Tham vấn Y khoa: Bs Vũ Văn Lực Ngày đăng: 11 Tháng Ba 2021 Lần cập nhật cuối: 11 Tháng Năm 2021 Số lần xem: 2034
Ai cũng có thể gặp phải tình trạng tê chân tay khi ngủ. Nhưng nếu tình trạng này thường xuyên xảy ra thì bạn chớ coi thường vì đây có thể là báo hiệu sức khỏe của bạn đang có vấn đề.
Đang xem: Tê tay tê chân là bệnh gì
1. Nguyên nhân gây tê chân tay khi ngủ
Tê chân tay khi ngủ là chuyện ai cũng có thể gặp phải và có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, có thể kể đến:
1.1. Tê nhức do tì đè, sai tư thế khi ngủ
Tê chân tay khi ngủ có thể xảy ra do khi ngủ bạn nằm đè lên tay chân trong thời gian dài đè lên dây thần kinh, động mạch và tĩnh mạch dẫn đến tình trạng tê chân tay.
1.2. Hội chứng ống cổ tay
Hội chứng ống cổ tay rất thường gặp đặc biệt là ở phụ nữ có thai hoặc những người thường xuyên dùng ngón tay như dân văn phòng hay đánh máy, thợ may… Hội chứng này khiến thần kinh ngoại vi rối loạn và thường xảy ra do viêm bao hoạt dịch thứ phát từ các bệnh hệ thống như thấp khớp.
Hội chứng ống cổ tay có thể xuất hiện ở cả hai tay, bạn sẽ có cảm giác đau, tê cứng ở 3 ngón giữa do thần kinh giữa chi phối. Các cơn đau xuất hiện nhiều vào ban đêm, thường khiến bạn tỉnh giấc. Đau nặng hơn sẽ thấy đau tê xuống cẳng tay, bả vai.
1.3. Bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường cũng là một trong những nguyên nhân gây tê bì tay chân. Dây thần kinh, trong đó có dây thần kinh ngoại biên bị tổn thương do lượng đường trong máu cao. Đường huyết cao khiến tốc độ dẫn truyền thần kinh giảm, bao myelin của dây thần kinh bị tổn thương, kéo theo chứng rối loạn cảm giác. Bên cạnh đó khi lượng đường trong máu cao, độ nhớt trong máu tăng làm cholesterol lắng đọng ở thành mạch, dẫn đến xơ vữa, bít tắc mạch máu nhỏ, các chất dinh dưỡng nuôi mô cơ, oxygen, dây thần kinh ngoại biên suy giảm. Dưới các tác động trên, tín hiệu thần kinh truyền dẫn đến chân tay sẽ bị tê liệt và rối loạn. Dây thần kinh ngoại biên bị tổn thương sẽ dẫn đến các triệu chứng tê bì chân tay, ngứa ran, có cảm giác như kim chậm hoặc kiến bò. Các cảm giác này ban đầu xuất hiện ở ngón chân, bàn chân rồi đến ngón tay, bàn tay.
1.4. Các bệnh thần kinh ngoại biên
Ngoài bệnh tiểu đường thì các bệnh lý thần kinh ngoại biên khác cũng có thể dẫn đến triệu chứng tê bì chân tay bao gồm: nghiện rượu, rối loạn tự miễn, chấn thương, tác dụng phụ của một số loại thuốc, các khối u chèn ép vào dây thần kinh…
1.5. Đột quỵ
Nếu thấy có các cơn đau tê như có kim chích ở cánh tay thì có thể đó là dấu hiệu của đột quỵ hoặc các cơn thiếu máu não thoáng qua, làm ảnh hưởng đến các dây thần kinh, gây ra tình trạng đau tay, tê tay, đau chân, tê chân.
1.6. Thiếu vitamin
Thiếu hụt vitamin B có thể gây tê chân tay khi ngủ và thường gặp ở người già, người ăn chay, người bị rối loạn tiêu hóa.
1.7. Thoái hóa đốt sống cổ
Khi bị thoái hóa đốt sống cổ, các dây thần kinh ngoại biên vùng cổ gáy bị chèn ép khiến cho các đầu ngón tay, toàn bộ cánh tay có cảm giác bị tê cứng, như có kiến bò.
1.8. Các bệnh về xương khớp
Các bệnh xương khớp như viêm khớp, thoái hóa cột sống, thoát vị khớp chân, tay khiến các phần mềm xung quanh chèn ép vào rễ thần kinh tại vùng này cũng sẽ biểu hiện ra ngoài bằng những cơn đau tê, nhức mỏi.
1.9. Đau cơ xơ hóa
Tình trạng này thường gặp nhiều ở người cao tuổi, khi các cơ trở nên cứng lại gây đau đớn và tê bì trong nhiều giờ liền sau khi ngủ dậy.
Xem thêm: Tìm Thông Tin Người Qua Số Tài Khoản Ngân Hàng, Tên Tài Khoản Ngân Hàng Là Gì ?
1.10. Xơ vữa động mạch
Thường gặp người trung niên, người cao tuổi khi mỡ tích tụ lại thành động mạch gây bí tắc, hẹp đường dẫn và khiến máu huyết khó lưu thông.
1.11. Các bệnh lý về khớp
Viêm đa khớp, thấp khớp, thoái hóa khớp… thường xuất hiện ở nam giới sau khi nằm lâu, ngồi lâu làm các dây thần kinh và khớp của người bệnh bị tổn thương, viêm đau dẫn đến tê bì chân tay.
2. Bị tê chân tay khi ngủ có nguy hiểm không?
Với các trường hợp tê bì chân tay khi ngủ do sinh lý thì thường hết ngay hoặc chỉ kéo dài một thời gian ngắn. Những trường hợp này không đáng lo và không gây ảnh hưởng đến tính mạng.
Đáng lo ngại nhất là tê chân tay khi ngủ do các bệnh lý khác gây nên. Vì thế nếu thấy bị tê quá 6 tháng mà không phải thời gian đang mang thai hay có vận động mạnh thì bạn nên đi khám ngay. Đó có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Nếu không được điều trị thì tình trạng tê chân có thể sẽ trở thành bệnh mãn tính. Kèm theo đó là các triệu chứng rối loạn về rễ, dây thần kinh, rối loạn hoạt động của tứ chi, giảm hoặc mất hẳn khả năng hoạt động như liệt tay chân hay liệt nửa người, liệt cả người, chứng teo cơ.
3. Cách cải thiện tình trạng tê bì chân tay khi ngủ
Để cải thiện tình trạng tê chân tay khi ngủ, bạn cần chú ý thay đổi tư thế thường xuyên, nên để tay, chân gác lên gối hay đệm mềm mại phù hợp chiều cao.
Bạn có thể thực hiện các động tác như xoay khớp cổ tay bằng cách trước khi ngủ đứng thẳng nên sàn dạng rộng hai tay thực hiện xoay cánh tay theo hướng vòng tròn và duy trì trong khoảng vài phút thì nghỉ. Với khớp cổ chân thì ngồi lên trên cao sau đó xoay hai cổ chấn theo 2 chiều khác nhau, xoay cho đến khi nào các khớp kêu lục cục, không còn cảm giác mỏi thì dừng lại.
Đồng thời với các biện pháp này bạn nên đi khám bác sĩ để được điều trị đúng cách đúng nguyên nhân để có thể chấm dứt tình trạng tê chân tay khi ngủ và tránh các biến chứng có thể xảy ra. Bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc giảm đau, kháng viêm để hạn chế tê bì, đau nhức. Thuốc giãn cơ cũng có thể được dùng giúp giải phóng các dây thần kinh bị chèn ép. Vitamin nhóm B có thể dùng để giúp hệ thần kinh ổn định…
4. Phòng ngừa tê tay chân khi ngủ
Với người trung niên, cao tuổi và những người thường xuyên vận động mạnh nên chú ý khởi động trước khi vận động, hạn chế áp lực lên các khớp nối như đầu gối, khuỷu tay trong thời gian lâu.
Nên có chế độ ăn hợp lý, bổ sung dưỡng chất tốt cho xương khớp, thực phẩm nhiều vitamin … Tránh ăn thực phẩm không tốt như đồ ăn nhiều dầu mỡ, chiên rán.Khi ngủ có thể dùng gối để đặt chân, tay khi ngủ giúp cản mình, tránh trường hợp nằm nghiêng quá lâu gây tê nhức chân tay.
Xem thêm: Hành Lang Pháp Lý Là Gì – Bàn Về Xây Dựng Hành Lang Pháp Lý Cho Tổ Chức
Với trường hợp tê chân tay khi ngủ do thoái hóa hay thoát vị đĩa đệm cột sống cổ hay cột sống thắt lưng, bạn nên bổ sung các dưỡng chất tốt cho xương như canxi nano, vitamin D3, MK7, mangan, magie, silic, sắt, kẽm… Các thành phần này có trong viên uống sẽ giúp xương chắc khỏe, tránh được những bệnh lý xương khớp và cũng hỗ trợ quá trình điều trị thêm hiệu quả.