Thai máy ở mỗi thai nhi là khác nhau. Có những em bé cử động liên tục, có những em lại rất “hiền”. Vậy thai máy như thế nào là bất thường, có cách nào để nhận biết?
Thai máy là gì? Xuất hiện vào thời điểm nào?
Thai máy hiểu nôm na là những cử động của thai nhi trong suốt quá trình ở trong bụng mẹ từ đạp chân, vươn vai, vặn mình, khua tay chân…
Theo các chuyên gia, bắt đầu từ tuần thứ 7 – 8 của thai kỳ, thai nhi đã bắt đầu cử động. Tuy nhiên, lúc này bào thai còn quá nhỏ, các cử động yếu ớt nên mẹ chưa thể cảm nhận được. Phải đến tuần thứ 16 – 17 (với phụ nữ mang thai con dạ) hoặc từ tuần 20 (với mẹ bầu mang thai con so) thì những cử động của thai nhi mới rõ ràng và mẹ có thể cảm nhận một cách dễ dàng. Cũng từ lúc cảm nhận được thai máy, cảm xúc của mẹ bầu sẽ thay đổi nhiều, cảm nhận về một sinh linh đang sống bên trong bụng mình rõ ràng hơn.
Đang xem: Thai nhi đạp liên tục
Bên cạnh đó, thời điểm mẹ cảm nhận được thai máy ở mỗi bà bầu cũng khác nhau tùy thuộc vào vị trí của nhau thai. Nếu nhau thai bám mặt trước, mẹ bầu sẽ cảm nhận được các chuyển động của thai nhi muộn hơn bình thường.
Dấu hiệu thai máy
Cảm nhận về thai máy ở mỗi mẹ bầu là khác nhau và cũng khác nhau ở từng thời điểm của thai kỳ cũng như sức khỏe của cả hai mẹ con. Có những mẹ bầu, khi thai nhi cử động mẹ chỉ cảm thấy như bướm bay trong bụng, một số mẹ lại cảm giác như có gì đó đang sôi lục bục trong bụng và cũng có thời điểm, thai nhi đạp rõ ràng, bụng trồi lên cả dấu vết của bàn chân bé.
Quan sát thai máy là niềm hạnh phúc của hầu hết mẹ bầu
Giai đoạn từ tuần thứ 7 – 8 của thai kỳ, mẹ bầu khó cảm nhận được cử động của thai nhi. Các cử động của bé lúc này quá nhẹ khiến mẹ không cảm nhận được rõ. Dù không cảm nhận được nhưng mẹ cũng không cần quá lo lắng, chỉ cần khám thai định kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ là được.
Từ tuần 16 – 22, thai máy bắt đầu biểu hiện rõ ràng. Mẹ có thể cảm nhận được những cú đạp hay vươn vai của bé. Số cử động trung bình của thai nhi là 16 – 45 lần mỗi ngày và khoảng cách tối đa giữa các lần bé cử động là 50 – 75 phút. Khi bé ngủ, mẹ sẽ không cảm nhận được thai máy. Thời gian ngủ của con thường khoảng 20 – 40 phút và rất ít khi ngủ quá 90 phút.
Ở tuần thứ 30 – 38 của thai kỳ, cử động của thai nhi biểu hiện rõ nhất. Những cú đạp, xoay trở mình hay cử động toàn thân của thai mẹ đều cảm nhận rõ ràng. Nhiều mẹ bầu khá thích thú khi thấy bụng mình liên tục trồi lên rồi lại tĩnh lại sau những cú đạp của con.
Tuy nhiên, ở những tháng cuối thai kỳ, mẹ cũng nên quan sát kỹ hiện tượng thai máy và những cơn gò tử cung. Thông thường, thai máy chỉ cảm nhận được ở một vùng bụng còn gò tử cung làm toàn bộ vùng bụng của mẹ cứng lên. Khi đó, cần đi khám ngay.
Dấu hiệu thai máy ở mỗi mẹ là khác nhau và đây là cách tốt nhất để mẹ tự cảm nhận sự phát triển của con yêu bên trong bụng mình. Nếu bé cử động thường xuyên, đều đặn thì mẹ cũng yên tâm hơn vì con đang phát triển tốt.
Có thể bạn quan tâm:
Thai máy như thế nào là bất thường?
Nếu không quan sát kỹ, mẹ sẽ rất khó để phát hiện được thai nhi có đang phát triển bình thường hay không. Việc thai máy thay đổi cũng là dấu hiệu nhận biết rõ nhất về sự phát triển của bé.
Nếu thấy những dấu hiệu dưới đây, mẹ nên đi khám ngay vì thai nhi có thể đang gặp vấn đề nào đó:
Thai không máy
Thông thường, ở những tháng đầu, thai nhi ít cử động hoặc cử động nhưng mẹ khó cảm nhận thấy. Nếu bạn đã từng cảm nhận được thai máy nhưng bỗng nhiên một ngày thai không máy hoặc máy rất ít so với thông thường thì mẹ hãy đi khám ngay.
Thông qua thai máy mẹ có thể biết bé yêu khỏe mạnh hay không
Xuất hiện triệu chứng bất thường
Nếu mẹ bầu gặp phải các triệu chứng bất thường như nôn mửa, xuất huyết âm đạo, không căng ngực hay co thắt tử cung kèm theo tình trạng thai không máy thì mẹ cần đi khám ngay vì đây có thể là dấu hiệu báo hiệu sức khỏe thai nhi đang bị đe dọa. Chúng có thể là biểu hiện của việc thiếu ối, thiếu oxy hoặc các vấn đề bất thường về nhau thai rất nguy hiểm.
Xem thêm: Tài Sản Nợ Là Gì ? Phân Biệt Tài Sản Và Nguồn Vốn Của Doanh Nghiệp
Thai máy quá nhiều
Đôi khi thai máy nhiều không phải là dấu hiệu tốt, chứng tỏ bé “quá” khỏe mà nó lại là hiện tượng bất thường. Nếu bỗng nhiên thai máy nhiều rất có thể em bé đang bị stress hoặc do chính mẹ bầu đang gặp căng thẳng.
Lúc này, mẹ cần bình tĩnh lại, dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn. Nếu thai cử động bình thường trở lại, mẹ không cần lo lắng nhưng nếu thai máy vẫn tăng nhanh thì mẹ cần đến bệnh viện kiểm tra.
Thai máy giảm có đáng lo?
Mẹ bầu rất thích thú và cảm thấy hạnh phúc vì những cú đá, lăn lộn của thai nhi bởi theo mẹ đây là biểu hiện bé đang rất khỏe mạnh. Vì thế, bỗng nhiên thai nhi máy ít hơn, nhẹ hơn sẽ khiến các mẹ bầu lo lắng. Tuy nhiên, không phải cứ thai máy giảm là nguy hiểm bởi nó có thể là một hiện tượng hết sức bình thường.
Ở tam cá nguyệt thứ 2 nếu trong vài giờ liên tục, thậm chí cả ngày thai nhi không máy một lần thì mẹ cũng đừng quá lo lắng vì lúc này thai còn khá nhỏ, những cử động nhẹ nhàng của bé có thể mẹ sẽ không cảm nhận được.
Ở tam cá nguyệt thứ 3 đôi khi mẹ không thấy thai nhi cử động. Cũng đừng lo lắng vì lúc này bé đã có chu kỳ thức và ngủ đều đặn. Thai không máy có thể là do bé đang ngủ sâu. Tuy nhiên, nếu thai máy giảm đột ngột, kéo dài thì mẹ nên đi khám bác sĩ để đảm bảo an toàn nhất.
Khi thia máy có dấu hiệu bât thường mẹ bầu nên đi khám ngay
Cách theo dõi thai máy
Để thoi dõi thai máy chính xác, mẹ nên:
– Thời điểm đến cử động thai tốt nhất là sau khi ăn no
– Nên đếm thai máy 2 – 3 lần mỗi ngày và trong những giờ cố định để theo dõi sự thay đổi dễ hơn
– Trước khi đếm cử động thai mẹ nên đi tiểu để làm trống bàng quang. Hãy đặt tay lên bụng để cảm nhận rõ nhất về những cử động của thai nhi thay vì chỉ quan sát bằng mắt thường
– Đếm số lần thai máy trong một giờ
Thông thường một thai nhi khỏe mạnh sẽ có ít nhất 4 đợt cử động trong một giờ. Nếu bé của bạn cử động quá ít hoặc quá nhiều so với con số này thì nên đi khám bác sĩ để kịp thời chẩn đoán những bất thường và đưa ra phương pháp xử lý hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm:
Cần làm gì khi thai máy bất thường
Trong suốt quá trình mang thai, nhất là những tháng cuối thai kỳ, nếu thai máy có những biểu hiện bất thường như trên, hoặc máy ít hơn 3 – 4 cử động trong một giờ thì mẹ nên theo dõi sát sao thêm một giờ nữa. Nếu không có gì cải thiện mẹ cần đi bệnh viện ngay để có phương pháp xử trí kịp thời.
Thăm khám bác sĩ: Bác sĩ sẽ thực hiện một số trắc nghiệm giúp đánh giá tình trạng sức khỏe của thai nhi, cũng như biến động của tim thai.
Chế độ dinh dưỡng: Dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong suốt quá trình mang thai. Nếu không hấp thu đủ dinh dưỡng, mẹ bầu sẽ bị suy giảm sức đề kháng, từ đó tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm trong thai kỳ, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi cả về thể chất lẫn trí tuệ.
Nếu mẹ bầu đang gặp các vấn đề bất thường về thai máy, mẹ nên bổ sung đấy đủ dinh dưỡng như chất đạm từ thịt, cá… các sản phẩm chế biến từ sữa, ngũ cốc, các loại đậu, ăn nhiều trái cây, rau xanh, bổ sung chất đường trong hoa quả và chất béo để hỗ trợ sự phát triển tế bào não cũng như tăng khả năng hấp thu các loại vitamin A, D, E… để phòng ngừa bất thường của thai máy.
Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng cần tránh căng thẳng trong giai đoạn mang thai. Hãy giành nhiều thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, làm những điều mình yêu thích và lao động nhẹ nhàng để cơ thể luôn khỏe mạnh và tinh thần luôn hứng khởi để chào đón bé yêu ra đời.
Theo dõi thai máy là niềm hạnh phúc của mẹ bầu. Đồng thời nó cũng là biện pháp hữu ích giúp quan sát sức khỏe của bé yêu. Hãy dành thời gian để quan sát cử động của thai nhi, mẹ sẽ cảm thấy hạnh phúc và ngọt ngào.
Xem thêm: Trình Độ Đào Tạo Là Gì ? Trình Độ Chuyên Môn Là Gì
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/