản đối luật an ninh, dù vẫn chiếm đa số, nhưng đang mất dần sự ủng hộ. Bên cạnh đó, vẫn có nhiều người đồng tình với luật.
Giới chức phụ trách kinh tế cho rằng luật có thể đem lại sự ổn định cho đặc khu sau tình trạng bất ổn hồi năm 2019, khiến nền kinh tế Hồng Kông bị hủy hoại, nhiều cửa hàng và nhà hàng phải đóng cửa và hủy hoại danh tiếng của Hồng Kông trên trường quốc tế. HSBC và Standard Chartered, 2 ngân hàng lớn nhất Hồng Kông, cũng ủng hộ dự luật.
Đặc khu trưởng Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga cho biết chính quyền trung ương “không có lựa chọn nào khác ngoài hành động” sau tình trạng bất ổn chính trị năm 2019 tại Hồng Kông. Bà Lâm nói Hồng Kông có “nghĩa vụ hiến pháp” phải bảo vệ chủ quyền của Trung Quốc.
Bà bác bỏ cáo buộc rằng luật có thể sẽ vi phạm các quyền cơ bản của người dân, và khẳng định luật không gây suy yếu cho “nền tư pháp độc lập và mức độ tự trị cao của đặc khu”.
Tổng thư ký đặc khu Hồng Kông Matthew Cheung cũng nhấn mạnh chỉ những thành phần khủng bố và ly khai mới bị luật tác động. Tháng 5.2020, Chris Tang, cảnh sát trưởng Hồng Kông, tuyên bố luật “không ảnh hưởng quyền và tự do của người dân Hồng Kông” mà giúp đặc khu “ngày càng ổn định và an toàn hơn”.
Hơn 200 nghị sĩ từ 24 nước đã kí thư chung phản đối luật. Tổng thống Mỹ Donald Trump chỉ trích việc Trung Quốc làm luật này và đe dọa rút lại quy chế đặc biệt của Hồng Kông. Tháng 5, Mỹ đã áp dụng các lệnh hạn chế tương tự như Trung Quốc lên Hồng Kông.
Tổng thống Mỹ Donald Trump nhiều lần dọa xóa vị thế đặc biệt của Hồng Kông nếu Trung Quốc áp luật an ninh quốc gia lên đặc khu.
Thủ tướng Anh Boris Johnson cho rằng luật “có thể làm giảm quyền tự do của Hồng Kông và làm xói mòn đáng kể quyền tự trị”. Ông hứa sẽ có giải pháp trao quốc tịch Anh cho người Hồng Kông, với số lượng có thể là hàng triệu.
Xem thêm: Công Trình Cấp 1 Là Gì – Công Trình Dân Dụng Là Gì
Lãnh đạo EU thể hiện “lo ngại nghiêm trọng” về mối đe dọa tiềm tàng cho các quyền cơ bản và tự do của Hồng Kông. Các nghị sĩ của Nghị viện châu Âu cảnh báo Trung Quốc đang vi phạm các cam kết quốc tế và dự kiến kiện Trung Quốc trước Tòa án Công lý Quốc tế.
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấuTối thiểu 10 chữKhông chứa liên kết