Biên bản ghi nhớ (memorandum of understanding) là một văn bản hình thành trong quá trình thỏa thuận trước khi ký kết bản hợp đồng chính thức. Do đó, các cá nhân, tổ chức cần hiểu rõ sự khác biệt của hai loại văn bản này để đảm bảo tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Đang xem: Memorandum of understanding là gì
Để tiến hành ký kết hợp đồng, các bên phải trải qua các giai đoạn đàm phán thỏa thuận để đi đến thống nhất các quyền và nghĩa vụ. Memorandum of understanding được nhìn nhận như một tiền đề tiến tới việc ký kết hợp đồng. Để hiểu rõ thuật ngữ này, mời quý bạn đọc theo dõi bài viết memorandum of understanding là gì của chúng tôi.
Khái niệm Memorandum of understanding
Thuật ngữ memorandum of understanding được sử dụng phổ biến phục vụ cho mục đích thỏa thuận giữa các đối tác trong và ngoài nước. Memorandum of understanding được hiểu là Biên bản ghi nhớ, thường được viết tắt là MOU. MOU là văn bản ghi nhận sự thỏa thuận giữa các bên (song phương hoặc đa phương), thể hiện yêu cầu, trách nhiệm các bên liên quan.
Vậy, loại biên bản này có giá trị pháp lý không? Biên bản ghi nhớ có sự khác nhau như nào so với hợp đồng. Mời quý bạn đọc theo dõi phần tiếp theo của bài viết.
Biên bản ghi nhớ có giá trị pháp lý không?
Pháp luật hiện hành chưa có quy định cụ thể về biên bản ghi nhớ hay giải thích về giá trị hiệu lực của biên bản ghi nhớ. Tuy nhiên, loại văn bản này lại được sử dụng vô cùng phổ biến trong hoạt động kinh doanh của các tổ chức, cá nhân.
Trên thực tiễn, ta có thể thấy biên bản ghi nhớ có thể có giá trị như một biên bản pháp lý, nếu đáp ứng các điều kiện sau:
– Các bên tham gia giao ước rõ ràng;
– Mục đích và nội dung của bản cam kết được công nhận;
– các điều khoản của biên bản ghi nhớ được xác nhận bởi các bên liên quan;
– Có đầy đủ chữ ký của các bên liên quan.
Tuy nhiên, xuất phát từ bản chất của biên bản ghi nhớ (memorandum of understanding), có thể rút ra kết luận, biên bản ghi nhớ không có giá trị ràng buộc về mặt pháp lý. Tuy nhiên, biên bản ghi nhớ có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc hình thành hợp đồng giữa các bên.
Sự khác nhau giữa biên bản ghi nhớ và hợp đồng
Biên bản ghi nhớ và Hợp đồng có sự khác biệt hoàn toàn. Sự khác biệt đó được thể hiện qua bảng sau:
Tiêu chí | Biên bản ghi nhớ | Hợp đồng |
Bản chất | Biên bản ghi nhớ thực chất là sự ghi nhận sự thỏa thuận giữa các bên trong quan hệ kinh doanh. | Hợp đồng thực chất là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. |
Cơ sở pháp lý | Pháp luật hiện hành chưa có quy định cụ thể về biên bản ghi nhớ | Quy định tại Bộ Luật dân sự 2015 |
Giá trị pháp lý | Không có giá trị ràng buộc về mặt pháp lý | Có giá trị ràng buộc về mặt pháp lý kể từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực |
Hậu quả pháp lý | Chỉ đơn thuần ghi nhận những thỏa thuận của các bên, không làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ dân sự. | – Xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên
– Khi không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc thực hiện không đầy đủ, bên vi phạm phải chịu trách nhiệm vi phạm hợp đồng theo thỏa thuận và theo quy định pháp luật, đó là phạt vi phạm hợp đồng theo thỏa thuận hoặc bồi thường thiệt hại. |
Nhìn chung, ta thấy rằng biên bản ghi nhớ (memorandum of understanding) là một văn bản hình thành trong quá trình thỏa thuận trước khi ký kết bản hợp đồng chính thức. Do đó, các cá nhân, tổ chức cần hiểu rõ sự khác biệt của hai loại văn bản này để đảm bảo tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Mẫu biên bản ghi nhớ
Nhằm giúp cho Quý bạn đọc thuận tiện trong việc soạn thảo biên bản ghi nhớ để tiến hánh ký kết hợp đồng chính thức, mời quý bạn đọc tham khảo mẫu biên bản ghi nhớ sau:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BIÊN BẢN GHI NHỚ
Số: …/BBGNHT/…
– Căn cứ Bộ luật dân sự năm 2015;
– Căn cứ Luật thương mại năm 2005;
– Căn cứ chức năng, khả năng và nhu cầu của hai bên;
Hôm nay, ngày … tháng … năm … , tại địa chỉ … chúng tôi gồm có:
Bên A: CÔNG TY ……
Mã số thuế: ……
Điện thoại: ……
Tài khoản ngân hàng: ……
Người đại diện: ……….Chức vụ: …
Bên B: CÔNG TY ……
Mã số thuế: ……
Điện thoại: ……
Tài khoản ngân hàng: ……
Người đại diện: …Chức vụ: ………
Hai Bên đã thỏa thuận và nhất trí lập Biên bản ghi nhớ các nội sau:
Điều 1. Các điều khoản chung
– Hai Bên sẽ thực hiện giao dịch bằng Đơn đặt hàng đối với từng lô hàng cụ thể.
Số lượng hàng hóa, giá cả, phương thức giao hàng, phương thức thanh toán được ghi rõ trong từng đơn đặt hàng.
– Các bản sửa đổi bổ sung Biên bản này phải được lập thành văn bản và có sự đồng ý xác nhận của cả hai bên.
Điều 2. Hàng hóa
– Hàng hoá căn cứ danh mục sản phẩm cung cấp của bên A tùy thuộc từng thời điểm và không thuộc danh mục hàng hóa cấm lưu thông tại Việt Nam.
– Hàng hóa do bên A cung cấp đảm bảo đúng chủng loại, chất lượng và các thông số kỹ thuật.
Xem thêm: Hướng Dẫn 2 Cách Sử Dụng Lệnh Filter Trong Cad Bạn Biết Chưa? ?
– Số lượng, giá cả được thể hiện trên hoá đơn của bên A phát hành cho bên B theo từng đơn hàng.
– Bên A có nghĩa vụ đúng chủng loại, chất lượng theo thỏa thuận.
Điều 3. Đặt hàng và Giao nhận hàng hóa
– Hai bên thực hiện các giao dịch bằng Đơn đặt hàng bao gồm các thông tin: Mã hàng hóa; Chi tiết hàng hóa; Số lượng, giá cả; Địa điểm giao nhận hàng; Phương thức vận chuyển; Điều kiện thanh toán…
– Chỉ giao hàng khi được xác nhận là Bên B đã đạt được thỏa thuận thanh toán.
– Hai Bên thỏa thuận Hàng hóa có thể giao một lần hay nhiều lần.
Điều 4. Trách nhiệm của các bên
4.1. Trách nhiệm của Bên A
– Cung cấp bản sao các hồ sơ pháp lý doanh nghiệp và sản phẩm cho bên B khi bên B yêu cầu.
– Đảm bảo cung cấp hàng hóa đúng chủng loại, chất lượng và tiêu chuẩn kỹ thuật.
– Định kỳ cung cấp cho Bên B các thông tin về sản phẩm như: Danh mục và Catalogue sản phẩm hiện có, giá cả sản phẩm, dịch vụ đối với khách hàng…vv.
– Căn cứ vào đặt hàng của bên B và tồn kho của bên A, bên A giao hàng và hoá đơn đến địa điểm bên B chỉ định tại kho của bên B trong thời hạn mà hai bên thỏa thuận. Nếu vì lý do không mong muốn mà không đáp ứng được thời hạn giao hàng, bên A phải thông báo cho bên B.
– Nhận hàng hoá đúng với số lượng, chất lượng đã thỏa thuận. Trường hợp hàng hóa không đạt yêu cầu, bên B hoàn trả nếu hàng hoá.
– Thực hiện đúng các cam kết được ghi trong Hợp đồng.
4.2. Trách nhiệm của Bên B
– Cung cấp bản sao các hồ sơ pháp lý doanh nghiệp của bên B
– Không mua, bán, phân phối, lưu trữ, vận chuyển các hàng nhái, hàng giả hoặc bất kỳ sản phẩm, hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của bên A.
– Bán và phân phối sản phẩm bên A theo giá bán lẻ thỏa thuận, giao hàng nhanh và thuận tiện đến khách hàng.
– Thực hiện đúng các cam kết được ghi trong Hợp đồng.
Điều 5: Cung cấp và trao đổi thông tin giữa hai Bên
– Để lập hồ sơ Bạn hàng, hai bên cung cấp cho nhau các thông tin sau: Tên doanh nghiệp; Địa chỉ giao dịch chính thức; Vốn; Tên tài khoản; Số tài khoản; Tên ngân hàng;…
– Thống nhất trao đổi thông tin thông qua các Đại diện liên lạc.
Điều 6. Cam kết chung
– Hai Bên cam kết thực hiện đúng những điều ghi trong Biên bản ghi nhớ này và tiến hành ký kết hợp đồng chính thức.
– Nếu có tranh chấp hai bên, các bên thỏa thuận đưa biện pháp giải quyết trên tinh thần hòa giải, có thiện chí và hợp tác. Trường hợp không thống nhất được phương án giải quyết thì tiến hành giải quyết tranh chấp tại Tòa án.
– Bản ghi nhớ có hiệu lực kể từ ngày… tháng … năm. Được lập thành … bản gốc có giá trị pháp lý như nhau.