Tập đoàn CÔNG NGHIỆP THAN – KHOÁNG SẢN VIỆT NAM vietnam national coal – mineral industries holding corporation limited

Đang xem: Tái Cơ Cấu Là Gì ? Khi Nào Doanh Nghiệp Cần Phải Tái Cấu Trúc?

*

Xem thêm: Understanding Feedforward Neural Network Là Gì, Understanding Feedforward Neural Networks

Gần đây, chúng ta luôn nghe thấy cụm từ Tái cấu trúc nền kinh tế hay tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước trên báo chí. Như vậy, Tái cấu trúc hay nên Tái cơ cấu? chúng ta hiểu thế nào cho đúng và thực hiện thế nào cho chuẩn để tránh hô hào theo trào lưu mà không biết mình tái cái gì? tái thế nào? Nên “tái” ra sao?

Xem thêm:

Tái cấu trúc là sự thay đổi liên kết cứng mang tính kết cấu. Ví dụ, thay đổi cấu trúc căn nhà từ hai tầng thành ba tầng hay cấu trúc của chiếc giường từ bốn chân sang giường ba chân. Nếu sử dụng cụm từ Tái cấu trúc doanh nghiệp có nghĩa là thay đổi sự liên kết cứng về tổ chức bằng việc sắp xếp lại các phòng ban, chia tách, hợp nhất. Nhưng doanh nghiệp là một tổ chức kinh doanh nơi mà yêu cầu tính năng động cao thì sử dụng cụm từ Tái cấu trúc là không thích hợp. Tái cấu trúc là cách nghĩ hành chính cứng nhắc hoàn toàn không phù hợp với môi trường kinh doanh. Tái cấu trúc chỉ là sản phẩm của mệnh lệnh hành chính và độc quyền kinh doanh. Tái cơ cấu là sự thay đổi liên kết mềm mang tính vận động. Ví dụ: thay đổi cơ cấu chuyển động của một cỗ máy. Cơ cấu là sự vận động khách quan theo đúng quy luật của nó. Một tổ chức mà sự liên kết cứng nhắc chỉ phù hợp cho cơ quan hành chính nơi mà mệnh lệnh hành chính được thực thi một cách thụ động. Sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là hoạt động tìm kiếm lợi nhuận để sản sinh ra của cải cho xã hội trong khuôn khổ của pháp luật. Như vậy, Tái cơ cấu mới là cái nhân dân mong muốn. Nền kinh tế là sự vận động theo quy luật có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước. Tái cơ cấu nền kinh tế là sự thay đổi cục diện kết cấu cứng và kết cấu mềm nhằm đưa nền kinh tế vận hành theo đúng quỹ đạo của nó. Muốn tạo ra một nền kinh tế khỏe mạnh và linh hoạt thì điều trước tiên mang tính tất yếu đó là thể chế kinh tế. Doanh nghiệp Nhà nước phải được chuyển đổi để doanh nghiệp sản xuất kinh doanh mà mục tiêu chính là lợi nhuận của doanh nghiệp thay vì đồng thời thực thi hai nhiệm vụ vừa tạo ra sản phẩm cho xã hội vừa thực hiện mục tiêu chính trị. Sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước nên thể hiện ở chính sách thuế và các chính sách điều tiết khác thay vì mệnh lệnh hành chính cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, các doanh nghiệp nhà nước đang tiêu tiền của dân nhưng là lợi ích riêng của một bộ phận, lợi ích nhóm hay là lợi ích của một số bộ ngành và địa phương. Sự giằng co quyền lợi giữa chủ sở hữu và ngay bản thân nhưng doanh nghiệp đang được bao cấp trên những mảng kinh doanh độc quyền không muốn từ bỏ lợi ích của mình, nhưng sự hy sinh này lại có ý nghĩa to lớn cho toàn xã hội. Sự độc quyền mất đi cũng đồng nghĩa với sự minh bạch và lợi ích cốt lõi của nhân dân được tăng lên. Toàn dân được hưởng lợi từ sự cạnh tranh hoàn hảo có sự điều tiết của Nhà nước. Ví dụ sự từ bỏ độc quyền trong lĩnh vực viễn thông dẫn đến giá cước điện thoại giảm cục diện trong những năm vừa qua cũng là tiền đề lớn thúc đẩy đầu tư và phát triển kinh tế đất nước. Từ những yêu cầu kể trên, chúng ta thấy rằng Tái cơ cấu là cần thiết nhưng Tái cơ cấu phải là sự thay đổi cục diện từ sở hữu Nhà nước sang hình thức đa sở hữu. Các doanh nghiệp Nhà nước phải được cổ phần hóa triệt để, Nhà nước thu được khoản tiền từ việc cổ phần hóa phục vụ công tác xây dựng hạ tầng cho xã hội. Cổ phần hóa không thể thực hiện một cách hình thức như việc Nhà nước vẫn chiếm giữ 60 – 80 % vốn chủ sở hữu. Tái cơ cấu như vậy chẳng khác nào không tái, bình mới rượu cũ. Nhà nước chỉ nên giữ 51% vốn ở một vài doanh nghiệp cốt cán mà thôi. Nhà nước chỉ cần thực hiện chức năng quản lý của mình, cái mà hàng chục năm nay Nhà nước chưa làm tốt. Nhà nước giữ vai trò trung tâm điều tiết thông qua chính sách và Nhà nước đứng ra tổ chức xây dựng các đơn vị kinh doanh công ích cho xã hội hoặc xây dựng các ngành nghề kinh doanh mới nhằm tạo nhiều việc làm hơn nữa. Sau khi các doanh nghiệp này đi vào hoạt động ổn định thì Nhà nước lại tiếp tục cổ phần hóa và giao lại cho nhân dân mà ở đây Nhà nước giữ vai trò tiên phong của xã hội. Tái cơ cấu – phải tái thực sự cơ cấu sở hữu như một bữa ăn trước đây khi mới khấm khá thì ăn toàn thịt. Nhưng ăn toàn thịt lại không có lợi cho sức khỏe nên tái cơ cấu bữa ăn phải đảm bảo 50% thịt và 50% rau và nâng cao chất lượng chế biến chứ không phải giữ nguyên cơ cấu rau thịt mà chỉ điều chỉnh số lượng mắm muối. Tái cơ cấu phải dám hy sinh vì xã hội để thực hiện tái một cách toàn diện và mạnh mẽ. Tái cơ cấu là chủ trương của Đảng và Nhà nước. Tái cơ cấu là việc cải cách guồng máy vận hành theo đúng quy luật khách quan của nó chứ không thể chỉ dừng lại ở Tái cấu trúc. Tái cơ cấu nền kinh tế là việc làm lớn chứ không phải chỉ dừng ở thay đổi về hình thức mà không chú ý tới nội dung. Chỉ có Tái cơ cấu thực sự mới thúc đẩy đất nước phát triển và niềm tin của nhân dân vào Đảng mới có thể trường tồn. Đất nước không phát triển thì dù ngụy biện như thế nào cũng khó giữ được giá trị cốt lõi – Giá trị của niềm tin.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *