“What does `corny‘ mean?” one of my English-as-a-second-language students asked. (tẻ nhạt, tầm thường)
As I struggled to come up with a workable definition (it’s harder than you might think) another student asked if it meant the same as “cheesy,” (tầm thường, rẻ mạt, thô lậu) a word he had heard on TV. This led to a question about “the Big Cheese,” (tai to mặt lớn) which led to a question about “the Big Apple” (được cưng chiều?) and considerable confusion about the meanings of “a bad apple” (quả táo thối – quậy phá, thiếu trung thực, có ảnh hưởng xấu tới người khác) and “the apple of my eye.” (được tôi sủng ái)
As a teacher of Adult ESL, I get questions like this all the time. English vocabulary, with its abundance of idioms and slang, is often bewildering for second-language learners. But until this latest crop of questions, I hadn’t realized how much everyday language is based on food.
Đang xem: Tài lẻ tiếng anh là gì
Those questions about “corny” and “cheesy” led to an impromptu vocabulary lesson that left every inch of blackboard covered in “edible” verbs, nouns and adjectives.
A list of the verbs alone could easily fill a dozen pages. You can egg someone on or butter someone up (ninh). You can milk a person or a situation (vắt kiệt?).
You can fudge (lừa) something. You can stew over (Hầm?, làm buồn bực?) something. You can take something with a grain of salt (nghi hoặc, không tin những gì không có cơ sở, đa nghi tào tháo). You can pepper (thêm gia vị, đậm đà, thêm mắm ớt)your conversation with idioms. You can use your noodle (cái tài lẻ của mifnh? để thêm màu sắc cho lời ăn tiếng nói). You can ride the gravy train (kiếm bội nhờ tài lẻ, hay bỏ một vốn bốn lời, thả con săn sắt bắt con cá rô. ăn đủ mà chả mất công mất sức gì).
You can do doughnuts with your car (quay xe 360 độ, cua ngược lại) in the parking lot. You can have your cake and eat it (được ăn ốc lại được đổ vỏ, được ăn được nói được gói mang về), too. Or bite off more than you can chew (no bụng đói con mắt). Or chew the fat (bộc bạch, tán phét, cởi lòng, ba hoa chích choè, nói về mọi chuyện). Or eat your words (???).
And after all that, you can eat crow (bị buộc phải thừa nhận mình mắc lỗi – phải muối mặt mà nhận mình có lỗi).
Many food words, particularly nouns, describe people. A tall, skinny person is a string bean. An adored child is the apple of her mother’s eye. A ham is a bad actor. An egghead is an intellectual. A good egg is not the same as an egghead, and a bad apple is not something you can take back to the store for a refund. A couch potato doesn’t like to get off the couch and the Big Cheese probably doesn’t like to make his or her own coffee.
Then there are the adjectives. Some, such as syrupy (quá đường, ngọt khé), are fairly easy to figure out, but how do you master a language in which fishy means suspicious and chicken means scared? And good luck finding a dictionary that explains how consuming certain intoxicants (chất kích thích) can leave you fried or baked (but not half-baked, which is something else entirely).
As for baked, a student asked the meaning of, “Nice buns!” (mông đẹp) I had to explain that “buns” has a meaning apart from bread rolls. And no, “Nice rolls!” is not an adequate synonym, because “rolls,” too, has another meaning.
No doubt about it: English vocabulary, in all its rich and expressive variety, is a tough nut to crack (khó nhá). It’s no piece of cake (không dễ dàng gì), and it’s certainly not everyone’s cup of tea (sở thích cá nhân). If it weren’t for the enthusiasm of my students and the occasional moments of hilarity, I’d surely go nuts (phát rồ, thích chí). Or bananas (go bananas – bực mình vô lối) .
Tiếng Anh khó nhằn
Lisa goldberg – Ngôi saoToronto
Thưa cô, “corny là gì ạ”?, một học viên hỏi.
Xem thêm: Dòng Điện Là Gì Lớp 7 – Vật Lý 7 Bài 19: Dòng Điện
Có lần tôi đã phải đánh vật tìm kiếm cho được cái giải nghĩa từ cho một học viên khi hỏi nghĩa từ “cheesy” (“tầm thường, rẻ mạt, hạng bét”), chắc bạn không tưởng tượng nổi tôi đã khổ sở thế nào), có lẽ họ nghe được trên TV . Từ cái này lại đẻ ra cái khác như “the big cheese” (“miếng pho mát bự” – có nghĩa là “tai to mặt lớn”, “người có chức quyền, có địa vị cao trong xã hội”), và rồi lại sinh ra câu khác về “the big apple” (“người được cưng chiều” và lại càng như mớ bòng bong với các cụm từ khác nữa như “a bad apple” (“người quậy phá, thiếu trung thực, có ảnh hưởng xấu tới người khác) và “the apple of my eye” (“được tôi sủng ái, ngưỡng mộ”).
Là một giáo viên dạy cho người lớn tuổi, tôi thường xuyên bị hỏi những câu đại loại như vậy. Từ vựng trong tiếng Anh, vốn rất giàu thành ngữ và từ lóng luôn khiến cho người học phải nhiều phen đau đầu hoặc “mắt tròn mắt dẹt”. Nhưng cũng phải mãi tới nhiều câu hỏi gần đây, tôi mới nhận ra rằng cái ngôn ngữ này sao mà lại có dùng nhiều thành ngữ chỉ thực phẩm tới thế không biết.
Loạt câu hỏi về “corny’ và “cheesy” nhanh chóng đưa đường chỉ lối cho tôi tới một lô những loại từ về “ẩm thực”, bao gồm đủ cả tính, danh, và động.
Danh mục động từ liệt kê ra cũng tới cả chục trang. Bạn có thể “khích” người này, hay “nịnh đầm” người kia, hay thừa cơ mà “múc” mà “chộp” mà chả thèm đếm xỉa tới ai .
Bạn cũng có thể “quậy” , hay “ngâm” cái gì đó lâu lâu cho ai đó chết vì tò mò (từ này hơi khác vì ý thực của từ này có thể là để cho người chờ đợi hồi hộp chẳng hạn). Bạn cũng có thể nghi nghi hoặc hoặc bất cứ cái gì. Bạn cũng có thể thêm mắm thêm ớt cho câu chuyện của bạn sinh động hơn. Bạn cũng có thể dùng ba tấc lưỡi của mình mà uốn cho dẻo miệng. Bạn cũng có thể bỏ một vốn bốn lời mà chả mất tí gì công sức đáng kể.
Bạn cũng có thể cua ngoắt xe 360 độ ở bến đỗ. Bạn cũng có thể vừa được ăn ốc vừa được đổ vỏ, hay nói nôm na là được ăn được nói được gói mang về. Bạn cũng có thể cảm thấy mình “no bụng nhưng đói con mắt”, hoặc tán hươu tán vượn với các chiến hữu của mình. Hoặc cũng có thể nuốt lời. (?)
Suy cho cùng, bạn có thể muối mặt mà nhận lỗi khi mình chẳng may dính phốt.
Có rất nhiều từ, đặc biệt là danh từ, miêu tả con người. Chẳng hạn, a string bean (trái đậu đũa)có thể là cao như sào nứa, hay cao như hạc thờ. Một đứa trẻ được cưng chiều chính là “trái táo trong mắt mẹ”. Một miếng dăm bông được ám chỉ “một diễn viên tồi”. Một cái đầu trứng là người khôn. Tuy nhiên một quả trứng tốt thì không có nghĩa như vậy, và một trái táo thối thì hoàn toàn không phải là cái mà bạn có thể dùng nó để đòi tiền bồi hoàn của một cửa hàng. Một kẻ nghiền TV thì chả bao giờ nhúc nhắc chân ra khỏi chiếc ghế và một “tai to mặt lớn” thì mấy khi phải tự chế cà phê cho mình đâu.
Rồi tới các tính từ cũng thế. Một số từ như syrupy (“quá nhiều đường, ngọt khé”) thì dễ dàng đoán nghĩa được (“uỷ mị, ướt át” – tôi thêm), nhưng làm sao bạn hiểu nổi từ “cá mú” lại có nghĩa là “ đáng ngờ”, và “gà” lại là “sợ sệt”? May mắn ra bạn kiếm được cuốn từ điển có giải thích cho bạn cái này cái khác rằng khi xài chất kích thích có thể “rang” hay “nướng” bạn (nhưng không hẳn thế với half-baked (“người còn non, ít kinh nghiệm”).
Với từ “nướng” có học sinh hỏi tôi nghĩa từ Nice buns (“bánh mì nắm tròn tốt”, với nghĩa, “cặp mông ngon”), tôi phải giải thích rằng buns có nghĩa chẳng dính gì tới bánh mì. Và không, “nice rolls” – bánh mì cuộn tròn đẹp” thì hoàn toàn chẳng có từ đồng nghĩa nào hoàn chỉnh bởi vì bản thân từ “rolls” đã có nghĩa khác rồi (khác thế nào, tôi cũng không biết, sorry, Lan).
Xem thêm: Nghĩa Của Từ Ir Là Viết Tắt Của Từ Gì, Nghĩa Của Từ Ir, Nghĩa Của Từ Ir
Không ai mảy may nghi ngờ gì về từ vựng tiếng Anh, giàu nghĩa và đa dạng. Khó nhá. Chẳng phải dạng như “trở bàn tay”, và lại càng không phải là cái gì đó mang tính cá nhân. Nếu không phải vì lòng nhiệt thành cho các học viên của mình hoặc đôi phút khoái chí nào đó thì chắc chắn tôi cũng có lúc phát rồ nếu không nói là có thể bực mình vô lối.