Nếu bạn chưa là hội viên hãy trở thành hội viên của honamphoto.com để được hỗ trợ và chia sẽ thông tin nhiều hơn. Click Like button để trở thành hội viên của honamphoto.com trên facebook.

Đang xem: Tài Sản Nợ Là Gì ? Phân Biệt Tài Sản Và Nguồn Vốn Của Doanh Nghiệp

*

Lý thuyết Quản Trị là hệ thống mà honamphoto.com đã số hoá toàn bộ Sách giáo khoa của chương trình 4 năm đại học và 2 năm sau đại học chuyên ngành Quản trị Kinh doanh.Với hệ thống này, bạn có thể truy xuất tất cả hệ thống lý thuyết chuyên ngành Quản trị Kinh doanh trong quá trình nghe giảng, làm bài tập hoặc thi cử.Hệ thống Lý Thuyết Quản Trị được phát triển bởi Viện MBA, thành viên của MBA Institute Global

Nếu còn thắc mắc hoặc tìm hiểu chuyên sâu hơn về Quản trị Ứng dụng, bạn có thể đặt câu hỏi với Chuyên Gia honamphoto.com

Kết quả

Nghiệp vụ tài sản Nợ – Huy động vốn:

Đây là nghiệp vụ huy động, tạo nguồn vốn kinh doanh cho Ngân hàng thương mại. Hoạt độnghuy động vốn được phản ánh thông qua cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng thương mại. Nguồn vốncủa Ngân hàng thương mại bao gồm:

1. Vốn của ngân hàng (Bank capital)

Vốn của ngân hàng là khoản vốn thuộc sở hữu của ngân hàng. Nó bao gồm vốn tự có và vốncoi như tự có.

a. Vốn tự có gồm:

+ Vốn điều lệ (Charter capital): là khoản vốn thuộc sở hữu của ngân hàng, được ghi trongbản điều lệ của ngân hàng, và được hình thành ngay từ khi ngân hàng thương mại được thành lập. Vốn điều lệ có thể được điều chỉnh tăng lên trong quá trình hoạt động của ngân hàng.

Vốn điều lệ có thể do nhà nước cấp nếu đó là ngân hàng thương mại quốc doanh, có thể làvốn đóng góp của cổ đông nếu là ngân hàng thương mại cổ phần. Trên thế giới, vốn của hầu hết các ngân hàng thương mại dưới dạng vốn cổ phần do các cổ đông đóng góp. Đứng về mặt hạch toán, ngân hàng thương mại cổ phần coi số vốn cổ phần là phần vay nợ từ các cổ đông. Do vậy, việc huy động vốn để thành lập ngân hàng cổ phần cũng được coi là nghiệp vụ vay nợ.

+ Quỹ dự trữ: Quỹ dự trữ của ngân hàng được hình thành từ 2 quỹ: Quỹ dự trữ để bổ sung

vốn điều lệ và quỹ dự trữ đặc biệt để bù đắp rủi ro (Loan loss reserves). Các quỹ này được trích từ lợi nhuận ròng hàng năm của ngân hàng. Việc hình thành các quỹ này nhằm làm tăng vốn tự có của Ngân hàng, đồng thời đảm bảo an toàn trong kinh doanh.

b. Vốn coi như tự có

Vốn coi như tự có bao gồm các khoản vốn tạm thời nhàn rỗi của ngân hàng. Đây là nhữngkhoản vốn đã được phân bổ cho những mục đích chi tiêu nhất định nhưng tạm thời chưa được sử dụng, ví dụ: lợi nhuận chờ phân bổ, tiền lương chưa đến hạn thanh toán hoặc các quỹ chuyên dùng chưa sử dụng đến như quỹ phát triển kỹ thuật nghiệp vụ ngân hàng, quỹ khen thưởng, quỹphúc lợi, quỹ khấu hao tài sản cố định…

Theo Hiệp định Basel (Basel Accord) do Ủy ban Basel về giám sát hoạt động ngân hàng(thuộc Ngân hàng thanh toán quốc tế – BIS) ban hành, vốn của ngân hàng chia thành hai loại là:

Vốn cấp 1 (Tier 1 Capital) còn gọi là vốn tự có cơ bản (core capital) gồm: cổ phầnthường, cổ phần ưu đãi dài hạn, thặng dư vốn, lợi nhuận không chia, dự phòng chung các khoản dự trữ vốn khác, các phương tiện ủy thác có thể chuyển đổi và dự phòng lỗ tín dụng. Như vậy vốn cấp 1 tương đương với vốn tự có theo cách phân loại trên.

Vốn cấp 2 (Tier 2 Capital) còn gọi là vốn tự có bổ sung (supplymentary capital) gồm: cổphần ưu đãi có thời hạn, các trái phiếu bổ sung và giấy nợ. Tuy nhiên vốn cấp 2 chỉ có thể đạt mức cao nhất là 50% so với tổng số vốn chủ sở hữu của một ngân hàng. Hơn nữa, các phương tiện tài chính trong vốn tự có bổ sung phải bị loại bỏ dần khỏi vốn tự có của ngân hàng khi đến ngày đáo hạn. Như vậy khái niệm vốn tự có bổ sung cụ thể và rộng hơn vốn coi như tự có trong cách phân loại trên.

Hiệp định Basel chỉ áp dụng cho các nước tham gia ký kết. Tuy nhiên đây là một chuẩn mựcquốc tế nên cách phân loại của nó là một cơ sở tham khảo có giá trị.

Vốn của ngân hàng thường chiếm tỉ trọng nhỏ (không quá 10%) trong tổng nguồn vốn màngân hàng nắm giữ nhưng lại là nguồn vốn có ý nghĩa đặc biệt vì nó phản ánh thực lực tài chính của ngân hàng, do vậy nó quyết định qui mô hoạt động của ngân hàng, là cơ sở để ngân hàng tiến hành kinh doanh, thu hút những nguồn vốn khác và cho vay. Nó được ví như một cái đệm để chống đỡ sự giảm giá trị của những tài sản có của ngân hàng, sự giảm giá trị có thể đẩy ngân hàng đến tình trạng mất khả năng chi trả và phá sản.

2. Vốn tiền gửi (Deposit)

Đây là nguồn vốn quan trọng nhất trong số vốn thu hút từ bên ngoài của các ngân hàngthương mại, bao gồm:

a. Tiền gửi không kỳ hạn (demand deposit)

Là loại tiền gửi mà người gửi tiền có thể rút ra bất cứ lúc nào (vì vậy còn được gọi là “tiền gửicó thể rút ra theo yêu cầu”).

Tiền gửi không kỳ hạn được để trong các tài khoản gọi là tài khoản vãng lai (currentaccount). Người gửi tiền có thể gửi thêm tiền vào hoặc rút tiền ra khỏi tài khoản bất cứ lúc nào. Dạng tiền gửi này thường chỉ được hưởng lãi suất rất thấp hoặc không được ngân hàng trả lãi nhưng đổi lại người gửi tiền được sử dụng các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng. Với loại tiền gửi này, người gửi không nhằm mục đích hưởng lãi mà chủ yếu là nhằm đảm bảo an toàn cho khoản tiền và thực hiện các hoạt động thanh toán qua ngân hàng. Chính vì vậy mà loại tiền gửi này còn được gọi là tiền gửi thanh toán.

Hầu hết các tài khoản vãng lai đều ở dạng tài khoản có khả năng phát séc (checkabledeposit), tức là ngân hàng cho phép người chủ tài khoản được phép phát hành séc để thanh toán. Ở Việt Nam, tài khoản séc thường được gọi là tài khoản tiền gửi thanh toán, bao gồm tài khoản thanh toán dùng cho các doanh nghiệp và tài khoản thanh toán cho cá nhân.

Tiền gửi không kỳ hạn là một nguồn vốn quan trọng của ngân hàng. Nó chiếm tới 17% tổngsố tài sản Nợ của các ngân hàng (thống kê của Mỹ), trước đây tỷ lệ này ở Mỹ đã từng lên tới 60% – năm 1960. Tuy nhiên do người gửi tiền có thể rút ra bất cứ lúc nào nên nguồn vốn này thường xuyên biến động, vì vậy ngân hàng chủ yếu dùng nó để cho vay ngắn hạn.

b. Tiền gửi có kỳ hạn (Time deposit)

Là loại tiền gửi mà người gửi chỉ được rút ra sau một thời hạn nhất định từ một vài tháng đếnvài năm. Mức lãi suất của tiền gửi có kỳ hạn thường cao hơn tiền gửi không kỳ hạn nhưng những người gửi tiền loại này không được hưởng dịch vụ thanh toán qua ngân hàng (ví dụ như không được ký phát séc). Mục đích chủ yếu của những người gửi tiền có kỳ hạn là để lấy lãi.

Ở các nước phát triển, tiền gửi có kỳ hạn thường dưới dạng các chứng chỉ tiền gửi (Certificateof deposit – CD), còn ở Việt Nam tiền gửi có kỳ hạn thường dưới hai dạng:

Tiền gửi có kỳ hạn theo tài khoản.

• Tiền gửi có kỳ hạn dưới hình thức phát hành kỳ phiếu ngân hàng. Trong hình thức này,ngân hàng chủ động phát hành phiếu nợ để huy động vốn thường nhằm các mục đích đãđịnh, ví dụ để đầu tư cho một dự án… Kỳ phiếu được phát hành theo hai phương thức: phát hành theo mệnh giá và phát hành dưới hình thức chiết khấu.

c. Tiền gửi tiết kiệm (Savings deposit)

Là khoản tiền để dành của cá nhân được gửi vào ngân hàng nhằm mục đích hưởng lãi theođịnh kỳ. Các mức lãi suất tương ứng với từng kỳ hạn gửi được ngân hàng công bố sẵn. Các kỳ hạnthường là 1, 3, 6, 9, 12 tháng hoặc trên 1 năm (18, 24, 60 tháng v.v..).

Hình thức phổ biến và cổ điển nhất của tiền gửi tiết kiệm là loại tiền gửi tiết kiệm có sổ. Khigửi tiền, ngân hàng cấp cho người gửi một cuốn sổ dùng để ghi nhận các khoản tiền gửi vào và tiền rút ra. Quyển sổ này đồng thời có giá trị như một chứng thư xác nhận về khoản tiền đã gửi. Ngoài ra, còn có những hình thức khác như chứng chỉ tiết kiệm (Savings certificates), trái phiếu tiết kiệm (Savings bonds).

Ở Việt Nam, tiền gửi tiết kiệm bao gồm ba loại.

Xem thêm: Hệ Điều Hành Linux Là Gì – Hệ Điều Hành Linux Gồm Các Phiên Bản Nào

Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn là loại tiềngửi tiết kiệm mà người gửi tiền có thể gửi vào và rút ra theo nhu cầu sử dụng mà không cần báo trước cho ngân hàng. Ngân hàng trả lãi cho loại tiền gửi này nhưng rất thấp. Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn là loại tiền gửi tiết kiệm có thời hạn gửi cố định trước, tương tự như tiền gửi có kỳ hạn ở các điểm. Với dạng tiền gửi này, người gửi chỉ được gửi tiền vào một lần và rút ra một lần cả vốn lẫn lãi khi đến hạn. Không cho phép bổ sung thêm vào số tiền đã gửi khi chưa hết hạn. Mỗi lần gửi được coi là một khoản tiền gửi riêng biệt. Tiền gửi tiết kiệm có mục đích là hình thức tiết kiệm trung và dài hạn nhằm mục đích xây dựng nhà ở. Những người gửi tiền ngoài hưởng lãi còn được ngân hàng cho vay nhằm bổ sung thêm vốn cho mục đích xây dựng nhà ở. Mức cho vay tối đa bằng số dư tiền gửi tiết kiệm.

Lý do phải tách riêng tiền gửi tiết kiệm ra mà không xếp vào hai dạng tiền gửi trên (tiền gửikhông kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn) mặc dù tính chất của chúng rất giống nhau là vì đây là tiền tiết kiệm của các tầng lớp dân cư, là tài sản tích luỹ của quốc gia, được xem là nguồn vốn nội lực của đất nước, cho nên cần có chính sách ưu tiên bảo vệ.

Tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn là nguồn vốn quan trọng nhất của ngânhàng, chiếm hơn 50% số tài sản nợ của ngân hàng (thống kê của Mỹ). Đây là nguồn vốn tương đối ổn định vì ngân hàng nắm được những kỳ luân chuyển của vốn, và vì vậy ngân hàng có thể dùng để cho vay ngắn hạn, trung hạn hoặc dài hạn đều được.

3. Vốn đi vay

Trong quá trình hoạt động, ngân hàng còn có thể vay vốn từ ngân hàng trung ương hay cáctổ chức tín dụng khác, hoặc từ thị trường tài chính trong và ngoài nước.

a. Vay từ ngân hàng trung ương

Bất kỳ ngân hàng thương mại nào khi được ngân hàng trung ương cho phép thành lập hoạtđộng đều hưởng quyền vay tiền tại ngân hàng trung ương trong trường hợp thiếu hụt dự trữ hay quá thiếu tiền mặt.

Ngân hàng trung ương cấp tín dụng cho các ngân hàng thương mại chủ yếu dưới hai hìnhthức: chiết khấu hay tái chiết khấu các chứng từ có giá và cho vay thế chấp hay ứng trước. Do vậy loại vay này được gọi là tiền chiết khấu hay tiền ứng trước.

Ở Việt Nam hiện nay, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam áp dụng ba hình thức cấp tín dụng, đólà:

• Chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác như tín phiếukho bạc.

• Cho vay có đảm bảo bằng cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác.

• Cho vay lại theo hồ sơ tín dụng. Thường là các hồ sơ cung cấp tín dụng hỗ trợ theo yêucầu của nền kinh tế như: thu mua lương thực, nông sản; dự trữ vật tư, nguyên liệu; sản xuất hàng hoá xuất khẩu thuộc diện ưu tiên….

b. Vay ngắn hạn các khoản dự trữ của các tổ chức tín dụng khác

Mục đích chính của loại vay này là nhằm đảm bảo dự trữ bắt buộc theo qui định của ngânhàng trung ương. Trong quá trình hoạt động, một số ngân hàng thương mại có những ngày cho vay quá nhiều dẫn đến sự thiếu hụt dự trữ bắt buộc tại ngân hàng trung ương. Trong khi đó lại có một vài ngân hàng thương mại khác thừa dự trữ. Để đảm bảo dự trữ theo qui định của ngân hàng trung ương, ngân hàng thương mại thiếu hụt dự trữ sẽ vay của ngân hàng thương mại có dự trữ dư thừa. Thời hạn của loại cho vay này rất ngắn, thường không quá một tuần.

c. Vay từ các công ty

Ở các nước phát triển, ngân hàng thương mại còn có thể vay trực tiếp từ các công ty:

Vay ngắn hạn bằng các Hợp đồng mua lại: Hợp đồng mua lại (Repurchase agreement) làhợp đồng trong đó ngân hàng bán các tín phiếu kho bạc mà mình đang nắm giữ cho các tổ chức kinh tế đang tạm thời thừa tiền mặt, kèm theo điều khoản mua lại số tín phiếu đó sau một vài ngày hay một vài tuần với mức giá cao hơn. Về thực chất đây là một công cụ để vay nợ ngắn hạn (thường không quá hai tuần) của các ngân hàng trong đó sử dụng tín phiếu kho bạc làm vật thế chấp.

Vay từ công ty mẹ: Ở các nước phát triển, một công ty hoặc tập đoàn kinh doanh có thể làchủ của một hoặc nhiều ngân hàng thương mại. Khi ngân hàng thương mại phát hành trái phiếu hay giấy nợ để vay tiền từ thị trường, nó sẽ chịu sự quản lý và ràng buộc của ngân hàng trung ương về dự trữ, lãi suất và thủ tục. Trong khi đó, nếu công ty mẹ thực hiện điều này, nó không phải bị ràng buộc về dự trữ, lãi suất, số lượng do ngân hàng trung ương qui định, vì bản thân nó không phải là một ngân hàng. Do vậy, các công ty mẹ của ngân hàng thường thay thế nó phát hành trái phiếu, cổ phiếu công ty hay các loại thương phiếu để huy động vốn, sau đó chuyển vốn huy động được về cho ngân hàng hoạt động dưới hình thức cho vay lại.

d. Vay từ thị trường tài chính trong nước

Các ngân hàng thương mại có thể vay từ thị trường tài chính thông qua phát hành các chứngtừ có giá như chứng chỉ tiền gửi có khả năng chuyển nhượng (Negotiable certificate of deposit) – thường với thời gian đáo hạn không quá 6 tháng kể từ ngày phát hành và trái phiếu ngân hàng – với thời hạn vay thường từ 2 năm trở lên.

e. Vay nước ngoài

Các ngân hàng thương mại cũng có thể tìm kiếm nguồn vốn hoạt động từ việc phát hànhphiếu nợ để vay tiền ở nước ngoài. Do loại tiền sử dụng trong thanh toán quốc tế hiện nay là USD cho nên vay tiền ở nước ngoài thường vay bằng USD.

Vốn vay từ nước ngoài đã trở thành một nguồn vốn quan trọng hơn của ngân hàng trong thờigian qua. Ở Mỹ, năm 1960 chúng chỉ chiếm 2% tài sản nợ của ngân hàng, trong những năm 90 chúng đã vượt 20%.

4. Các nguồn vốn khác

• Vốn tài trợ, vốn đầu tư phát triển, vốn uỷ thác đầu tư để cho vay theo các chương trình, dựán xây dựng v.v…

Xem thêm: Thẻ Tiêu Đề Seo Là Gì ? Cách Viết Title Chuẩn Seo Meta Title Là Gì

• Vốn hình thành trong quá trình hoạt động của ngân hàng, ví dụ như trong nghiệp vụ qualại đồng nghiệp (tiền gửi của các ngân hàng khác để nhờ thanh toán hộ), trong nghiệp vụ trung gian của ngân hàng (tiền gửi của khách hàng để đảm bảo thanh toán trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ – L/C).

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *