Chắc hẳn bạn đã quá quen thuộc với thuật ngữ “Tân ngữ”. Tuy nhiên, không phải tất cả các bạn đều hiểu rõ tất cả về nó với những cách sử dụng nào, vai trò ra sao? Cùng Language Link tìm hiểu tất cả các vấn đề về “Tân ngữ” một cách ngắn ngọn, dễ hiểu và đầy đủ nhé!
1.Tân ngữ là gì?
Tân ngữ (Object) trong tiếng anh là từ hoặc cụm từ đứng sau động từ chỉ hành động (action verb) để chỉ đối tượng bị tác động bởi chủ ngữ.
Đang xem: Tân ngữ trong tiếng anh là gì
2. Cách phân loại tân ngữ chuẩn xác nhất
Có 2 loại tân ngữ là tân ngữ trực tiếp (direct object) và tân ngữ gián tiếp (indirect object)
Đại từ nhân xưng (Personal pronoun)
Đây là các đại từ nhân xưng nhưng chúng không được làm chủ ngữ mà chỉ được làm tân ngữ hay bổ ngữ.
Đại từ chủ ngữ |
Đại từ tân ngữ |
I |
Me |
You |
You |
He |
Him |
She |
Her |
It |
It |
They |
Them |
Động từ (Verb)
Động từ nguyên thể làm tân ngữ (to + verb)
Trong bảng là các động từ mà sau nó đòi hỏi tân ngữ là một động từ nguyên thể khác.
agree attempt claim decide demand |
desire expect fail forget hesitate |
hope intend learn need offer |
plan prepare pretend refuse seem |
strive tend want wish |
Mẹ của Anna đã hứa sẽ mua cho cô ấy một chiếc đầm nếu cô ấy đạt điểm cao, thế nên Anna “lên kế hoạch để đạt điểm cao” (Anna plans to get a good mark) vào kỳ thi sắp tới của cô ấy.
Động từ Verb-ing dùng làm tân ngữ (Gerund)
Trong bảng dưới đây là những động từ đòi hỏi tân ngữ theo sau nó phải là một V-ing (Danh động từ)
admit appreciate avoid can’t help delay deny resist |
enjoy finish miss postpone practice quit resume |
suggest consider mind recall risk repeat resent |
Nếu bạn chưa chắc chắn về cách phân loại các loại từ trong tiếng Anh để xác định chuẩn xác các hình thức tân ngữ thì mau chóng ôn luyện ngay nha! Luôn nhớ rằng “Practice makes perfect – Có công mài sắt có ngày nên kim” đó!
4. Tại sao tân ngữ quan trọng?
Tân ngữ quan trọng bởi vì có rất nhiều động từ trong tiếng anh cần tân ngữ để bổ nghĩa cho chúng.
Xem thêm: Từ Vựng Tiếng Anh Về Tính Cách Tiếng Anh Là Gì, Tính Cách In English
Một số động từ không cần có tân ngữ. Chúng được gọi là các nội động từ (intransitive verbs). Ví dụ như: run, sleep, cry, wait, die, fall
Một số động từ khác cần có tân ngữ trực tiếp hoặc cả tân ngữ trực tiếp và gián tiếp. Những động từ này được gọi là ngoại động từ (transitive verbs). Ví dụ như: eat (sth.), break (sth.), cut (sth.), make (sth.), send (s.o) (sth.), give (s.o) (sth.)…
Rất nhiều bạn hay nhầm lẫn trong việc phân biệt tân ngữ gián tiếp và tân ngữ trực tiếp. Vì thế, cùng xem ngay video hướng dẫn cụ thể dưới đây để nắm chắc kiến thức ngay nha:
Mặc dù “tân ngữ” đã quá quen thuộc nhưng còn nhiều điều bạn chưa biết hết đúng không nào! Hy vọng rằng qua bài viết trên, các bạn có thể hiểu thêm nhiều về “tân ngữ” và học tập thật hiệu quả nhé!
Ngoài “tân ngữ”, việc trau dồi kiến thức về những loại từ khác như “đại từ”, “mệnh đề danh ngữ”, “trạng từ” … cũng hết sức quan trọng. Vì thế, đừng bỏ qua và lơ là bạn nha!
Hiểu được những khó khăn của người Việt Nam trong việc học tiếng Anh chuẩn quốc tế, đáp ứng yêu cầu của đời sống hiện đại, Language Link Academic đã phát triển và cho ra đời lộ trình học tiếng Anh toàn diện với các khóa học Tiếng Anh Mẫu Giáo, Tiếng Anh Chuyên Tiểu học, Tiếng Anh Chuyên THCS và Tiếng Anh Giao tiếp Chuyên nghiệp dành riêng cho sinh viên và người đi làm. Chúng tôi tin rằng, các khóa học này sẽ tạo ra sự khác biệt và bước đột phá mới trong tiếng Anh, để bạn sẵn sàng chinh phục mọi mục tiêu phía trước.