Cụm công nghiệp là nơi sản xuất, thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống, được đầu tư xây dựng nhằm thu hút, di dời các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác vào đầu tư sản xuất kinh doanh .

Đang xem: Tiểu thủ công nghiệp là gì

Có rất nhiều các doanh nghiệp đang sản xuất và phát triển rất lớn mạnh, bên cạnh những doanh nghiệp lớn hay các khu công nghiệp lớn thì phải kể đến các cụm công nghiệp cũng đang phát triển mạnh mẽ từng ngày. Để hiểu hơn những quy định cụm công nghiệp, chúng tôi xin gửi tới độc giả như sau:

Cụm công nghiệp là gì?

Cụm công nghiệp có quy mô diện tích không vượt quá 75 ha và không dưới 10 ha. Riêng đối với cụm công nghiệp ở các huyện miền núi và cụm công nghiệp làng nghề có quy mô diện tích không vượt quá 75 ha và không dưới 5 ha.

Qua khái niệm ta có thể thấy: Cụm công nghiệp có đặc điểm cơ bản là nơi sản xuất kinh doanh với quy mô vừa và nhỏ thực hiện các dịch vụ cho sản xuất của công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở ranh giới địa lý xác định, tại đây không có khu người dân sinh sống và chịu sự quản lý của nhà nước chính quyền địa phương.

Cụm công nghiệp là một loại hình kinh doanh nhỏ lẻ của khu công nghiệp. Đây là một khu sản xuất kinh doanh nhỏ với chủ yếu là các nhà máy nhỏ lẻ với các nhà đầu tư góp vốn chung.

Lĩnh vực, ngành, nghề, cơ sở sản xuất, kinh doanh được khuyến khích đầu tư, di dời vào cụm công nghiệp

Lĩnh vực, ngành, nghề, cơ sở sản xuất, kinh doanh được khuyến khích đầu tư, di dời vào cụm công nghiệp được pháp luật quy định:

– Các cơ sở sản xuất, kinh doanh gây ô nhiễm hoặc có nguy cơ gây ô nhiễm trong làng nghề, khu dân cư, đô thị và các cơ sở sản xuất khác cần di dời vào cụm công nghiệp

– Sản xuất sản phẩm, phụ tùng, lắp ráp và sửa chữa máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp, nông thôn

– Sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển do Chính phủ ban hành

– Sản xuất các sản phẩm tiêu dùng, sử dụng nguyên liệu tại chỗ, lao động ở địa phương

– Các ngành, nghề, sản phẩm có thể mạnh của địa phương, vùng và các lĩnh vực, ngành, nghề khác phù hợp quy hoạch phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của địa phương

– Công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản.

Điều kiện để thành lập một cụm công nghiệp

Điều kiện được quy định trong quy hoạch phát triển cụm công nghiệp được đưa ra.

– Cần phải có chủ đầu tư để có thể xây dựng các cơ sở hạ tầng cho một cụm công nghiệp.

– Phải có khả năng sau 1 năm lấp đầy doanh nghiệp hơn 30% .

– Những người có tư cách pháp lý như hợp tác xã doanh nghiệp,có năng lực, kinh nghiệm đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật hoặc đơn vị được giao nhiệm vụ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật. Doanh nghiệp, hợp tác xã có tư cách pháp lý, có năng lực, kinh nghiệm đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật hoặc đơn vị được giao nhiệm vụ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật;

– Trong trường hợp địa bàn cấp huyện đã thành lập cụm công nghiệp thì tỷ lệ lấp đầy trung bình của các cụm công nghiệp đạt trên 50% hoặc tổng quỹ đất công nghiệp chưa cho thuê của các cụm công nghiệp nhỏ hơn 50 ha.

*

Trình tự thành lập, mở rộng cụm công nghiệp

Doanh nghiệp, hợp tác xã có văn bản đề nghị làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật hoặc đơn vị được giao nhiệm vụ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật có văn bản đề nghị kèm theo Báo cáo đầu tư thành lập, mở rộng cụm công nghiệp, gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Trong thời gian 5 ngày làm việc, Ủy ban nhân dân cấp huyện chủ trì, phối hợp với doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc đơn vị được giao nhiệm vụ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật lập 8 bộ hồ sơ thành lập, mở rộng cụm công nghiệp (trong đó ít nhất có 2 bộ hồ sơ gốc), gửi Sở Công Thương để chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan tổ chức thẩm định.

Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ thành lập, mở rộng cụm công nghiệp, Sở Công Thương hoàn thành thẩm định, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh việc thành lập, mở rộng cụm công nghiệp.

Trường hợp hồ sơ, nội dung Báo cáo thành lập, mở rộng cụm công nghiệp không đáp ứng yêu cầu, Sở Công Thương có văn bản gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Thời hạn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ không tính vào thời gian thẩm định.

Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được 1 bộ hồ sơ thành lập, mở rộng cụm công nghiệp và báo cáo thẩm định của Sở Công Thương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định hoặc không quyết định thành lập, mở rộng cụm công nghiệp. Quyết định thành lập, mở rộng cụm công nghiệp được gửi Bộ Công Thương 1 bản.

Trường hợp cụm công nghiệp thành lập, mở rộng có điều chỉnh diện tích lớn hơn 5 ha so với quy hoạch đã được thỏa thuận thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản thống nhất với Bộ Công Thương trước khi phê duyệt.

Quyền và nghĩa vụ của người đầu tư sản xuất kinh doanh cụm công nghiệp

– Quyền của người đầu tư

Có quyền sử dụng đất nhưng đất có thời hạn sử dụng, có thể cho thuê hay chuyển nhượng sử dụng theo quy định của pháp luật.

Xem thêm: Like A Boss Là Gì – Lab Định Nghĩa: Giống Như Một Ông Chủ

Doanh nghiệp có quyền góp vốn xây dựng và đầu tư kinh doanh hạ tầng.

Đào tạo người lao động để phục vụ cho sản xuất kinh doanh.

Được hướng dẫn và tạo điều kiện để có thể thực hiện các thủ tục về sản xuất kinh doanh một cách tốt nhất trong cụm công nghiệp.

Các doanh nghiệp được hưởng các chính sách ưu đãi và hỗ trợ trong sản xuất theo quy định.

Có thể được ứng vốn và góp vốn kinh doanh hạ tầng kỹ thuật với các chủ đầu tư theo thỏa thuận đã đề ra.

– Nghĩa vụ phải của chủ đầu tư

+ Doanh nghiệp sử dụng đất, triển khai các dự án đầu tư, các hoạt động sản xuất kinh doanh các giấy tờ có liên quan đến khu vực sản xuất phải được sự đồng ý và cấp giấy phép của cơ quan có thẩm quyền.

+ Chấp thuận các các chủ chương đầu tư và các nội dung thỏa thuận của hai bên.

+ Thực hiện các nghĩa vụ của một chủ doanh nghiệp, đăng ký giấy phép kinh doanh.

+ Thực hiện các yêu cầu về sản xuất kinh doanh bảo vệ môi trường.

+ Tích cực tham gia vào việc thu hút nguồn lao động, giải quyết vấn đề việc làm trên địa bàn hoạt động.

+ Ưu tiên các công nhân của hộ gia đình thuộc diện chính sách, các hộ gia đình bị thu hồi đất.

Lợi ích mà cụm công nghiệp đem lại

– Các khu cụm công nghiệp hình thành và phát triển tạo cơ hội và giải quyết vấn đề việc làm cho rất nhiều người dân.

– Thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo tiền đề cho các khu công nghiệp phát triển tốt hơn.

– Tăng tính cạnh tranh trên thị trường góp phần phát triển kinh tế nước nhà.

– Với rất nhiều các cụm công nghiệp vừa và nhỏ đang mọc lên rất nhiều giúp cho nước ta trở thành một nước công nghiệp hóa hiện đại hóa.

Xem thêm: Công Tác Nội Chính Là Gì ? Cơ Quan Nội Chính Có Chức Năng, Vai Trò Thế Nào?

– Nâng cao đời sống của nhân dân tạo thu nhập lớn cho rất nhiều người, GDP tăng trưởng và phát triển liên tục hằng năm.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *