Tài nguyên du lịch được xem là một trong những tiền đề quan trọng cho việc thúc đẩy và phát triển du lịch. Tài nguyên du lịch cành phong phú, đa dạng thì càng có sức hút đối với du khách. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu khái niệm tài nguyên du lịch là gì? Tầm quan trọng và phân loại tài nguyên du lịch. Cùng theo dõi nhé!

Khái niệm tài nguyên du lịch là gì?

Có rất nhiều khái niệm khác nhau về tài nguyên du lịch (Tourism resources) đã được đưa ra:

Theo các nhà khoa học Du lịch Trung Quốc, tài nguyên du lịch được hiểu là tất cả giới tự nhiên và xã hội loài người có khả năng thu hút và có sức hấp dẫn đối với khách du lịch, có thể sử dụng cho ngành du lịch nhằm mục đích sản sinh ra hiệu quả kinh tế – xã hội và môi trường.

Đang xem: Tài nguyên du lịch là gì

Pirojnik nhận định: Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên, văn hóa – lịch sử và những thành phần của chúng, tạo điều kiện cho việc phục hồi và phát triển thể lực tinh thần, khả năng lao động và sức khỏe của của con người. Trong cấu trúc nhu cầu du lịch hiện tại và tương lai, trong điều kiện khả năng kinh tế kỹ thuật cho phép, các loại tài nguyên này được dùng để trực tiếp và gián tiếp sản xuất ra những dịch vụ du lịch và nghỉ ngơi.

Còn tại Việt Nam, theo Khoản 4, Điều 3, Chương 1 Luật Du lịch Việt Nam năm 2017, “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên và các giá trị văn hóa làm cơ sở để hình thành sản phẩm du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch. Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa.”

Từ các khái niệm trên, ta có thể rút ra được nhận định tài nguyên du lịch bao gồm cả tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn đã, đang và sẽ được khai thác và sử dụng nhằm mục đích phục vụ cho hoạt động du lịch, đem lại hiệu quả kinh tế – xã hội cao.

Kho đề tài luận văn tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ Du lịch

*

Tài nguyên du lịch là gì?

Đặc điểm của tài nguyên du lịch

Tài nguyên du lịch mang những đặc điểm nổi bật sau:

Tài nguyên du lịch có thể là đối tượng khai thác của nhiều ngành kinh tế – xã hội. Một số tài nguyên du lịch như địa hình địa chất, nước, sinh vật không chỉ được sử dụng cho ngành du lịch mà còn có ý nghĩa đối với nhiều ngành kinh tế cũng như nhu cầu của đời sống. Chẳng hạn: tài nguyên nước đồng thời phục vụ cho đời sống, cho các hoạt động sản nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải hay tài nguyên sinh vật đồng thời cũng là đối tượng khai thác của các ngành lâm nghiệp, ngành thủy sản…Tài nguyên du lịch có phạm trù lịch sử. Hay nói cách khác, sự hình thành, tồn tại và biến đổi của tài nguyên du lịch thay đổi qua từng giai đoạn lịch sử. Việc khai thác tài nguyên du lịch phụ thuộc rất lớn vào điều kiện kinh tế xã hội và sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại. Trước đây, khi điều kiện kinh tế xã hội và trình độ phát triển khoa học kỹ thuật còn thấp, ta chỉ có thể khai thác được các nguồn tài nguyên du lịch đơn giản. Và ngược lại, trong bối cảnh hiện tại ta có khả năng khai thác những nguồn tài nguyên du lịch phức tạp hơn.Tài nguyên du lịch mang tính biến đổi. Tài nguyên du lịch không tồn tại vĩnh cửu. Nếu không được khai thác và sử dụng tiết kiệm theo hướng bền vững kết hợp với bảo vệ và tôn tạo hợp lý, tài nguyên du lịch sẽ bị suy thoái, cạn kiệt cả về số lượng và chất lượng.Hiệu quả khai thác tài nguyên thiên nhiên phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Các yếu tố này có thể kể đến như: Khả năng nghiên cứu, phát hiện và đánh giá các nguồn tài nguyên tiềm ẩn chưa được khai thác, tình hình phát triển kinh tế – xã hội của các địa phương, các quốc gia, trình độ phát triển khoa học, công nghệ…Tài nguyên du lịch mang tính đa dạng, phong phúTài nguyên du lịch có tính sở hữu chung. Bất cứ công dân nào cũng có quyền thưởng thức các giá trị của tài nguyên du lịch. Cộng đồng dân cư có quyền tham gia và hưởng lợi ích hợp pháp từ hoạt động du lịch.Hầu hết tài nguyên du lịch thường có tính mùa vụ. Tính thời vụ trong du lịch được hình thành từ tài nguyên khí hậu. Do đó, việc khai thác tài nguyên cũng bị phụ thuộc vào tính mùa của khí hậu. Ngoài ra, thời gian nghỉ ngơi của du khách cũng ảnh hưởng nhiều đến việc kinh doanh du lịch.Việc khai thác tài nguyên du lịch gắn liền với vị trí địa lý. Sự khác biệt giữa kinh doanh du lịch và các lĩnh vực kinh tế khác là sản phẩm du lịch được bán tại chỗ do phần lớn tài nguyên du lịch (như cảnh quan thiên nhiên, các làng nghề truyền thống, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử…) đều gắn bó mật thiết với vị trí địa lý, không không thể di dời được.

Xem thêm:

Vai trò của tài nguyên du lịch là gì?

*

Vai trò của tài nguyên du lịch là gì?

Trong hoạt động du lịch, tài nguyên du lịch đóng một vai trò vô cùng quan trọng, cụ thể:

Tài nguyên du lịch là yếu tố quan trọng trong việc hình thành nên các sản phẩm du lịch và là là cơ sở để phát triển các loại hình du lịch.Tài nguyên du lịch đóng một vai trò quan trọng và là điều kiện thuận lợi để đáp ứng nhu cầu của du khách bởi tài nguyên du lịch chính là mục đích trong mỗi chuyến đi của du khách.Tài nguyên du lịch là một bộ phận cấu thành quan trọng của tổ chức lãnh thổ du lịch.

Bạn đang thực hiện đề tài luận văn du lịch? Bạn chưa tìm được đề tài ưng ý, chưa tìm được nguồn tài liệu tham khảo hoặc bạn đang gặp khó khăn khi thực hiện viết luận văn. Tham khảo ngay dịch vụ viết thuê luận văn ở Tp.HCM của Luận Văn 99

Phân loại tài nguyên du lịch

Theo điều 13 luật Du lịch, tài nguyên du lịch được chia thành hai loại: Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm các nhân tố gắn liền với tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn bao gồm các nhân tố gắn liền con người và xã hội. Cụ thể:

Tài nguyên du lịch tự nhiên

Khái niệm tài nguyên du lịch tự nhiên là gì?

Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm tất cả các yếu tố tự nhiên và các yếu tố có mức độ hấp dẫn cao, phản ánh môi trường địa lý của chúng và có thể được định giá cho mục đích du lịch. Theo Khoản 1, Điều 15, Chương III của Luật du lịch Việt Nam năm 2017, tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm cảnh quan thiên nhiên, các yếu tố địa chất, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái và các yếu tố tự nhiên khác có thể được sử dụng cho mục đích du lịch.

Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm:

#1 Tài nguyên địa hình – địa chất – địa mạo

Địa hình là thành phần quan trọng của tự nhiên, là nơi diễn ra tất cả các hoạt động của con người. Nó được hình thành từ quá trình địa chất, địa mạo lâu dài. Trong hoạt động du lịch, địa hình là cơ sở quan trọng để hình thành nên các loại tài nguyên du lịch khác. Các dạng địa hình thích hợp cho sự phát triển các hoạt động du lịch nổi bật như: địa hình đồng bằng, miền núi, địa hình vùng đồi, địa hình Karst, địa hình ven bờ biển.

*

Tài nguyên du lịch tự nhiên

#2 Tài nguyên khí hậu

Tài nguyên khí hậu được xác định nhằm mục đích khai thác phục vụ cho hoạt động du lịch bao gồm: nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, áp suất không khí, bức xạ mặt trời. Khi khai thác tài nguyên khí hậu, ta cần đánh giá ảnh hưởng của nó đối với sức khỏe của con người. Thông thường, những khu vực có khí hậu ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe con người sẽ được nhiều du khách ưa thích và lựa chọn làm nơi nghỉ ngơi.

#3 Tài nguyên nước

Tài nguyên nước bao gồm nước ngầm và nước mặt. Trong đó, nước mặt bao gồm đại dương, biển, suối, thác nước là nguồn tài nguyên có ý nghĩa rất lớn đối với hoạt động du lịch. Bên cạnh đó, nguồn nước ngầm cũng rất thích hợp cho các hoạt động du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh…

#4 Tài nguyên sinh vật

Tài nguyên sinh vật bao gồm nguồn động, thực vật có khả năng sử dụng nhằm mục đích phát triển du lịch. Trong hoạt động du lịch, tài nguyên sinh vật có ý nghĩa đặt biệt do tính đa dạng sinh học, tạo ra nhiều phong cảnh đẹp, sinh động. Tài nguyên sinh vật bao gồm nhiều loại hình du lịch như: Du lịch sinh thái, du lịch bền vững, du lịch nghỉ dưỡng…

Tài nguyên du lịch nhân văn

Khái niệm tài nguyên du lịch nhân văn là gì?

Tài nguyên du lịch nhân văn là loại tài nguyên có nguồn gốc nhân tạo, do con người sáng tạo ra. Tuy nhiên, để được coi là tài nguyên du lịch nhân văn, các loại tài nguyên này cần thỏa mãn điều kiện có sức hấp dẫn với du khách và có khả năng khai thác phát triển du lịch để tạo ra hiệu quả kinh tế – xã hội, môi trường. Cũng theo Theo Khoản 1, Điều 15, Chương III của Luật du lịch Việt Nam năm 2017, tài nguyên du lịch nhân văn bao gồm di tích lịch sử – văn hóa, di tích cách mạng, khảo cổ, kiến trúc; giá trị văn hóa truyền thống, lễ hội, văn nghệ dân gian và các giá trị văn hóa khác; công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng cho mục đích du lịch.

*

Tài nguyên du lịch nhân văn

Tài nguyên du lịch nhân văn bao gồm:

#1 Tài nguyên du lịch nhân văn vật thể

Tài nguyên du lịch nhân văn thực chất là các di sản văn hóa (bao gồm các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật bảo vật quốc gia, các công trình đương đại…) hấp dẫn khách du lịch có thể bảo tồn khai thác vào mục đích phát triển du lịch, mang lại hiệu quả về kinh tế – xã hội và môi trường.

Xem thêm:

#2 Tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể

Ngược lại với tài nguyên du lịch nhân văn vật thể, tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể bao gồm các di sản văn hóa phi vật thể có giá trị hấp dẫn khách du lịch. Tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể có thể bảo tồn, khai thác nhằm phục vụ mục đích phát triển du lịch, mang lại hiệu quả về kinh tế – xã hội và môi trường. Di sản văn hóa phi vật thể bao gồm: Các lễ hội truyền thống, nghề và làng nghề thủ công cổ truyền, văn hóa ẩm thực, văn hóa ứng xử, phong tục, tập quán, văn hóa các tộc người, trang phục truyền thống dân tộc và những tri thức dân gian…

Trên đây là toàn bộ những kiến thức liên quan đến khái niệm tài nguyên du lịch là gì, đặc điểm, vai trò và phân loại tài nguyên du lịch ở Việt Nam. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những kiến thức hữu ích áp dụng vào công việc học tập và cuộc sống.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *