(GDVN) – Dù cũng có một số điểm tán đồng nhưng chúng tôi cho rằng việc thiết lập ma trận cho một đề kiểm tra hiện nay vẫn là một việc làm rất cần thiết.
Đang xem: Ma trận đề kiểm tra là gì
LTS: Cho rằng, việc xây dựng ma trận đề kiểm tra hiện nay là rất thiết thực, không hề vô nghĩa chút nào thầy giáo Thanh An đã đưa ra quan điểm của mình thông qua bài viết.
Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết này.
Dù cũng có một số điểm tán đồng nhưng chúng tôi cho rằng việc thiết lập ma trận cho một đề kiểm tra hiện nay vẫn là một việc làm rất cần thiết.
Thực ra thiết lập một ma trận cho đề kiểm tra không phải là mất quá nhiều thời gian nhưng nó sẽ đảm bảo được yêu cầu, nội dung kiến thức, tỉ lệ % cho từng mức độ câu hỏi được chính xác mà tính khoa học cũng được đề cao.
Ma trận đề thi, đề kiểm tra môn Ngữ văn hiện nay đang được áp dụng (Ảnh: tác giả cung cấp). |
Hiện nay, theo kế hoạch của ngành giáo dục thì việc thực hiện xây dựng đề thi, kiểm tra cuối học kì, kiểm tra định kỳ bắt buộc phải có ma trận đề.
Đề kiểm tra bao gồm các câu hỏi, bài tập (tự luận hoặc tự luận kết hợp với trắc nghiệm khách quan) theo 4 mức độ yêu cầu: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao.
Căn cứ vào mức độ phát triển năng lực của học sinhở từng học kỳ và từng khối lớp, giáo viên ra đề có thể xác định tỉ lệ các câu hỏi, bài tập theo 4 mức độ yêu cầu trong các bài kiểm tra trên nguyên tắc đảm bảo sự phù hợp với đối tượng học sinh và tăng dần tỉ lệ các câu hỏi, bài tập ở mức độ yêu cầu vận dụng, vận dụng cao để phù hợp với đối tượng học sinh của mình.
Việc xây dựng, xác định và mô tả 4 mức độ yêu cầu (nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao) của mỗi loại câu hỏi/ bài tập có thể sử dụng để kiểm tra, đánh giá năng lực và phẩm chất của học sinh trên cơ sở đó, biên soạn các câu hỏi/ bài tập cụ thể theo các mức độ yêu cầu đã mô tả để sử dụng trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học và kiểm tra, đánh giá, luyện tập theo chuyên đề đã xây dựng.
Và, tất nhiên, người thầy cũng phải tính toán kỹ lưỡng tỉ lệ phần trăm của từng mức độ, từng câu hỏi cụ thể.
Tác giả Nguyễn Văn Tú cho rằng “Việc làm này làm khổ cho giáo viên lại chẳng đem lại lợi ích gì cho học sinh” có thể vừa đúng mà lại cũng chưa đúng.
“Khổ” một chút cho giáo viên thì có thật nhưng đối với học sinh thì chắc chắn các em không có liên quan gì đến chuyện ma trận của thầy cô ra đề.
Nhưng, suy cho cùng, sản phẩm của một bài kiểm tra hiện nay thì học sinh chỉ được tiếp cận với đề bài.
Các phần khác không liên quan thì học sinh cũng không thể nào biết được và cũng chẳng cần biết để làm gì. Nhưng, thử hỏi nếu ma trận được thiết lập tốt thì đề kiểm tra liệu có sai sót không?
Ma trận để làm gì? |
Chắc chắn là không rồi, mà khi đề thi, đề kiểm tra không sai sót có nghĩa là quyền lợi của học sinh sẽ được đảm bảo.
Việc thiết lập ma trận có “làm khổ giáo viên” nhiều không? Theo chúng tôi nếu giáo viên được tập huấn kỹ càng, có sự chủ động và thành thạo các công đoạn thì việc lập một ma trận cũng rất nhàn nhã và chẳng tốn kém nhiều công sức.
Hiện nay, chỉ có đề kiểm tra trắc nghiệmhoàn toàn thì thêm một chút thời gian. Đề tự luận và tự luận kết hợp với trắc nghiệm khách quan thì giáo viên chỉ làm trong vòng 15 phút là xong. Bởi vì các “sườn” ma trận khi tập huấn thì giáo viên đều đã lưu trong máy.
Khi ra đề mới, giáo viên bám vào ma trận theo hướng dẫn hiện hành và đảm bảo được 4 mức độ theo quy định. Nếu lớp nào yếu hoặc khá hơn thì chỉ cần chỉnh mức độ cho phù hợp với đối tượng học sinh là xong.
Thầy Nguyễn Văn Tú cho rằng: “Xưa nay, bất cứ bài kiểm tra dưới dạng nào cũng nhằm đánh giá quá kết quả học tập của học sinh.
Cho nên, giáo viên khi ra đề đã định hướng trong đầu của mình là nội dung trọng tâm là ở bài học nào, ở chương nào, phần nào rồi.
Và họ ra đề luôn nằm trong ba mức độ ở là trung bình, khá, giỏi và đó chính là nhận biết, thông hiểu, vận dụng mà nay ma trận đề nói đến. Và ở đề nào họ cũng có đáp án cụ thể.
Em nào học như thế nào thì điểm như thế nấy. Và điểm chính là thước đo của kiến thức và kĩ năng học tập của các em”.
Nói thật, quan niệm này có thể đúng với tình hình thực tế của hàng chục năm trước nhưng bây giờ thì e rằng rất khiên cưỡng.
Hơn lúc nào hết, xã hội đang phát triển, việc đổi mới giáo dục đang cấp thiết hơn bao giờ hết thì yêu cầu về khả năng giáo viên cũng phải cao hơn. Chúng ta không chỉ vin vào kinh nghiệm mà bắt buộc phải thay đổi cho phù hợp.
Ngoài “định tính” và kinh nghiệm ra thì bắt buộc giáo viên phải thực hiện một cách bài bản, khoa học và mang tính định lượng cụ thể, khách quan.
Xem thêm: Khái Niệm Pháp Luật Là Gì ? Đặc Điểm Và Phân Loại Văn Pháp Luật Là Gì
Suy cho cùng, ma trận đề là một bản mô tả chi tiết các nội dung, các chuẩn cần đánh giá, nó là một bản thiết kế kĩ thuật dùng để biên soạn đề thi.
Nên dừng việc kiểm tra trắc nghiệm ở học sinh tiểu học, trung học cơ sở |
Chuẩn kiến thức, kĩ năng được thể hiện trong các ô của ma trận, dựa vào số lượng các chuẩn về kiến thức và kĩ năng được đánh giá ta có thể xem xét được mức độ cân đối giữa kiến thức và kĩ năng trong đề thi.
Dựa vào tỉ lệ các mức độ nhận thức trong ma trận ta có thể đánh giá được mức độ khó hay dễ của đề thi, đồng thời đảm bảo được mức độ phân hóa dành cho các đối tượng học sinh khác nhau. Khắc phục tình trạng ra đề thi theo cảm tính như trước đây.
Vì sao giáo viên ngại ma trận?
Mặc dù ma trận đề kiểm tra đã được áp dụng nhiều năm nhưng thực tế một số giáo viên dưới cơ sở vẫn còn rất nhiều người lúng túng trong việc xác định các đơn vị kiến thức, các mức độ yêu cầu khi xây dựng ma trận đề.
Điều này cũng có nguyên nhân là giáo viên được tập huấn chưa kỹ càng, bởi vì Bộ, Sở chỉ tập huấn được đội ngũ cốt cán và qua nhiều nấc trung gian khác nhau.
Đến giáo viên tập huấn thì chỉ qua loa được một hai buổi, thành ra khi áp dụng thực tế còn nhiều khó khăn.
Chính từ việc một số giáo viên chưa hiểu kỹ yêu cầu để xây dựng ma trận nên khi ra đề kiểm tra định kỳ, đề kiểm tra học kỳ thường có những sai sót.
Tất nhiên, việc sai sót này sẽ bị cán bộ thanh tra, tổ chuyên môn và ban giám hiệu góp ý, phê bình…
Để giáo viên thấy được những ý nghĩa thiết thực của việc xây dựng ma trận đề kiểm tra, có lẽ không có gì tốt hơn là trong các buổi sinh hoạt chuyên môn của tổ, các thành viên trong tổ cần đưa ra thảo luận thấu đáo.
Khi đã hiểu và nắm rõ được yêu cầu sẽ thấy việc xây dựng ma trận đề kiểm tra hiện nay là rất thiết thực, không hề vô nghĩa chút nào.