Ai cũng mong muốn được sở hữu hàm răng trắng sáng, khỏe mạnh, đều đặn để tự tin hơn trong giao tiếp cũng như đảm bảo sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên với hoạt động ăn uống hàng ngày, răng có thể bị ố vàng do nhiều yếu tố tác động, ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ. Vậy nguyên nhân nào khiến răng ố vàng và có thể khắc phục không?

1. Nguyên nhân nào khiến răng ố vàng?

Thực tế, mỗi người có một màu răng khác nhau liên quan đến yếu tố di truyền, dinh dưỡng, môi trường,… Song hầu hết răng có màu trắng, sáng, răng không bị bám cặn bẩn hoặc cao răng ở tất cả các vị trí của răng.

Đang xem: Răng ố vàng và có cao răng

*

Răng ố vàng ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ

Hoạt động ăn uống, tiết nước bọt hàng ngày là nguyên nhân khiến răng chuyển sang màu ố vàng, cụ thể:

1.1. Răng ố vàng do vết bẩn ở ngoài răng

Hầu hết tình trạng răng ố vàng là do nguyên nhân này, vết bẩn có thể là thức ăn, thức uống bám lên bề mặt men răng. Đặc biệt là chất hắc ín, nicotine trong thuốc lá, thức uống có màu như cà phê, trà đặc,… thường gây vết ố vàng trên bề mặt răng.

Đó là nguyên nhân khiến những người hút thuốc lá nhiều, hay uống cà phê, trà thường không có màu răng trắng sáng như bình thường. Những chất màu có trong thực phẩm khác như coca, rượu vàng, nước sốt, nước phẩm màu,… cũng có thể bám vào răng, nếu không vệ sinh hàng ngày sạch sẽ sẽ tồn tại lâu dài trên răng cùng với cặn bẩn, cao răng và vi khuẩn.

*

Răng ố vàng chủ yếu do mảng bám trên răng không được loại bỏ tốt

1.2. Vệ sinh răng miệng không tốt

Hầu hết người bị răng ố vàng do thói quen chăm sóc, vệ sinh răng miệng không tốt. Các chất màu bám vào răng có thể loại bỏ hầu hết bằng việc súc miệng, đánh răng hàng ngày cũng như vệ sinh răng miệng thường xuyên tại phòng khám nha khoa.

Thói quen lười đánh răng, hay ăn đồ ngọt hoặc nước uống có màu trước khi đi ngủ sẽ khiến mảng màu dần bám chặt trên răng, hình thành các mảng màu vàng.

1.3. Vết bẩn trong răng

Ít người biết rằng, răng bị ố vàng hoặc chuyển màu có thể do vết bẩn xuất hiện bên trong răng, thường gặp ở trẻ nhỏ điều trị bằng doxycyclin hoặc tetracycline khi răng đang phát triển. Phụ nữ mang thai điều trị bằng thuốc này trong thời gian thai kỳ hoặc cho con bú cũng dễ khiến trẻ sinh ra bị đổi màu răng mặc dù sau khi sinh trẻ mới mọc răng.

So với vết bẩn ngoài răng, để loại bỏ vết bẩn trong răng rất khó, chỉ có thể khắc phục giúp hạn chế phát triển thêm mảng bẩn trong răng, giữ màu răng trắng sáng hơn.

1.4. Vấn đề về men răng

Những người bị chấn thương cấp tính gây nứt men răng, lộ ngà răng hoặc thói quen nghiến răng, sử dụng nhiều fluoride đều ảnh hưởng tới men răng. Màu răng ở những người này cũng thường không trắng sáng mà ngả màu vàng, xuất hiện vệt trắng mờ hoặc đốm nâu bất thường trên răng.

*

Nhiều người có men răng mỏng và màu răng ngả vàng hơn so với bình thường

1.6. Nguyên nhân khác

Nhiều trường hợp răng bị ố vàng không xác định được nguyên nhân, các yếu tố nguy cơ được xác định bao gồm: yếu tố di truyền, bệnh tật, tuổi tác, chấn thương,…

Thực tế, di chuyển là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến màu răng, có những người có men răng tự nhiên trắng sáng, dày và khỏe mạnh. Vì thế màu răng cũng duy trì trắng sáng tốt hơn, kể cả họ có dùng nhiều loại thực phẩm có màu hay thói quen hút thuốc lá, uống trà và cà phê cũng không gây ảnh hưởng nhiều đến màu răng.

Xem thêm: BãO GiだKãŠNh Thu㊠RiãŠNg Leased Line Kênh Trắng Là Gì ? Internet Lease Line Viettel

Ngược lại có những người sinh ra có màu răng vàng hơn so với người khác, men răng mỏng cũng khiến màu răng dễ đổi hơn do yếu tố tác động từ bên ngoài. Ở những người này, chăm sóc răng miệng sạch sẽ cùng với các biện pháp làm trắng răng có thể cải thiện phần nào màu răng.

2. Cách đơn giản khắc phục răng ố vàng tại nhà

Nếu nguyên nhân gây răng ố vàng do thực phẩm, thức uống có màu hoặc vệ sinh răng miệng không tốt gây mảng bám trên răng thì có thể điều trị tại nhà bằng các biện pháp đơn giản như:

2.1. Dùng dầu dừa

Nhiều người răng bị đậm màu do ăn uống, chăm sóc răng miệng không tốt sử dụng dầu dừa tinh chất ngậm từ 10 – 30 phút, sau đó vệ sinh lại bằng kem đánh răng. Áp dụng biện pháp này thường xuyên có tác dụng cải thiện màu răng rất tốt, mảng bám trên răng cũng được loại bỏ tốt hơn.

*

Baking soda có tác dụng làm trắng răng tốt và an toàn

2.2. Dùng oxy già và baking soda

Hỗn hợp gồm 2 nguyên liệu này cần được trộn thành dạng sệt, sau đó dùng bàn chải đánh răng đánh răng như bình thường. Hỗn hợp này sẽ sử dụng cùng với kem đánh răng để loại bỏ mảng bám trên răng tốt hơn, các phẩm màu hữu cơ không thể loại bỏ bằng tác động vật lý cũng sẽ được làm sạch. Vì thế, cách này giúp những người răng ố vàng do yếu tố ngoại sinh có thể cải thiện tình trạng dễ dàng.

2.3. Dùng giấm táo

Giấm táo được nhiều người sử dụng làm nguyên liệu tự nhiên để tẩy trắng răng an toàn và hiệu quả. Bạn trộn 2 thìa cà phê giấm táo với khoảng 175 ml nước thành hỗn hợp để súc miệng, ngậm trước khi đánh răng.

2.4. Dùng vỏ chanh, cam

Trong vỏ chanh, cam chứa nhiều acid tự nhiên, dùng để chà lên bề mặt răng hàng ngày sẽ tác động loại bỏ mảng bám có màu trên răng tốt hơn. Sau khi chà sạch, bạn vẫn cần đánh răng với kem đánh răng để làm sạch lại 1 lần nữa.

3. Chăm sóc răng miệng thế nào để ngăn ngừa răng ố vàng?

Để ngăn ngừa răng chuyển màu ố vàng, việc duy trì thói quen chăm sóc răng miệng hàng ngày sau khi ăn, trước khi đi ngủ là rất quan trọng. Bên cạnh đánh răng, bạn có thể sử dụng thêm chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn thừa trong kẽ răng, súc miệng để làm sạch khoang miệng cùng các chất loại bỏ chất màu bám trên răng tốt hơn.

*

Chăm sóc răng miệng tốt là cách để phòng ngừa răng ố vàng

Với tình trạng răng ố vàng nặng, bẩm sinh, không cải thiện tốt với các biện pháp chăm sóc tại nhà trên, bạn có thể tìm đến nha khoa để dùng gel tẩy trắng răng, đồng thời làm sạch răng triệt để hơn với sự hỗ trợ của máy móc. Cùng với đó, để giữ màu răng luôn trắng sáng, hãy duy trì các thói quen tôt như: không hút thuốc, hạn chế trà, rượu bia, cà phê và các thức uống có màu.

Xem thêm:

Uống nhiều nước để loại bỏ vi khuẩn tích tụ trong khoang miệng cũng như chất màu bám vào răng cũng là một biện pháp để hạn chế răng ố vàng. Cùng với đó, nên đi khám nha khoa định kỳ 6 tháng để lấy cao răng cũng như phát hiện sớm, điều trị các bệnh lý răng miệng kịp thời.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *