Tăng trưởng xanh được coi là một chương trình toàn diện, tạo ra hướng tiếp cận mới trong tăng trưởng kinh tế, hướng tới phục hồi và bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên, nuôi dưỡng cuộc sống của con người và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu. Chính vì vậy nhiều quốc gia trên thế giới đang tiếp cận theo xu hướng mới này nhằm hướng tới phát triển bền vững.

*

Khái niệm Tăng trưởng xanhđược nhiều tổ chức định nghĩa như sau:– Theo Hàn Quốc :“Tăng trưởng xanh là sự tăng trưởng đạtđượcbằng cách tiết kiệm và sử dụng các nguồn tài nguyên và năng lượng hiệu quả để giảm thiểu biến đổi khí hậu và thiệt hại tới môi trường, tạo ra các động lực tăng trưởng mới thông qua nghiên cứu và phát triển công nghệ xanh, tạo các cơ hội việc làm mới và đạtđượcsự hài hòa giữa phát triểnkinh tếvà bảo vệ môi trường”.-Theo Tổ chức Sáng kiến tăng trưởng xanh của Liên Hợp Quốc: Tăng trưởng xanh hay xây dựng nềnkinh tếxanh là quá trình tái cơ cấu lại hoạt độngkinh tếvà cơ sở hạ tầng để thuđượckết quả tốt hơn từ các khoản đầu tư cho tài nguyên, nhân lực và tài chính, đồng thời giảm phát thải khí nhà kính, khai thác và sử dụng ít tài nguyên thiên nhiên hơn, tạo ra ít chất thải hơn và giảm sự mất công bằng trong xã hội.

Đang xem: Tăng trưởng xanh là gì

– TheoTổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD(Organization for Economic Co-operation and Development):Tăng trưởng xanh là thúc đẩy tăng trưởng và phát triểnkinh tếđồng thời đảm bảo rằng các nguồn tài sản tự nhiên tiếp tục cung cấp các tài nguyên và dịch vụ môi trường thiết yếu cho cuộc sống của chúng ta. Để thực hiện điều này, tăng trưởng xanh phải là nhân tố xúc tác trong việc đầu tư và đổi mới, là cơ sở cho sự tăng trưởng bền vững và tăng cường tạo ra các cơ hộikinh tếmới.

Định nghĩa tăng trưởng xanh của Việt Nam:Tăng trưởng xanhlà sự tăng trưởng dựa trên quá trình thay đổi mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nềnkinh tếnhằm tận dụng lợi thế so sánh, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nềnkinh tếthông qua việc nghiên cứu và áp dụng công nghệ tiên tiến, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại để sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, giảm phát thải khí nhà kính, ứng phó với biến đổi khí hậu, góp phần xóa đói giảm nghèo và tạo động lực thúc đẩy tăng trưởngkinh tếmột cách bền vững.

Tại Việt Nam, chương trìnhTăng trưởng xanhđược cụ thể hóa qua “Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011- 2020 và tầm nhìn đến năm 2050” với những nội dung chủ yếu sau đây:1/ Quan điểm, mục tiêu của chiến lượca/ Quan điểm-Tăng trưởng xanhlà một nội dung quan trọng của phát triển bền vững, đảm bảo phát triểnkinh tếnhanh, hiệu quả, bền vững và góp phần quan trọng thực hiện Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu.-Tăng trưởng xanhphải do con người và vì con người, góp phần tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân.-Tăng trưởng xanhdựa trên tăng cường đầu tư vào bảo tồn, phát triển và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn tự nhiên, giảm phát thải khí nhà kính, cải thiện nâng cao chất lượng môi trường, qua đó kích thích tăng trưởng kinh tế.-Tăng trưởng xanhphải dựa trên cơ sở khoa học và công nghệ hiện đại, phù hợp với điều kiện Việt Nam.-Tăng trưởng xanhlà sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, các cấp chính quyền, các Bộ, ngành, địa phương, các doanh nghiệp và tổ chức xã hội.b/ Mục tiêuMục tiêu chungTăng trưởng xanh, tiến tới nềnkinh tếcác-bon thấp, làm giàu vốn tự nhiên trở thành xu hướng chủ đạo trong phát triểnkinh tếbền vững; giảm phát thải và tăng khả năng hấp thụ khí nhà kính dần trở thành chỉ tiêu bắt buộc và quan trọng trong phát triểnkinh tế- xã hội.

Xem thêm: ” Huy Hiệu Tiếng Anh Là Gì ? Huy Hiệu Trong Tiếng Tiếng Anh

Mục tiêu cụ thể– Tái cấu trúc và hoàn thiện thể chếkinh tếtheo hướng xanh hóa các ngành hiện có và khuyến khích phát triển các ngànhkinh tếsử dụng hiệu quả năng lượng và tài nguyên với giá trị gia tăng cao;- Nghiên cứu, ứng dụng ngày càng rộng rãi công nghệ tiên tiến nhằm sử dụng hiệu quả hơn tài nguyên thiên nhiên, giảm cường độ phát thải khí nhà kính, góp phần ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu;- Nâng cao đời sống nhân dân, xây dựng lối sống thân thiện với môi trường thông qua tạo nhiều việc làm từ các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ xanh, đầu tư vào vốn tự nhiên, phát triển hạ tầng xanh.2/ Nhiệm vụ chiến lượcGiảm cường độ phát thải khí nhà kính và thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo theo những chỉ tiêu chủ yếu sau:Giai đoạn 2011 – 2020: Giảm cường độ phát thải khí nhà kính 8 – 10% so với mức 2010, giảm tiêu hao năng lượng tính trên GDP 1 – 1,5% mỗi năm. Giảm lượng phát thải khí nhà kính trong các hoạt động năng lượng từ 10% đến 20% so với phương án phát triển bình thường. Trong đó mức tự nguyện khoảng 10%, 10% còn lại mức phấn đấu khi có thêm hỗ trợ quốc tế.Định hướng đến năm 2030: Giảm mức phát thải khí nhà kính mỗi năm ít nhất 1,5 – 2%, giảm lượng phát thải khí nhà kính trong các hoạt động năng lượng từ 20% đến 30% so với phương án phát triển bình thường. Trong đó mức tự nguyện khoảng 20%, 10% còn lại là mức khi có thêm hỗ trợ quốc tế.Định hướng đến năm 2050: Giảm mức phát thải khí nhà kính mỗi năm 1,5 – 2%.Xanh hóa sản xuấtThực hiện một chiến lược “công nghiệp hóa sạch” thông qua rà soát, điều chỉnh những quy hoạch ngành hiện có, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên, khuyến khích phát triển công nghiệp xanh, nông nghiệp xanh với cơ cấu ngành nghề, công nghệ, thiết bị bảo đảm nguyên tắc thân thiện với môi trường, đầu tư phát triển vốn tự nhiên; tích cực ngăn ngừa và xử lý ô nhiễm.Những chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2020 gồm: Giá trị sản phẩm ngành công nghệ cao, công nghệ xanh trong GDP là 42 – 45%; tỷ lệ các cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi trường là 80%, áp dụng công nghệ sạch hơn 50%, đầu tư phát triển các ngành hỗ trợ bảo vệ môi trường và làm giàu vốn tự nhiên phấn đấu đạt 3 – 4% GDP.

Xem thêm: Trẻ Bị Mẩn Ngứa Tắm Lá Gì Nhanh Khỏi? Bé Bị Mẩn Ngứa Khắp Người Tắm Lá Gì Cho Mau Khỏi

Xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vữngKết hợp nếp sống đẹp truyền thống với những phương tiện văn minh hiện đại để tạo nên đời sống tiện nghi, chất lượng cao mang đậm bản sắc dân tộc cho xã hội Việt Nam hiện đại. Thực hiện đô thị hóa nhanh, bền vững, duy trì lối sống hòa hợp với thiên nhiên ở nông thôn và tạo lập thói quen tiêu dùng bền vững trong bối cảnh hội nhập với thế giới toàn cầu.Những chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2020 gồm: Tỷ lệ đô thị loại III có hệ thống thu gom và xử lý nước thải đạt quy chuẩn quy định: 60%, với đô thị loại IV, loại V và các làng nghề: 40%, cải thiện môi trường khu vực bị ô nhiễm nặng 100%, tỷ lệ chất thảiđượcthu gom, xử lý hợp tiêu chuẩn theo Quyết định số 2149/QĐ-TTg, diện tích cây xanh đạt tương ứng tiêu chuẩn đô thị, tỷ trọng dịch vụ vận tải công cộng ở đô thị lớn và vừa 35 – 45%, tỷ lệ đô thị lớn và vừa đạt tiêu chí đô thị xanh phấn đấu đạt 50%.3/ Giải pháp thực hiện chiến lược1. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức, khuyến khích hỗ trợ thực hiện2. Nâng cao hiệu suất và hiệu quả sử dụng năng lượng, giảm mức tiêu hao năng lượng trong hoạt động sản xuất, vận tải, thương mại3. Thay đổi cơ cấu nhiên liệu trong công nghiệp và giao thông vận tải4. Đẩy mạnh khai thác có hiệu quả và tăng tỷ trọng các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mới trong sản xuất và tiêu thụ năng lượng của quốc gia5. Giảm phát thải khí nhà kính thông qua phát triển nông nghiệp hữu cơ bền vững, nâng cao tính cạnh tranh của sản xuất nông nghiệp6. Rà soát, điều chỉnh quy hoạch các ngành sản xuất, dần hạn chế những ngànhkinh tếphát sinh chất thải lớn, gây ô nhiễm, suy thoái môi trường, tạo điều kiện phát triển các ngành sản xuất xanh mới7. Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên8. Thúc đẩy các ngànhkinh tếxanh phát triển nhanh để tạo thêm việc làm, nâng thu nhập, làm giàu thêm nguồn vốn tự nhiên9. Phát triển kết cấu hạ tầng bền vững chủ yếu gồm: Hạ tầng giao thông, năng lượng, thủy lợi và các công trình xây dựng đô thị10. Đổi mới công nghệ, áp dụng phổ biến sản xuất sạch hơn11. Đô thị hóa bền vững12. Xây dựng nông thôn mới với lối sống hòa hợp với môi trường13. Thúc đẩy tiêu dùng bền vững và xây dựng lối sống xanh14. Huy động nguồn lực thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh15. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực16. Nghiên cứu phát triển khoa học và công nghệ, ban hành hệ thống tiêu chuẩn kinh tế, kỹ thuật và thông tin dữ liệu về tăng trưởng xanh17. Hợp tác quốc tế

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *