Ung thư tế bào gai ở da là gì?

Ung thư tế bào gai ở da là loại ung thư da thường gặp ảnh hưởng lên lớp tế bào gai – là lớp nằm giữa trong 5 lớp trong phần biểu bì da.

Đang xem: Ung Thư Tế Bào Gai Là Gì ? Ung Thư Tế Bào Gai ( Epithélioma Spino

*

Loại ung thư da thường gặp ảnh hưởng lên lớp tế bào gai.

Dù căn bệnh trên không quá nguy hiểm nhưng nếu không điều trị thì loại ung thư này sẽ lan rộng hay di căn đến các bộ phận khác và gây ra các biến chứng nghiêm trọng.

Nguyên nhân gây ra ung thư tế bào gai ở da là gì?

Ung thư tế bào gai ở da thường xuất hiện ở vùng da mỏng, phẳng hoặc các tế bào gai tại vị trí đó bị đột biến gen. Thông thường, các tế bào da non sẽ đẩy dần các tế bào già lên phía trên bề mặt da, sau đó các tế bào già sẽ chết dần và rơi ra khỏi bề mặt da. Những đột biến trong gen sẽ ngăn chặn quá trình này và gây ra sự tăng trưởng cũng như tái tạo tế bào da không ngừng và cuối cùng dẫn đến khối ung thư da.

Tia cực tím và những nguyên nhân quan trọng

Hầu như sự phá hủy và đột biến trong DNA (gen) ở tế bào da là do bức xạ từ tia cực tím có trong ánh nắng mặt trời và trong tắm nắng nhân tạo.

Tuy nhiên việc tiếp xúc với nắng không thể giải thích được việc ung thư da vẫn có thể xuất hiện ở vùng da không thường xuyên ra nắng. Điều này cho thấy rằng vẫn còn một số yếu tố khác ngoài ánh nắng có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư da như tiếp xúc với các hóa chất độc hại hay bị suy giảm miễn dịch.

*

Hầu như sự phá hủy và đột biến trong DNA.

Ngoài nguyên nhân chính gây ra căn bệnh trên đã nêu ở trên thì các yếu tố sau đây làm tăng nguy cơ mắc bệnh bao gồm:

– Tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng: Tiếp xúc nhiều với tia cực tím trong ánh mặt trời sẽ làm tăng nguy cơ bị ung thư tế bào gai ở da, đặc biệt là khi ra nắng trong thời gian dài và không sử dụng các vật dụng che nắng hoặc không dùng kem chống nắng.

– Dùng giường tắm nắng nhân tạo.

– Tiền sử bản thân đã từng bị cháy nắng: đã từng có những mụn phồng ở da do cháy nắng lúc nhỏ hay tuổi trưởng thành, điều này sẽ làm tăng nguy cơ bị ung thư tế bào da. Cháy nắng ở tuổi trưởng thành cũng được xem là yếu tố nguy cơ tương tự.

– Tiền sử bản thân có các tổn thương da dạng tiền ung thư: Như dày sừng quang hóa hay bệnh Bowen sẽ làm tăng nguy cơ ung thư tế bào gai.

– Tiền sử bản thân đã từng bị ung thư da: Nếu cơ thể đã bị ung thư tế bào gai thì có khả năng cao sẽ bị lại.

– Hệ miễn dịch bị suy yếu: Người bị suy giảm miễn dịch sẽ tăng nguy cơ mắc ung thư da. Ví dụ: Bệnh nhân bệnh bạch cầu mạn tính hay lymphoa và những bệnh nhân đang dùng thuốc ức chế miễn dịch khi cấy ghép tạng.

– Mắc bệnh di truyền hiếm gặp: Bệnh nhân mắc XP (xeroderma pigmentosum) hay còn gọi là khô da sắc tố sẽ nhạy cảm cực kỳ với ánh nắng và làm tăng nguy cơ tiến triển thành ung thư da.

Triệu chứng thường thấy ở ung thư tế bào gai ở da là gì?

Ung thư tế bào gai thường xuất hiện ở vùng da có tiếp xúc với ánh nắng mặt trời như da đầu, mặt, mu tay, lỗ tai hay ở môi. Tuy nhiên, tình trạng trên có thể xuất hiện ở bất cứ nơi nào trên cơ thể, bao gồm trong vòm miệng, ở vùng hậu môn – sinh dục. Sau đây là các dấu hiệu và triệu chứng của ung thư tế bào gai ở da, bao gồm:

*

Ung thư tế bào gai thường xuất hiện ở vùng da có tiếp xúc với ánh nắng mặt.

– Nốt ở da cứng, chắc, có màu đỏ.

Xem thêm: Đánh Giá Chất Lượng Dịch Vụ Truyền Hình An Viên Là Gì, Vì Sao Lại Nên Lắp An Viên

– Tổn thương loét trơn với vảy khô đóng viền xung quanh.

– Tổn thương loét mới trên vùng có vết sẹo hay vết loét cũ.

– Mảng da gồ ghề, dạng đóng vảy và có thể dẫn đến loét da.

– Một mảng da đỏ và cứng trong vòm miệng.

– Những tổn thương dạng mụn cóc, đỏ ở vùng hậu môn – niệu – sinh dục.

Cách điều trị ung thư tế bào gai ở da như thế nào?

Hiện nay, hầu hết các phương pháp điều trị ung thư tế bào gai ở da sẽ hết hẳn sau khi vi phẫu hoặc thỉnh thoảng có thể điều trị với thuốc. Bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị hiệu quả nhất phụ thuộc vào kích thước, vị trí, độ xâm lấn của khối u hoặc đôi khi tùy thuộc vào sự lựa chọn của bệnh nhân. Sau đây là các phương pháp điều trị phổ biến, bao gồm:

*

Phẫu thuật Mohs.

– Đốt điện và nạo da:

Cắt bỏ phần ung thư da với thiết bị nạo da (curet) và sau đó đốt lớp đáy tận cùng của khối u bằng dao điện. Phương pháp này thường dùng cho khối ung thư tế bào gai nhỏ.

– Nạo da và cắt lạnh:

Tương tự quá trình nạo và đốt điện, sau khi khối u được loại bỏ, lớp đáy trong cùng của mô hay tại vùng có sinh thiết da cần được điều trị với Nitơ lỏng.

– Liệu pháp laser:

Với chùm tia sáng có cường độ lớn sẽ ngăn chặn sự phát triển khối và phá hủy một ít đến lớp mô xung quanh khối u, do đó sẽ làm giảm nguy cơ chảy máu, sưng hay tạo sẹo. Đây là phương pháp ưu tiên dùng cho các khối u ở bề mặt nông trên da.

– Đông lạnh:

Đây là phương pháp làm đông tế bào ung thư với Nitơ lỏng (phẫu thuật lạnh) và có thể dùng để trị các tổn thương da ở bề mặt nông.

– Liệu pháp quang động:

Đây là phương pháp kết hợp giữa thuốc nhạy quang học và ánh sáng để điều trị ung thư da.

– Kem hay lotion có thuốc:

Với ung thư ở lớp nông trên da, người bệnh có thể chỉ cần thoa kem hay lotion có chứa thành phần thuốc chống ung thư lên trực tiếp vùng da bệnh.

– Cắt bỏ:

Bác sĩ sẽ cắt bỏ mô da bị ung thư và cả rìa da xung quanh sát mô lành. Và một số trường hợp sẽ yêu cầu cần cắt bỏ thêm vùng da bình thường quanh khối u. Để giảm việc tạo sẹo, đặc biệt ở mặt, người bệnh nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ trong việc loại bỏ khối u trên da.

– Phẫu thuật Mohs:

Bác sĩ sẽ cắt khối u theo từng lớp và kiểm tra dưới kính hiển vi xem từng lớp cho đến khi không còn thấy tế bào bất thường nào còn sót lại. Điều này sẽ làm cho bác sĩ chắc chắn hơn và đảm bảo hơn trong việc loại bỏ khối u và tránh cắt nhầm mô lành.

Xem thêm:

– Xạ trị:

Đây là phương pháp dùng chùm tia sáng năng lượng cao như tia X để tiêu diệt tế bào ung thư. Đây là phương pháp ưu thế hơn trong các ung thư ở lớp sâu của da, hay trong các trường hợp có nguy cơ tái phát ung thư da sau phẫu thuật và cả ở những người không thể trải qua phẫu thuật.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *