Tây Nguyên hùng vỹ, Tây Nguyên đại ngàn – vùng đất của những núi rừng, ngọn thác, con suối, của những người dân tộc chân chất hiền hòa luôn luôn có sức hút mạnh mẽ với những người yêu thích du lịch khám phá. Tôi cũng không ngoại lệ. Nhưng điều thu hút tôi hơn tất cả những thứ kể trên chính là những âm thanh của núi rừng Tây Nguyên – tiếng cồng chiêng cuốn hút say đắm.

Đang xem: Văn hóa cồng chiêng tây nguyên: những điều trăn trở

*

Bạt ngàn núi rừng Tây Nguyên – Ảnh: Thao Nguyen Ngoc

Nếu đã đi đến dù là Đắk Nông, Đắk Lắk, Kon Tum, Gia Lai hay Lâm Đồng thì dù cảnh sắc có say lòng đến mấy, tôi cũng tìm đến với những nơi tràn ngập tiếng cồng chiêng. Thứ âm thanh vang vọng núi rừng ấy luôn mang đến cho tôi một cảm xúc rạo rực khó tả. Có lẽ không chỉ có tôi, mà cả những người con của Tây Nguyên, những người yêu mến mảnh đất này và cả những người yêu cái hồn dân tộc đều cảm nhận được điều đó.

*

Âm thanh cồng chiêng vang vọng núi rừng cuốn hút du khách – Ảnh: Phong Tran

Cồng chiêng là loại nhạc cụ bằng hợp kim đồng, có khi pha bạc hoặc đồng đen. Cồng là loại có núm, chiêng không có núm. Các dàn cồng chiêng thường gồm nhiều bộ với số lượng khác nhau và đảm nhiệm những chức năng riêng. Cồng chiêng có nhiều kích cỡ, có thể được dùng đơn lẻ hoặc theo dàn. Âm thanh của cồng chiêng, những loại nhạc cụ gắn liền với nghệ thuật cồng chiêng gắn bó mật thiết với cuộc sống, theo suốt cuộc đời con người của người dân tộc Bana, Xêđăng, Mnông, Cơho, Rơmăm, Êđê, Giarai ở Tây Nguyên. Cồng chiêng chính là tiếng lòng của người dân tộc. Niềm vui, nỗi buồn, tiếng nói của tâm linh hay kể cả những sinh hoạt hàng ngày của họ đều được thanh âm của những chống chiêng truyền tải một cách tinh tế. Chính vì thế mà văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên của Việt Nam đã được UNESCO công nhận là kiệt tác văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại.

*

Dàn cồng chiêng chính là tài sản vô giá của đồng bào Tây Nguyên – Ảnh: Ngọc Viên Nguyễn

*

Niềm vui nỗi buồn đều được truyền tải qua tiếng cồng chiêng – Ảnh: tinhte

Không biết từ khi nào tiếng cồng chiêng đã được đánh lên để mừng lúa mới, mừng mùa “con ong đi tìm mật” với ước mong ngày mùa thuận lợi bội thu. Tiếng cồng chiêng có trong tất cả các lễ hội của người dân tộc ở Tây Nguyên, từ lễ thổi tai cho trẻ sơ sinh cầu mong sức khỏe, lễ cúng máng nước, lễ mừng cơm mới, lễ đóng cửa kho, lễ đâm trâu trong tiếng reo hò của cộng đồng khi những chàng trai đâm trâu để hiến tế thần linh ngày bỏ mả…

*

Tiếng cồng chiêng vang lên trong lễ hội đâm trâu – Ảnh: Đặng Huy Hùng

*

Vang lên trong các nghi thức cúng giàng – Ảnh: Thắng Nguyễn

*

cồng chiêng cũng vang lên trong lễ cầu mưa thuận gió hòa – Ảnh: Tran Anh Linh

Âm thanh của cồng chiêng không chỉ đơn thuần là tiếng nhạc mà còn là sợi dây kết nối mọi người lại với nhau, kết nối các cộng đồng dân tộc lại với nhau một cách linh thiêng. Chính vì thế cồng chiêng đã trở thành biểu tượng cuộc sống các dân tộc Tây Nguyên. Văn hóa và âm nhạc cồng chiêng cũng thể hiện tài năng sáng tạo văn hóa – nghệ thuật ở đỉnh cao của các dân tộc Tây Nguyên.

Xem thêm: Cnn Trên Facebook Là Gì ? Là Gì Trên Facebook Và Nghĩa Chi Tiết Là Gì

*

Cồng chiêng là biểu tượng cuộc của đồng bào Tây Nguyên – Ảnh: Joseph Nguyen

Ở mảnh đất Tây Nguyên, dù là bất cứ nơi nào, trong khoảnh khắc nào, tiếng cồng chiêng cũng có thể vang lên. Bên bếp lửa trong ngôi nhà dài của đồng bào Êđê hay dưới mái nhà rông của đồng bào Bana, J’rai… mỗi khi nhạc chiêng vang lên là lúc các thành viên trong buôn làng cùng tụ họp. Bên ché rượu cần, trong ánh lửa bập bùng, trong tiếng chiêng chống mọi người cùng xích lại gần nhau, đoàn kết bền vững. Tiếng cồng chiêng cũng vang lên trong những cánh rừng, bên gốc cây, con thác. Dù là khi trời chuyển mưa, khi mặt trời mọc, khi đêm tối, khi chỉ có buôn làng hay tiếp những người khách phương xa, tiếng cồng chiêng cũng được vang lên rộn rã.

*

Vũ điệu bên mái nhà rông – Ảnh: baolamdong

*

Bên dòng thác hùng vỹ…. Ảnh: flickr

*

Và bên ánh lửa bập bùng – Ảnh: flickr

Tiếng cồng chiêng cũng góp phần tạo cho Tây Nguyên bạt ngàn một không gian lãng mạn và huyền ảo trong những ngày hội, tạo nên những sử thi, áng thơ ca đậm chất văn hóa Tây Nguyên vừa lãng mạn vừa hùng tráng. Nghe tiếng cồng chiêng khi ngân nga sâu lắng, khi thôi thúc trầm hùng, hòa quyện với tiếng suối, tiếng gió và với tiếng lòng người thì thấy được cả không gian săn bắn, nương rẫy, không gian lễ hội và con người của Tây Nguyên.

*

Cồng chiêng đi vào sử thi, thơ ca – Ảnh: El.DiPi

Cồng chiêng cũng là một trong những điều thu hút, góp phần làm cho du lịch Tây Nguyên có thêm điểm đặc trưng, khiến cho du khách về với Tây Nguyên ngày càng đông đảo. Trong những cái nắm tay thân tình, trong những điệu múa câu hát và tiếng cồng chiêng chào đón của những chàng trai cô gái Tây Nguyên, du khách cảm thấy mình được chào đón nhiệt tình, thấy thân thiết như người con trở về, giữa chủ và khách không còn khoảng cách nào nữa.

*

Vũ điệu cồng chiêng bên ánh lửa bật bùng chào đón du khách – Ảnh: tinhte

Tiếng Cồng Chiêng thanh tao mà hùng dũng

Và chẳng có lời kết hoàn hảo nào cho một bài giới thiệu về văn hóa cồng chiêng bằng việc để cho chính những người con của Tây Nguyên, người chủ của thanh âm núi rừng này lên tiếng. Thế nên, tôi xin được trích câu nói của một người dân Tây Nguyên như lời chào đón mọi người đến với núi rừng đến với tiếng cồng chiêng Tây Nguyên. Rằng: “Buôn làng Tây Nguyên vẫn mãi mãi âm vang tiếng cồng chiêng. Vì người lớn tuổi về với núi rừng, về với tổ tiên thì vẫn còn có con cháu nối tiếp để đánh cồng, đánh chiêng… Tiếng cồng chiêng của đồng bào Tây Nguyên nghe lạ lắm, thích thú lắm, nghe như có cả tiếng của rừng núi vọng về…”.

Xem thêm: Etc Là Viết Tắt Của Từ Gì – Viết Tắt Của Từ Gì Trong Tiếng Anh

Hải Yến – honamphoto.com

Lưu ý:Tất cả bài viết thuộc bản quyền honamphoto.com.Mọi sao chép cầnghi rõ nguồn cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại honamphoto.com.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *