Tiểu đường thai kỳ là một loại tiểu đường hình thành trong thời kỳ mang thai (thai kỳ) ở phụ nữ chưa từng bị tăng đường huyết trước đây. Tiểu đường là tình trạng mà lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường.
Đang xem: Tiểu đường thai kỳ là gì
Tiểu đường thai kỳ thường:
Xuất hiện trong giai đoạn nửa cuối thai kỳ;Có thể kiểm soát bằng chế độ ăn uống lành mạnh, tập luyện và, nếu cần, phải dùng thuốc;Tự khỏi ngay sau khi sinh em bé.
CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH TIỂU ĐƯỜNG THAI KỲ?
Khi ăn uống, một số thực phẩm sẽ phân hủy thành đường (còn gọi là glucose). Đường sẽ theo máu đến tất cả các tế bào trong cơ thể. Các tế bào sử dụng đường để tạo năng lượng. Insulin giúp đường di chuyển từ máu vào trong các tế bào. Insulin là một loại hoóc-môn được tiết ra từ các tế bào bê-ta trong tuyến tụy.
Khi bị tiểu đường thai kỳ, tình trạng tăng cân và tác động của các hoóc-môn tạo ra từ nhau thai có thể làm cho cơ thể của sản phụ kháng insulin. Cơ thể phải cố gắng sản xuất nhiều insulin hơn để xử lý lượng đường dư thừa, nhưng vẫn không đủ. Vì vậy, lượng đường vẫn ở trong máu thay vì di chuyển vào trong các tế bào. Đó là lý do làm cho lượng đường trong máu tăng cao.
TIỂU ĐƯỜNG THAI KỲ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SẢN PHỤ VÀ THAI NHI NHƯ THẾ NÀO?
Trong thời kỳ mang thai, nếu sản phụ bị tăng đường huyết thì thai nhi cũng sẽ bị tăng đường huyết. Thai nhi sẽ phản ứng bằng cách tạo ra nhiều insulin hơn để vận chuyển đường vào trong các tế bào của cơ thể. Thai nhi có thể sử dụng lượng đường dư thừa này bằng cách dự trữ dưới dạng chất béo. Điều này làm cho thai nhi tăng trưởng lớn hơn mức bình thường. Lượng đường dư thừa có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của phổi, gan và các cơ quan khác của thai nhi.
Sự tăng trưởng của thai nhi sẽ được khảo sát bằng siêu âm. Nếu thai nhi lớn thì việc sinh con qua ngã âm đạo sẽ khó khăn hơn và có thể cần mổ lấy thai. Bác sĩ hoặc nữ hộ sinh sẽ thảo luận với sản phụ về các nguy cơ gần thời gian sinh con, khi đã biết kích thước của thai nhi.
Sau khi sinh, tình trạng tăng đường huyết của sản phụ sẽ không còn ảnh hưởng đến bé. Tuy nhiên, lượng insulin dư thừa mà cơ thể bé đã sản xuất vẫn tiếp tục hoạt động. Điều này có thể dẫn đến tình trạng hạ đường huyết của bé sau khi sinh. Bé cần được theo dõi chặt chẽ và điều trị tình trạng hạ đường huyết nếu cần.
Phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ nếu không được xử trí cẩn thận thì có thể không kiểm soát được các chỉ số đường huyết và có thể có:
Nguy cơ mổ lấy thai cao hơnSẩy thaiCao huyết áp hoặc tiền sản giậtSinh nonBị tiểu đường về sau
ĐIỀU TRỊ TIỂU ĐƯỜNG THAI KỲ BẰNG CÁCH NÀO?
Điều cần thiết là phải theo dõi và kiểm soát đường huyết của sản phụ để giữ thai nhi luôn khỏe mạnh và tránh các biến chứng trong thời gian mang thai và sinh con.
Việc kiểm soát đường huyết sẽ:
Giúp sản phụ cảm thấy khỏe mạnh hơn và ít mệt mỏi hơn;Giảm nguy cơ thai nặng ký và các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng;Giữ đường huyết của bé ở mức an toàn sau khi sinh.
Hầu hết phụ nữ bị tiểu đường tiểu kỳ đều có thể kiểm soát đường huyết của mình chỉ bằng cách đơn giản là thay đổi chế độ ăn uống kết hợp với việc tập luyện thể chất (tham khảo bên dưới). Chế độ ăn uống lành mạnh là cách quan trọng nhất để giúp sản phụ và thai nhi luôn khỏe mạnh.
Đối với một số phụ nữ, chế độ ăn uống lành mạnh và hoạt động thể chất vẫn không đủ để kiểm soát đường huyết. Nếu đường huyết vẫn ở mức cao, sản phụ có thể phải dùng insulin.
Chuyên gia dinh dưỡng sẽ giúp sản phụ thiết lập một kế hoạch ăn uống lành mạnh. Chế độ ăn uống phù hợp sẽ cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho sản phụ để họ cảm thấy tốt hơn, tràn đầy năng lượng và giúp thai nhi khỏe mạnh
KẾ HOẠCH CỦA SẢN PHỤ SẼ BAO GỒM:
Tránh các loại thực phẩm chứa nhiều đường;Ăn các bữa ăn nhỏ, nhiều lần hơn;Ăn lượng tinh bột trong các bữa ăn chính và bữa ăn nhẹ theo khuyến nghị
Carbohydrates (đường, tinh bột và chất xơ) là nguồn năng lượng được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm. Hầu hết carbohydrates đều phân hủy thành đường (glucose). Sản phụ cần ăn carbohydrates để có sức khỏe tốt và giúp thai nhi khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu ăn carbohydrates quá mức thì sẽ làm tăng đường huyết.
Cách Ăn Uống Lành Mạnh Giúp Kiểm Soát Đường Huyết
Hạn chế lượng đường/ carbohydrate trong bữa ăn chính hoặc bữa ăn nhẹGiới hạn mức đường huyết mà cơ thể phải đối phó vào thời điểm đó Kiểm soát tốt đường huyết
SẢN PHỤ NÊN TẬP LUYỆN NHƯ THẾ NÀO?
Trong những lần khám thai, bác sĩ và nữ hộ sinh sẽ trao đổi với sản phụ về việc hoạt động thể chất trong thời kỳ mang thai.
Hoạt động thể chất thường xuyên đóng một vai trò quan trọng trong kế hoạch chăm sóc sức khỏe của mỗi sản phụ trước, trong và sau thai kỳ. Việc tập luyện giúp giảm đường huyết bằng cách kích thích cơ thể vận chuyển glucose vào trong các tế bào, nơi sử dụng đường để tạo năng lượng. Việc tập luyện còn giúp tăng độ nhạy của tế bào với insulin, điều đó có nghĩa là cơ thể sẽ sản xuất ít insulin hơn để vận chuyển đường vào tế bào.
Tập luyện thường xuyên còn có ưu điểm là giúp làm giảm một số tình trạng khó chịu thường gặp trong thai kỳ, bao gồm đau lưng, chuột rút (vọp bẻ), sưng, táo bón và khó ngủ. Việc tập luyện còn giúp sản phụ có đủ sức khỏe để vượt qua quá trình chuyển dạ và sinh con.
Nếu bác sĩ đồng ý, hãy tập luyện ở mức độ vừa phải vào hầu hết các ngày trong tuần. Nếu sản phụ ngưng tập luyện trong một thời gian dài, hãy bắt đầu tập nhẹ nhàng rồi sau đó tăng dần. Đi bộ, chạy xe đạp và bơi lội là các lựa chọn rất tốt để tập luyện trong thai kỳ. Các hoạt động thường ngày như dọn dẹp, nấu ăn và làm vườn cũng được xem là tập luyện thể chất.
SẢN PHỤ NÊN KIỂM TRA ĐƯỜNG HUYẾT TRONG BAO LÂU?
Bệnh viện sẽ cung cấp cho sản phụ máy đo đường huyết, hướng dẫn cho sản phụ cách kiểm tra và ghi nhận chỉ số đường huyết vào Sổ Theo Dõi Đường Huyết.
Kiểm tra đường huyết 4 lần mỗi ngày. Ghi nhận từng kết quả đo vào Sổ Theo Dõi Đường Huyết. Đối chiếu với chỉ số đường huyết “mục tiêu” như trong bảng dưới đây.
Hãy mang Sổ Theo Dõi Đường Huyết và máy đo đường huyết khi đi khám bệnh.
THAI NHI SẼ ĐƯỢC THEO DÕI NHƯ THẾ NÀO?
Phần quan trọng nhất của kế hoạch điều trị là theo dõi chặt chẽ tình trạng của thai nhi. Bác sĩ có thể theo dõi sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi bằng cách thực hiện các khảo sát siêu âm và xét nghiệm nhiều lần.
Nếu sản phụ không chuyển dạ đúng ngày – hoặc đôi khi sớm hơn – bác sĩ có thể chỉ định khởi phát chuyển dạ. Việc sinh con quá ngày dự kiến có thể làm tăng nguy cơ biến chứng cho sản phụ và thai nhi.
ĐIỀU GÌ SẼ XẢY RA SAU KHI SINH CON?
Tiểu đường thai kỳ thường tự khỏi ngay sau khi sinh con. Trong thời gian nằm viện, sản phụ sẽ được kiểm tra để xem đường huyết đã trở về mức an toàn hay chưa.
Khi sản phụ ngưng nuôi con bằng sữa mẹ hoặc sáu tuần sau khi sinh, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose. Nghiệm pháp này tương tự như xét nghiệm máu mà sản phụ đã thực hiện trong thời kỳ mang thai. Kết quả sẽ cho biết sản phụ có còn bị tiểu đường hay không.
SẢN PHỤ CÓ BỊ TIỂU ĐƯỜNG VỀ SAU KHÔNG?
Tiểu đường thai kỳ sẽ làm cho sản phụ có nhiều khả năng bị tiểu đường trong lần mang thai kế tiếp hoặc về sau.
Xem thêm: Toán Văn Vẽ Là Khối Gì ? Góc Hỏi Đáp: Các Môn Thi Toán Văn Vẽ Là Khối Gì
Để giảm nguy cơ bị tiểu đường về sau:
Nuôi con bằng sữa mẹ;Tiếp tục chế độ ăn uống lành mạnh;Giữ cân nặng ở mức khỏe mạnh;Tập luyện thường xuyên.
Trao đổi với bác sĩ về những điều mà sản phụ có thể thực hiện để giúp mẹ và bé luôn khỏe mạnh!