Luật bóng đá lượt đi lượt về(Luật bàn thắng sân khách)
Luật bóng đá lượt đi lượt vềđã tồn tại hơn nửa thế kỉ nay. Xuất hiện lần đầu tại Cúp 2 năm 1965, luật này đã được sử dụng phổ biến trên toàn thế giới. Tuy nhiên, bất chấp những ích lợi mà nó đem lại, nhiều người lại tỏ ra bất bình. Vì sao lại như vậy? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm qua bài viết dưới đây của chúng tôi.
Đang xem: Luật bàn thắng sân khách là gì
Luật bóng đá lượt đi lượt về là gì?
Luật bóng đá lượt đi lượt về còn được gọi là luật bàn thắng sân khách. Luật bàn thắng trên sân khách là gì? Là thể thức thi đấu 2 lượt. Trong đó 2 đội phải đá 2 trận mới quyết định được đội giành chiến thắng.
Vậy luật bóng đá lượt đi lượt về được sử dụng như thế nào? Nếu sau cả 2 lượt trận, đội nào có tổng số điểm nhiều hơn, sẽ xác định luôn đội thắng. Trong trường hợp này, luật bàn thắng sân khách không cần được áp dụng.
Tuy nhiên, nếu tổng số điểm sau 2 lượt trận, 2 đội có tổng số điểm bằng nhau thì sao? Đội nào có nhiều bàn thắng trên sân khách nhiều hơn sẽ được tính là thắng chung cuộc. Thậm chí, luật bàn thắng trên sân khách vẫn áp dụng nếu cả 2 đội phải bước vào đá hiệp phụ hay luân lưu.
Luật bàn thắng sân khách ra đời để phá vỡ thế cân bằng trong bóng đá. Trên thực tế, việc tổ chức lại các trận đấu là vô cùng khó khăn và tốn kém. Do đó, ban đầu, luật bóng đá lượt đi lượt về được rất nhiều người ủng hộ. Tuy nhiên, càng ngày bộ luật lại càng lộ ra nhiều kẽ hở.
Để hiểu rõ hơn về luật bóng đá cũng như nâng cao kỹ năng chơi bóng đá, các bạn đến với trung tâm bóng đá Lion Sport. Trung tâm chuyên dạy bóng đá cho trẻ em từ 6 đến 16 tuổi trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Hiệp phụ có tính bàn thắng sân khách?Có một số giải đấu bóng đá không sử dụng luật bàn thắng sân khách khi bước vào thời gian hiệp phụ.
Ví dụ, ở trận đấu bán kết CONCACAF Champions League 2008-09 giữa Cruz Azul và Puerto Rico Islanders có tỉ số như sau:
Lượt đi: Puerto Rico Islanders 2 – 0 Cruz AzulLượt về, sau 90 phút: Cruz Azul 2 – 0 Puerto Rico IslandersLượt về, sau hiệp phụ: Cruz Azul 3 – 1 Puerto Rico Islanders
Vì CONCACAF không áp dụng luật bàn thắng sân nhà sân khách cho bàn thắng ghi được ở thời gian hiệp phụ, trận đấu bước vào loạt sút luân lưu nơi Cruz Azul thắng 4–2.
Luật bóng đá lượt đi lượt về
Tại sao luật bóng đá lượt đi lượt về bị phản đối?
Rất nhiều ý kiến cho rằng, luật bàn thắng trên sân khách là không công bằng. Dưới đây, chúng ta hãy cùng xem xét một ví dụ sau:
2 đội thi đấu trận lượt đi có tỉ số hòa 0-0 trên sân đối phương. Tuy nhiên sau đó trận lượt về tỉ số lại là 1-1, đội làm khách nghiễm nhiên chiến thắng. Đây là chiếu theo quy luật bàn thắng sân nhà sân khách đã tồn tại trên nửa thế kỉ. Nhìn vào tỉ số này chẳng ai dám nói đội chiến thắng thực sự xứng đáng. Đây là cách tính điểm lượt đi lượt về aff cup.
Thêm một trường hợp khác, 2 đội thi đấu ở trận lượt đi với tỉ số 1 – 1. Đến cuối hiệp 1 trận lượt về, tổng số điểm qua 2 lượt trận là 3 – 1. Theo luật bàn thắng sân khách, để đảo ngược tình thế, đội thua cuộc phải ghi thêm 3 bàn. Trong khi thời gian còn lại là hiệp 2 trận đấu. Đó tưởng chừng như là điều không thể.
Kết quả là, trận đấu trở nên tẻ nhạt và buồn chán. Cả 2 đội chơi với tinh thần nắm chắc kết quả thắng – thua, dù biết hiệp 2 vẫn còn đó. Không những cầu thủ, mà khán giả cũng vô cùng thất vọng.
Chính bởi 2 lí do này mà nhiều người đã tỏ thái độ không hài lòng với luật thi đấu.
Cách tính điểm lượt đi lượt về aff cup(cách tính luật bàn thắng sân nhà sân khách)
Tại giải AFF Cup, các vòng bán kết, chung kết sẽ đều thi đấu theo luật bàn thắng sân nhà sân khách aff cup loại trực tiếp và kết quả cuối cùng sẽ được phân định sau trận lượt về.
Xem thêm: Khối D01 Là Tổ Hợp Môn Gì – Khối D01 Gồm Những Ngành Nào
Luật bàn thắng sân khách aff cup
Có thể nhiều bạn chưa rõ luật bàn thắng sân khách aff, nếu lượt đi lượt về 2 đội có cùng số bàn thắng thì tình huống đó sẽ xử lý thế nào.
Sẽ có 2 trận (lượt đi lượt về) thi đấu loại trực tiếp. Nghĩa là xét tổng kết quả của 2 trận bóng, đội nào ghi được nhiều bàn thắng hơn đội kia sẽ được quyền đi tiếp hoặc giành ngôi vô địch (nếu là trận chung kết) hoặc giành giải 3 (nếu là trận tranh hạng 3).
Ví dụ về luật bàn thắng sân khách aff cup: Kết quả giữa trận Malaysia vs Thái Lan lượt đi lượt về là 0-0 và 1-2 thì tổng kết quả là Thái thắng Mã 2-1, Thái được vào đá trận chung kết.
Cái này bắt đầu phức tạp đây: nếu lượt đi lượt về 2 đội có cùng số bàn thắng thì tình huống đó sẽ xử lý thế nào? Đội bóng nào ghi nhiều bàn trên sân khách hơn thì sẽ giành chiến thắng chung cuộc.
VD: Mã vs Thái, lượt đi trên sân Mã là 0-0, lượt về trên sân Thái là 2-2. Tổng kết quả là 2-2, nhưng Mã ghi được 2 bàn trên sân khách (trong trận lượt về trên sân của Thái) nên Mã là đội giành chiến thắng.
Nếu 2 đội có cùng số bàn thắng sân khách sân nhà (ví dụ ở 2 lượt trận kết quả đều là 0-0, hoặc lượt đi 1-2, lượt về 2-1), thì sau 90 phút ở trận lượt về, sẽ đá tiếp 2 hiệp phụ, mỗi hiệp phụ 15 phút để phân định đội thắng thua.
Trong 2 hiệp phụ này, nếu vẫn là kết quả hòa (0-0, 1-1 hoặc 2-2 chẳng hạn), thì số bàn thắng của đội khách sẽ được tính nhân đôi. Ví dụ trường hợp hết 2 hiệp phụ kết quả là 1-1 hoặc 2-2 thì đội khách là đội đi tiếp. Why ưu tiên đội khách? Vì đá trên sân khách đã là bất lợi rồi, mà còn phải đá thêm 2 hiệp phụ nữa, nên đội khách sẽ được ưu tiên hơn trong trường hợp này.
Trường hợp ưu tiên này chỉ xảy ra nếu hết 2 hiệp phụ mà vẫn là kết quả hòa thôi nhé, chứ nếu có đội ghi nhiều bàn thắng hơn ở 2 hiệp phụ thì đội đó vẫn là đội đi tiếp. Có một vài tờ báo hiểu không đúng cái đoạn này, diễn giải thành “Trong hiệp phụ, mỗi bàn thắng của đội khách sẽ được tính gấp đôi”!!!
Nếu sau 2 hiệp phụ mà vẫn chưa phân định được thắng thua, thì 2 đội sẽ bước vào loạt đá luân lưu (penalty) theo luật FIFA hiện hành.
Nuối tiếc sau những trận đấu
Trên thực tế, rất nhiều trận đấu đã kết thúc trong sự nuối tiếc như vậy. Dù cả đội đã chơi rất hay, rất xuất sắc, nhưng phần thưởng lại không thuộc vì mình chỉ vì… luật sân nhà sân khách.
Xem thêm: Dày Dính Màng Phổi Là Gì – Biến Chứng Và Hậu Quả Của Tràn Dịch Màng Phổi
Một ví dụ điển hình là trận đấu giữa Philppe Coutinho và MU tại giải Europa League. Hay trận thua đầy tiếc nuối của MU trước Bayern tại Champions League. Rõ ràng, MU xứng đáng có được nhiều cơ hội đi tiếp hơn thế. Liệu luật bàn thắng sân khách trong trường hợp này đã thực sự công bằng?
Trên đây là một số phân tích về luật bóng đá lượt đi lượt về của Trung tâm bóng đá Lion Sportgiúp bạn có cái nhìn sâu hơn về luật này. Đây cũng là vấn đề tranh cãi đã nhiều năm qua. Tuy nhiên, luật vẫn là luật. Chúng ta hãy cùng chờ xem liệu có những thay đổi mới của luật bàn thắng sân khách trong tương lai không nhé.