honamphoto.com – Thực ra hoạt động kinh doanh này chưa hẳn đã là mới lắm với bà Lưu Thị Tuyết Mai. Nữ doanh nhân 2 lần lọt top 50 người phụ nữ có ảnh hưởng nhất Việt Nam (năm 2017 và năm 2019, theo bình chọn của Forbes Việt Nam) đã đầu tư vào lĩnh vực này cách nay tới cả năm, hoặc cũng có thể là vài năm. Nhưng nó hầu như chưa được công chúng và thị trường đề cập…
Người ta mới chỉ chủ yếu biết doanh nhân Lưu Thị Tuyết Mai trên lĩnh vực thương mại – phân phối và kinh doanh nhượng quyền các thương hiệu ẩm thực nước ngoài, qua Mesa Group. Sau thương vụ Haihaco (Bánh kẹo Hải Hà), bà Mai được để ý nhiều hơn trong lĩnh vực sản xuất.
Đang xem: Mesa group là công ty gì
Thi thoảng nữ doanh nhân này cũng được nhắc đến trên thị trường địa ốc, sau các thương vụ tại CTCP Thạnh Mỹ Lợi và cả việc đầu tư vào CTCP Xây dựng và Chế biến lương thực Vĩnh Hà; Nhưng có lẽ nên nói rằng, bà Mai và doanh nghiệp của bà thiên về “buôn” hơn là thực làm địa ốc.
Không quá nổi trên truyền thông nhưng bà Lưu Thị Tuyết Mai đã 2 lần được Forbes Việt Nam chọn vào top 50 người phụ nữ có ảnh hưởng nhất Việt Nam (năm 2017 và năm 2019). (Ảnh: Internet) |
Nhưng còn một lĩnh vực đầu tư khác – một mối quan tâm khác của nữ doanh nhân Lưu Thị Tuyết Mai – mà công chúng và thị trường ít để ý và ít biết: Tài chính – Ngân hàng.
Nhóm cổ đông lớn ở EVNFC
Tay chơi mới trong “game” Eximbank… |
Cần phải nói rõ rằng, khoản đầu tư vào Công ty Tài chính Cổ phần Điện lực (viết tắt: EVNFC; Mã chứng khoán: EVF) chẳng phải là lần đầu tiên bà Mai bỏ vốn vào một tổ chức tín dụng.
Từ thập niên trước, nữ doanh nhân quê Bình Đình nhưng lại sinh ra tại Gia Lai (năm 1965) này đã là cổ đông sở hữu hàng triệu cổ phần MBB do Ngân hàng TMCP Quân đội phát hành. Mã cổ đông số 203 phần nào cho thấy sự góp mặt tương đối sớm của bà Mai ở MBB.
Tuy vậy, so với quy mô vốn và đặc thù của Ngân hàng Quân đội, lượng cổ phần MBB của bà Mai sẽ khó vượt hơn ý nghĩa của một khoản đầu tư.
Nhưng khoản đầu tư vào EVF có sẽ thể khác!
…
Được thành lập năm 2008, EVNFC ra đời chính giữa cao trào đa ngành, đa dạng hóa lĩnh vực hoạt động kinh doanh của các tập đoàn, tổng công ty với của nhà nước – giai đoạn mà các ngân hàng và công ty tài chính “mọc ra như nấm”.
Là con đẻ của tập đoàn kinh tế “khủng” bậc nhất nhất nước – Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) – EVNFC có một lợi thế đặc biệt: “là đầu mối thu xếp vốn, quản trị vốn cho các dự án điện thuộc EVN và các đơn vị thành viên, đồng thời cung cấp các sản phẩm dịch vụ tài chính chuyên nghiệp cho các đơn vị trong ngành điện và các đơn vụ thuộc các thành phần kinh tế khác…”
Với vốn điều lệ ban đầu ở mức 2.500 tỷ đồng, trên cơ sở góp vốn của EVN (40%), Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank), CTCP Cơ Điện Lạnh (REE) và gần 65.000 cổ đông là tổ chức và cán bộ nhân viên ngành điện, EVNFC là công ty tài chính hùng mạnh hàng đầu, thậm chí là còn vượt trội so với nhiều ngân hàng thương mại vào thời điểm đó.
Kể cả đến thời điểm hiện tại, dù vốn điều lệ vẫn được giữ nguyên ở mức 2.500 tỷ đồng sau hơn 10 năm, EVNFC vẫn là công ty tài chính có vốn lớn thứ nhì Việt Nam, chỉ xếp sau Công ty tài chính TNHH MTV Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (FE Credit) và gấp nhiều lần các công ty tài chính khác.
Nhưng cơ cấu sở hữu của EVNFC hiện đã có nhiều thay đổi. EVN từ chỗ nắm giữ 40% cổ phần, hiện đã co tỷ lệ sở hữu về còn 7,5%. Tỷ lệ này được dự báo sẽ còn sớm giảm thêm, bởi EVN đã hơn một lần công bố về kế hoạch triệt thoái vốn ở EVF. Cùng với ABBank (8,4%), EVN là một trong hai cổ đông lớn hiếm hoi của EVNFC.
Cơ cấu sở hữu của công ty rất “loãng” và không có một nhóm cổ đông nào có đủ tỷ lệ chi phối. Bởi, 1.596 cổ đông gửi phiếu biểu quyết về EVNFC lần ấy – có thể xem như những người còn thực sự quan tâm đến hoạt động của công ty – chỉ đại diện cho chưa đầy 107,3 triệu cổ phần, tương đương với 42,9% cổ phần có quyền biểu quyết.
Xem thêm: Hệ Thống Thủy Lực Là Gì ? Nguyên Lý Cơ Bản Của Hệ Thống Thủy Lực
…
EVNFinance là công ty tài chính có vốn “khủng” bậc nhất Việt Nam và sở hữu nhiều lợi thế gắn với EVN… (Ảnh: Internet) |
Trở lại với câu chuyện về bà Lưu Thị Tuyết Mai, theo dữ liệu của honamphoto.com, bà chủ Mesa Group và một số cá nhân có liên quan đang là nhóm cổ đông lớn bậc nhất ở EVNFC.
Theo đó, tính tới năm 2018, cá nhân bà Mai đang trực tiếp sở hữu 10,2 triệu cổ phần EVF. Trong khi vợ chồng chị gái bà Mai – là bà Lưu Thị Tuyết Hương và ông Nguyễn Trường Xuân – cũng nắm giữ 10 triệu cổ phần EVF khác.
Theo tìm hiểu của honamphoto.com, 6,25 triệu cổ phần EVF đứng tên bà Đỗ Thị Hồng Thủy nhiều khả năng được chuyển nhượng từ EVN. Bởi cuối năm 2017, bà Thủy là một trong 4 cá nhân đã đăng ký tham gia mua cổ phần EVF và được Hội đồng thẩm định của EVF phê duyệt đủ điều kiện tham gia đấu giá.
Như vậy, gộp cả, thì bà Mai – bà Hương, ông Xuân – bà Thủy đã sở hữu tổng cộng 26,45 triệu cổ phần EVF, tương ứng với 10,58% vốn điều lệ EVNFC. Nên biết, theo Điều lệ của EVNFC, cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 10% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết trở lên trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng được đề cử người vào HĐQT, Ban Kiểm soát.
Do đó, nếu bà Mai – bà Hương, ông Xuân – bà Thủy cùng một nhóm thì lượng cổ phần EVF mà họ tập trung được là rất đáng chú ý, nhất là trong bối cảnh cơ cấu sở hữu ở EVNFC – như đã đề cập – là rất loãng.
Nhắc lại rằng, hai cổ đông lớn nhất và cũng đồng thời là cổ đông sáng lập của EVNFC, là EVN và ABBank, chỉ nắm giữ tỷ lệ sở hữu lần lượt là 7,5% và 8,4%. Quy mô này, chưa đủ để họ tự đề cử người vào HĐQT hay Ban Kiểm soát công ty. Muốn vậy, họ phải bắt tay nhau hoặc phải hiệp thương được với các nhóm cổ đông khác, chẳng hạn như bà Lưu Thị Tuyết Mai, bà Lưu Thị Tuyết Hương, ông Nguyễn Trường Xuân, bà Đỗ Thị Hồng Thủy.
Lưu ý, trước thềm ĐHĐCĐ thường niên năm 2018 của EVNFC, đã có một nhóm cổ đông làm đơn gửi các cơ quan chức năng yêu cầu hoãn tổ chức Đại hội để làm rõ một số vấn đề, trong đó có có cả việc đề cử 2 ứng viên vào HĐQT khóa 2018 – 2023, là ông Hoàng Văn Ninh (đại diện cho nhóm cổ đông chiếm 12,71% vốn điều lệ) và ông Nguyễn Hoàng Hải (diện diện cho nhóm cổ đông chiến 14,66% vốn điều lệ).
Nhóm này cũng đặt vấn đề về một số khoản cho vay và giải ngân của EVNFC với một nhóm các công ty mà họ gọi là “sân sau”, trong đó có cả những công ty thuộc nhóm của bà Lưu Thị Tuyết Mai.
Trở lại với hoạt động đầu tư của bà Lưu Thị Tuyết Mai và những cá nhân có liên quan vào EVNFC, như đã nói, bên cạnh các lĩnh vực đã làm nên thương hiệu, thì việc đầu tư (hiện mới chỉ dừng lại ở đầu tư) vào lĩnh vực tài chính tín dụng là một cuộc chơi ít được để ý nhưng rất đáng chú ý của nữ doanh nhân thuộc top 50 người phụ nữ có ảnh hưởng nhất Việt Nam này.
Lịch sử cho thấy, không ít đại gia Việt Nam, khi mô hình kinh doanh của họ đã đạt đến một mức độ nhất định họ thường tìm cách hoàn thiện “hệ sinh thái” bằng việc bổ sung/chi phối/có ảnh hưởng ở một tổ chức tín dụng nào đó.
Việc rót vốn vào EVNFC của bà chủ Mesa Group Lưu Thị Tuyết Mai liệu có phát đi một chỉ dấu như vậy? Nếu có thì đích nhắm có phải là riêng EVNFC – một công ty tài chính, chứ không phải một ngân hàng…/.