Written by Quản trị viên. Published on 26 Tháng 10 2009. Posted in Thông tin Anh ngữ. Lượt xem: 8632
Gửi Email bài này
Việc cha mẹ dạy song ngữ cho con cái là hoàn toàn khả thi và có thể tạo ra nhiều hứng thú và sự say mê ngôn ngữ ở trẻ em
{rokaccess guest} Đăng ký thành viên để xem nội dung chi tiết {/rokaccess} {rokaccess !guest}
Michael Clyne là một nhà ngôn ngữ học và là giáo sư danh dự của hai trường đại học danh tiếng của Úc – Đại học Melbourne và Đại học Monash. Giáo sư Clyne một người quan tâm tới vấn đề song ngữ bởi ông đã lớn lên với hai ngôn ngữ, một trong số đó là tiếng Đức, ngôn ngữ ông truyền lại cho con gái và trở thành tiếng ‘bố đẻ’ của cô.
Đang xem: Tiếng mẹ đẻ tiếng anh là gì
Giáo sư Clyne cho biết việc dạy ‘tiếng bố đẻ’ cho con gái khiến ông cảm thấy thú vị hơn cả làm một nhà ngôn ngữ học chuyên nghiệp. Lý do là vì niềm đam mê song ngữ của ông đi liền với mối quan hệ với con gái, một trong những người ông có thể chia sẻ nhiều nhất niềm đam mê của mình. Giáo sư Clyne và bà Irene, vợ ông đã nuôi con gái lớn lên với hai ngôn ngữ theo cách thức mỗi người dạy một ngôn ngữ, nghĩa là mỗi người nói với con gái một ngôn ngữ và nó sẽ đáp lại bằng chính ngôn ngữ đó. Bà Irene không nói tiếng Đức nên bà và con gái Joanna giao tiếp với nhau bằng tiếng Anh trong khi giáo sư Clyne nói chuyện với con gái bằng tiếng Đức.
Phương pháp này có lẽ bắt đầu được khởi nguồn từ cộng đồng người Úc bản xứ, những người đã phải thực hiện chế độ ngoại hôn bắt buộc trong nhiều thế kỷ, nghĩa là đàn ông thuộc một cộng đồng này phải cưới phụ nữ từ một cộng đồng khác, nói một ngôn ngữ khác và sau đó mỗi bố mẹ truyền lại một ngôn ngữ cho con cái.
Giáo sư Clyne khẳng định việc học song ngữ là hoàn toàn khả thi và cuốn hút đối với mọi người. Trước khi Joanna được sinh ra, ông đã tham gia nhiều vào việc thành lập và đánh giá những trường tiểu học song ngữ và những chương trình có sử dụng tiếng Đức như ngôn ngữ thứ hai. Ông nhận thấy bọn trẻ rất ham mê ngôn ngữ này.
Chia sẻ ngôn ngữ với con gái có giá trị đặc biệt đối với giáo sư Clyne, ông nói: “Tôi vui mừng khi Joanna phản ứng tốt với việc được nuôi dạy song ngữ. Nhờ có ngôn ngữ chung ‘đặc biệt’ với con gái, tôi tin rằng mối quan hệ giữa chúng tôi càng đặc biệt hơn bởi con bé hiểu tôi rất rõ. Nuôi một đứa con trong môi trường song ngữ giúp tôi một lần nữa có thêm kinh nghiệm ở môi trường không chỉ có sự phản hồi lại mà còn được sự ủng hộ của nhiều người, khác với nước Úc trong thời thơ ấu của tôi.”
Micheal Clyne được sinh ra chưa lâu trước khi Chiến tranh Thế giới Thứ Hai bùng nổ. Gia đình ông là những người dân tị nạn chuyển tới Melbourne ngay sau khi nước Áo bị phát xít Đức thôn tính. Ngay khi chiến tranh nổ ra, bố mẹ ông bị cáo buộc là liên minh của kẻ thù trên đất Úc. Họ phải trình diện cảnh sát ở vùng ngoại ô Prahran mỗi tuần một lần và không được phép ra khỏi khu vực này nếu không được cấp phép. Họ đã sống một cuộc sống khá cô quạnh. Họ nói tiếng Đức ở nhà trong căn hộ tầng một và nói tiếng Anh ở nơi công cộng, kể cả ở sân sau nơi những người hàng xóm có thể nghe thấy. Đó không phải là thời điểm mà người ta có thể nói những ngôn ngữ khác ngoài tiếng Anh, đặc biệt là tiếng Đức trên đất Úc.
Xem thêm: Có Thể Bạn Chưa Biết Hd Bank Là Ngân Hàng Gì, Có Tốt Và Uy Tín Hay Không
Gia đình ông có những mối quan hệ xã hội với cả những người nói tiếng Anh và tiếng Đức. Mối quan hệ với những người nói tiếng Đức ngày càng chiếm ưu thế hơn hẳn. Ông đã học tiếng Đức và tiếng Anh chủ yếu từ bố mẹ và nói tiếng Anh với ngữ điệu không phải của người bản xứ.
Ông kể: “Một khi tôi ở trường, tiếng Anh là ngôn ngữ của đại đa số. Tôi đọc rất nhiều và viết cả những bài thơ bằng tiếng Anh. Ở trường thời đó, chúng tôi không được tiếp cận với sách và tạp chí thiếu nhi bằng tiếng Đức. Môi trường sống của tôi đã bị đồng hóa và tôi được định trước sẽ trở thành một người Anh. Tuy nhiên, tôi học tiếng Pháp và tiếng Đức ở trung học và nhiều ngôn ngữ khác ở đại học bao gồm cả tiếng Hà Lan mà tôi coi là ngôn ngữ thứ ba. Thế nhưng trước khi Joanna ra đời, nước Úc đã chấp nhận đa ngôn ngữ và đa văn hóa.”
Đa ngôn ngữ – khi “các dòng suối hòa làm một”
Là một nhà ngôn ngữ học, giáo sư Clyne không nghiên cứu về sự phát triển ngôn ngữ của con gái bởi ông không muốn việc ghi âm lời nói của con gái gây ảnh hưởng đến mối quan hệ gia đình. Dù vậy ông vẫn ghi chép vắn tắt những điều con gái nói về một hay nhiều ngôn ngữ. Đôi khi có người hỏi ông làm thế nào có thể giao tiếp được trong gia đình với hai ngôn ngữ riêng biệt. Micheal cho biết: “Khi Joanna còn nhỏ, con bé chỉ nói chuyện với từng người một, chẳng bao giờ cùng một lúc với cả bố và mẹ. Con bé có thể gặp bố hoặc mẹ và diễn đạt những điều nó muốn nói bằng ngôn ngữ của mỗi người. Vì vậy, cách Joanna học hai tiếng Anh và Đức hiện nay cũng tương tự như tôi hồi còn nhỏ – tức là vận dụng cả hai ngôn ngữ tùy theo tình huống. Tuy vậy, cô bé đã có nhiều cơ hội phải dịch lại hơn tôi và nó là một dịch giả tốt hơn cha. Còn vợ tôi, Irene, không mấy thành công khi học tiếng Đức trong một số lớp học nhưng trên thực tế đã học được nhiều hơn qua những tình huống nảy sinh mà cô tham gia một cách thụ động. Nhờ đó, vào năm 1988, khi chúng tôi đến Đức, cô ấy có thể giao tiếp song ngữ khá tốt với đồng nghiệp là những nhà xã hội học khi họ nói tiếng Đức còn cô ấy nói tiếng Anh”.
Khi Joanna lớn hơn, gia đình giáo sư Clyne cần thảo luận về một số vấn đề với nhau như kế hoạch gia đình, mục tiêu và lựa chọn nghề nghiệp. Họ thường nói chuyện bằng ngôn ngữ chung là tiếng Anh nhưng khi ông và Joanna nói chuyện riêng với nhau, họ luôn sử dụng tiếng Đức.
Từ khi còn nhỏ, Joanna đã vui sướng khi nói chuyện với cha bằng tiếng Đức trước mặt những người không hiểu ngôn ngữ này và đóng vai trò là người phiên dịch cho họ. Cô bé đã tự hào là có một điều gì đó mà những người khác không có. Lúc khoảng 4 đến 6 tuổi, cô đã tự hào so sánh việc có thể nói song ngữ với những bạn bè trong nhà trẻ hoặc ở trường, thậm chí với cả những người lớn chỉ biết một thứ tiếng. Có một lần, một giáo sư Địa lý, người chỉ nói được tiếng Anh đã gọi điện cho giáo sư Clyne kể rằng Joanna đã hỏi ông liệu có cảm thấy chán ngán khi chỉ nói được một ngôn ngữ.
Đối với nhiều người, thuật ngữ ‘tiếng mẹ đẻ’ là ngôn ngữ thứ nhất, ngôn ngữ chiếm ưu thế, ngôn ngữ của mẹ, của cha mẹ hay ngôn ngữ di sản. Tuy nhiên, đối với nhiều người song ngữ, nếu không nói là hầu hết, đây là một thuật ngữ dễ nhầm lẫn. Đối với Joanna, tiếng Anh là tiếng mẹ đẻ và xét về ý nghĩa nào đó, tiếng Đức là ‘tiếng bố đẻ’ của cô bé. Chín năm trước, Trung tâm Ngôn ngữ Xã hội thuộc Đại học Monash có sản xuất một bộ phim tài liệu có tên gọi ‘Lớn lên với tiếng Anh và những ngôn ngữ khác’. Bộ phim kể câu chuyện về tám gia đình ở Melbourne nuôi con với song ngữ hoặc thậm chí là ba ngôn ngữ. Các ngôn ngữ được kết hợp là tiếng Ý-tiếng Anh, tiếng Đức-tiếng Anh, tiếng Latvian- tiếng Anh, tiếng Trung Quốc phổ thông-tiếng Ý- tiếng Anh , tiếng Serbi-tiếng Anh, tiếng Thái-tiếng Anh và tiếng Auslan- tiếng Anh. Bộ phim có cho biết sơ lược cuộc sống gia đình và mục đích sử dụng từng ngôn ngữ. Cha mẹ và một số những người con phản ánh lợi ích của những kinh nghiệm sử dụng song ngữ hoặc đa ngôn ngữ, những điều gì còn khó khăn hay cần được giải quyết như thế nào. Joanna được phỏng vấn cho bộ phim trên ngay sau khi cô bé vừa viết một bài luận lớp 12 về cuộc sống song ngữ. Cô nói về hai ngôn ngữ đã cùng tồn tại như thế nào trong cuộc sống của mình: “Hai dòng suối luôn chảy song song nay đã hòa làm một. Tôi tin rằng đây là điều mà những người nói song ngữ như tôi đều cảm thấy.”