Điều kiện, thủ tục bảo lãnh tại ngoại? Thời gian tại ngoại là bao lâu? Những lưu ý khi làm thủ tục bảo lãnh tại ngoại theo quy định mới nhất.

Đang xem: Tiền bảo lãnh tại ngoại là gì

Trong quá trình điều tra hay trong giai đoạn truy tố luật quy định cho phép cơ quan điều tra, viện kiểm sát ra quyết định tạm giam đối với bị can để phục vụ công tác điều tra, tránh tình trạng bị can bỏ trốn, không phối hợp với cơ quan điều tra hay viện kiểm sát. Tuy nhiên việc tạm giam chỉ được thực hiện khi có căn cứ theo quy định của luật và đồng thời trong quá trình tạm giam, người thân của bị can có thể thực hiện thủ tục bảo lãnh cho bị can tại ngoại, ra sinh hoạt trong cộng đồng.

Tuy nhiên việc bảo lãnh tại ngoại phải đảm bảo các điều kiện nhất định và theo một trình tự, thủ tục được pháp luật ghi nhận. Hy vọng qua bài viết này, đội ngũ chuyên gia, luật sư của Luật Dương Gia sẽ giúp mọi người nắm rõ điều kiện, thủ tục cũng như các vấn đề pháp lý liên quan đến việc bảo lãnh tại ngoại cho bị can, bị cáo nhằm đảm bảo quyền lợi hợp pháp của bị can, bị cáo.

*

 Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.6568

Thứ hai, về vấn đề bãi nại.

Tội phạm mà cha bạn phạm phải thuộc vào quy định tại Khoản 1 Điều 104 “Bộ luật hình sự 2015”, mà theo Khoản 1 Điều 105 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003: quy định thì trường hợp này việc khởi tố tội phạm dựa theo yêu cầu của người bị hại.

Điều 105. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại

1. Những vụ án về các tội phạm được quy định tại khoản 1 các điều 104, 105, 106, 108, 109, 111, 113, 121, 122, 131 và 171 của Bộ luật hình sự chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại hoặc của người đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.

2. Trong trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu trước ngày mở phiên tòa sơ thẩm thì vụ án phải được đình chỉ.

Trong trường hợp có căn cứ để xác định người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn có thể tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.

Người bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.

Như vậy, trong trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu trước ngày mở phiên tòa sơ thẩm thì vụ án sẽ được đình chỉ, bạn có thể gặp người bị hại, có thể trình bài lý do và thuyết phục họ rút đơn yêu cầu khởi tố với điều kiện người đó không bị ép buộc, cưỡng bức và nộp đơn rút yêu cầu khởi tố hoàn toàn tự nguyện. Vấn đề yêu cầu rút đơn do người bị hại trực tiếp yêu cầu hoặc do người đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất yêu cầu.

Khi người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại đã rút đơn yêu cầu khởi tố thì vụ án sẽ bị đình chỉ và cha bạn sẽ không bị điều tra, truy tố về tội phạm này nữa.

Xem thêm: Bao Lì Xì Tiếng Anh Là Gì ? Nói Về Tết Truyền Thống Bằng

Thứ ba, về vấn đề đình nã sau khi người phạm tội ra tự thú.

Quy định về vấn đề trường hợp người bị truy nã ra tự thú tại Thông tư liên tịch 13/2012/TTLT-BCA-BTP-VKSNDTC-TANDTC hướng dẫn quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và Luật thi hành án hình sự về truy nã do Bộ Công an – Bộ Tư pháp – Viện kiểm sát nhân dân tối cao – Tòa án nhân dân tối cao ban hành :

Điều 16. Giải quyết trường hợp người bị truy nã ra đầu thú

1. Khi có người bị truy nã đến đầu thú thì các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội báo ngay cho cơ quan Công an nơi gần nhất biết để cử người đến tiếp nhận và lập biên bản về việc người bị truy nã ra đầu thú. Trường hợp người bị truy nã ra đầu thú tại cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân các cấp thì các cơ quan này phải lập biên bản về việc người bị truy nã ra đầu thú và giải ngay người đó đến Cơ quan điều tra có thẩm quyền.

2. Khi tiếp nhận người bị truy nã ra đầu thú, Cơ quan điều tra phải lập biên bản về việc người bị truy nã ra đầu thú (nếu cơ quan bàn giao chưa lập biên bản) và lấy lời khai về hành vi phạm tội, quá trình trốn, lý do đầu thú và những vấn đề khác có liên quan.

3. Người phạm tội bị truy nã ra đầu thú thì được xem xét là một tình tiết giảm nhẹ theo quy định tại khoản 2 Điều 46 Bộ luật hình sự.

4. Người có quyết định thi hành án phạt tù bỏ trốn bị truy nã ra đầu thú nhưng đang bị bệnh hiểm nghèo (có kết luận của Hội đồng y khoa Bệnh viện cấp tỉnh trở lên), phụ nữ có thai (có xác nhận của Bệnh viện đa khoa cấp huyện trở lên), người đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi hoặc người lao động duy nhất trong gia đình (có xác nhận của chính quyền địa phương) nếu phải chấp hành án phạt tù thì gia đình sẽ lâm vào hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, thì Tòa án có thể cho tạm hoãn chấp hành án phạt tù theo quy định tại Điều 61 Bộ luật hình sự.

Như vậy khi cha của bạn ra đầu thú, cơ quan có thẩm quyền sẽ phải có trách nhiệm thông báo đến những nơi đã gửi quyết định truy nã tới trước đó quyết định đình nã thoe Khoản 2 Điều Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003:

Điều 83. Những việc cần làm ngay sau khi bắt hoặc nhận người bị bắt

1. Sau khi bắt hoặc nhận người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang, Cơ quan điều tra phải lấy lời khai ngay và trong thời hạn 24 giờ phải ra quyết định tạm giữ hoặc trả tự do cho người bị bắt.

2. Đối với người bị truy nã thì sau khi lấy lời khai, Cơ quan điều tra nhận người bị bắt phải thông báo ngay cho cơ quan đã ra quyết định truy nã để đến nhận người bị bắt.

Sau khi nhận người bị bắt, cơ quan đã ra quyết định truy nã phải ra ngay quyết định đình nã. Trong trường hợp xét thấy cơ quan đã ra quyết định truy nã không thể đến nhận ngay người bị bắt thì sau khi lấy lời khai, Cơ quan điều tra nhận người bị bắt phải ra ngay quyết định tạm giữ và thông báo ngay cho cơ quan đã ra quyết định truy nã biết.

Sau khi nhận được thông báo, cơ quan đã ra quyết định truy nã có thẩm quyền bắt để tạm giam phải ra ngay lệnh tạm giam và gửi lệnh tạm giam đã được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn cho Cơ quan điều tra nhận người bị bắt. Sau khi nhận được lệnh tạm giam, Cơ quan điều tra nhận người bị bắt có trách nhiệm giải ngay người đó đến trại tạm giam nơi gần nhất.

Xem thêm: ( Cost Of Goods Sold Là Gì ? Tính Giá Vốn Hàng Bán Như Thế Nào?

Ngoài ra trong trường hợp đơn yêu cầu khởi tố của người bị hại được rút, vụ án được đình chỉ thì cơ quan có thẩm quyền sẽ phải có trách nhiệm ra quyết định đình nã của người phạm tội đang bị truy nã theo quy định của pháp luật.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *