MCHC là gì? Đây là nồng độ trung bình của hemoglobin có trong một tế bào hồng cầu. Chỉ số này dù cao hay thấp đều là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý về máu.

Đang xem: Xét Nghiệm Máu Mchc Trong Máu Là Gì Và Có Ý Nghĩa Như Thế Nào?

Chỉ số MCHC là gì?

MCHC từ viết tắt của Mean corpuscular Hemoglobin Concentration có nghĩa là nồng độ hemoglobin trung bình hồng cầu. Đây là lượng hemoglobin trung bình có trong mỗi tế bào hồng cầu và tương ứng với kích thước của mỗi tế bào.

Hiểu một cách đơn giản nhất thì MCHC chính là nồng độ huyết sắc tố của tế bào hồng cầu. Thông qua chỉ số này, chúng ta có thể biết thông tin: Có bao nhiêu % tế bào máu của mình được tạo thành từ hemoglobin.

Ý nghĩa của chỉ số MCHC

Chỉ số MCHC sẽ được bác sĩ đánh giá thông qua hoạt động xét nghiệm công thức máu toàn phần. Nó được tính bằng cách đo giá trị của hemoglobin và cả hematocrit có trong máu.

*

Chỉ số MCHC giúp bác sĩ phát hiện ra một số bệnh lý về máu

Chỉ số MCHC có tác dụng đánh giá nồng độ huyết sắc tố của tế bào hồng cầu, qua đó giúp bác sĩ chẩn đoán nhiều bệnh lý liên quan đến máu trong đó có:

Hội chứng rối loạn đông máu.Bệnh tiếu máu do thiếu sắt.Một số bệnh lý nguy hiểm khác về máu.

Chỉ số MCHC được cho là bình thường khi đạt khoảng 316-372 g/L. Trong trường hợp chỉ số này nằm ngoài giới hạn đó thì bạn nên hết sức lưu ý. Bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm về máu.

Chỉ số MCHC quá thấp hay quá cao cảnh báo bệnh gì?

Chỉ số MCHC có thấp hay quá cao đều là những dấu hiệu cảnh bảo rằng sức khỏe của bạn đang gặp vấn đề. Cụ thể:

Trường hợp chỉ số MCHC quá thấp

Chỉ số MCHC thấp có thể do bạn đang mắc một số bệnh lý sau:

Bệnh thiếu máu do thiếu Sắt

Bệnh thiếu máu do thiếu sắt là một trong những nguyên nhân khiến chỉ số MCHC thấp. Theo lý giải của các bác sĩ chuyên khoa, sắt là nguyên tố quan trọng và cần thiết để sản xuất ra hemoglobin. Chính vì vậy nếu con người thiếu sắt, lượng hemoglobin sẽ được sản ở mức thấp hơn cho mỗi tế bào hồng cầu, lúc này chỉ số MCHC thấy được thông qua xét nghiệm máu sẽ thấp hơn bình thường.

Bệnh Thalassemia

Bệnh thalassemia được hiểu là một rối loạn về máu mà cơ thể con người đã tạo ra một dạng hemoglobin bất thường. Theo khảo sát, người mắc bệnh alpha và beta-thalassemia thường có MCHC thấp hơn so với những người khỏe mạnh bình thường.

Xem thêm:

Chứng bệnh tăng hồng cầu lưới

Hồng cầu lưới còn được gọi là hồng cầu chưa trưởng thành. Đặc điểm của nó là có ít nồng độ hemoglobin hơn nhiều so với một tế bào hồng cầu trưởng thành. Chính vì vậy, chúng có thể khiến chỉ số MCHC ở mức thấp.

*

Chứng bệnh tăng hồng câu lưới là nguyên nhân khiến chỉ số MCHC tăng cao

Các bệnh nhiễm Trùng

Theo các bác sĩ, nhiều loại bệnh nhiễm trùng khác nhau như: nhiễm giun móc, vi khuẩn Helicobacter pylori, bệnh lao, HIV, nhiễm trùng gây tình trạng viêm nhiễm,…cũng có thể làm giảm chỉ số MCHC.

Trường hợp chỉ số MCHC quá cao

Thông thường, chỉ số MCHC sẽ tăng cao khi bạn đang mắc một trong những chứng bệnh sau:

Tan Máu

Tan máu là tình trạng các tế bào hồng cầu bị vỡ một phần hoặc bị phá hủy hoàn toàn. Đây là một trong những tác nhân phổ biến khiến chỉ số MCHC tăng. Cụ thể do số lượng tế bào hồng cầu giảm mạnh nhưng nồng độ hemoglobin trung bình trong mỗi tế bào vẫn không thay đổi.

Thiếu Vitamin B12

Tình trạng thiếu vitamin B12 đã làm giảm các tế bào hồng cầu, nhưng lượng huyết sắc tố vẫn không thay đổi, qua đó khiến chỉ số MCHC gia tăng.

Bệnh Hereditary Spherocytosis

Hereditary Spherocytosis là bệnh xuất hiện do các tế bào hồng cầu vị phá hủy hoặc thay đổi hình dạng. Cụ thể, thay vì hình đĩa 2 mặt như thì tế bào này lại có hình cầu. Đa số bệnh nhân Hereditary Spherocytosis đều có chỉ số MCHC cao hơn đáng kể so với người bình thường.

Agglutinin lạnh

Agglutinin lạnh là bệnh mà các kháng thể lạnh trong cơ thể người làm cho các tế bào hồng cầu bị kết dính lại với nhau qua đó làm tăng MCHC.

Xem thêm: Bộ Mẫu Giấy Giới Thiệu Tiếng Anh Là Gì ? Mẫu Giấy Giới Thiệu Song Ngữ Việt

Vừa rồi là những thông tin giải đáp thắc mắc: MCHC là gì và có ý nghĩa như thế nào? Để có thể duy trì chỉ số này ở mức bình thường tốt nhất bạn nên thăm khám sức khỏe định kỳ và làm theo hướng dẫn của bác sĩ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *