Nhắc đến “công đoàn” – nhiều người sẽ nghĩ ngay về tổ chức đại diện cho quyền lợi của người lao động. Thực tế thì thuật ngữ này còn được hiểu theo nghĩa rộng hơn nữa. honamphoto.com sẽ giúp bạn tìm hiểu đầy đủ “công đoàn là gì?”.
Đang xem: Tổ chức công đoàn là gì
Theo bạn, công đoàn là gì?
► Công đoàn là gì?
Công đoàn là tổ chức đại diện cho tiếng nói của người lao động, vừa thực hiện nhiệm vụ chăm lo – bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho NLĐ vừa vận động giúp họ học tập nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp và chấp những quy định pháp luật hiện hành.
► Doanh nghiệp có bắt buộc phải thành lập tổ chức công đoàn?
Luật công đoàn 2012 nêu rõ: công đoàn là tổ chức được thành lập trên tinh thần tự nguyện và hoạt động theo nguyên tắc “tập trung dân chủ”.
Như vậy có thể thấy, việc thành lập tổ chức công đoàn hiện nay là hoàn toàn tự nguyện và doanh nghiệp không chịu bất kỳ sự ràng buộc về mặt pháp lý nào. Tuy nhiên, việc có một tổ chức đại diện cho toàn thể người lao động là cần thiết bởi sẽ giúp kết nối và “điều hòa” quan hệ lao động giữa chủ quản lý doanh nghiệp và người làm công hưởng lương.
► Công đoàn bảo vệ quyền lợi cho người lao động thế nào?
Theo quy định của Luật công đoàn, tổ chức này bảo vệ quyền lợi cho người lao động thông qua những hoạt động sau:
• Tư vấn, hướng dẫn cho NLĐ nắm bắt các quyền, nghĩa vụ của mình khi giao kết hợp đồng lao động với chủ doanh nghiệp
• Phối hợp cùng người sử dụng lao động xây dựng nội quy lao động – thang, bảng lương phù hợp – định mức lao động – quy chế khen thưởng – quy chế trả lương và giám sát việc thực hiện
• Đại diện cho NLĐ đối thoại với chủ doanh nghiệp để giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến quyền và nghĩa vụ của NLĐ
• Khi quyền và lợi ích chính đáng của NLĐ bị xâm phạm thì kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét giải quyết
• Đại diện cho NLĐ tham gia kiện tụng tại Tòa án
• Tổ chức, lãnh đạo người lao động đình công theo quy định…
► Quy trình thủ tục thành lập tổ chức công đoàn trong doanh nghiệp
Trình tự thủ tục thành lập tổ chức công đoàn trong doanh nghiệp được thực hiện theo hướng dẫn số 238 (năm 2014) của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Theo đó:
– Nếu có 03 người lao động trở lên làm đơn tự nguyện gia nhập công đoàn thì tự tập hợp đơn, bầu Trưởng ban vận động để thành lập công đoàn cơ sở
– Khi có 5 NLĐ trở lên tự nguyên gia nhập công đoàn, tán thành Điều lệ Công đoàn Việt Nam thì Ban vận động tổ chức Hội nghị tiến hành thành lập công đoàn cơ sở
– Trong Hội nghị sẽ công bố danh sách người xin gia nhập công đoàn, tuyên bố thành lập tổ chức công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp và bầu Ban chấp hành
– Trong vòng 15 ngày, kể từ ngày tổ chức Hội nghị thành lập, BCH thực hiện việc làm hồ sơ đề nghị Công đoàn cấp trên trực tiếp ra quyết định công nhận đoàn viên trực thuộc và công đoàn cơ sở
– Toàn bộ hoạt động của cấp công đoàn cơ sở chỉ hợp pháp sau khi được công đoàn cấp trên ra quyết định công nhận
► Doanh nghiệp trích bao nhiêu % quỹ tiền lương để đóng phí công đoàn?
Bất kỳ một tổ chức – đơn vị nào cũng cần phải có nguồn kinh phí để hoạt động. Tổ chức công đoàn trong doanh nghiệp không là ngoại lệ. Về đối tượng nộp phí, dù không phải là nghĩa vụ và có tổ chức công đoàn cơ sở hay không thì doanh nghiệp vẫn có trách nhiệm nộp phí công đoàn hàng tháng. Theo quy định hiện hành, doanh nghiệp sẽ đóng mức phí công đoàn bằng 2% quỹ tiền lương áp dụng làm căn cứ để đóng các khoản bảo hiểm xã hội cho người lao động.
Xem thêm: Kem Face Nghĩa Là Gì ? Cách Nhận Biết Kem Trộn
Ví dụ quỹ lương đóng bảo hiểm của doanh nghiệp là 100 triệu thì doanh nghiệp sẽ phải nộp phí công đoàn 2 triệu đồng.
Về việc phân bổ nguồn phí thu từ doanh nghiệp, công đoàn cơ sở được sử dụng 68% và 32% chuyển lên cho công đoàn cấp trên.
Dù có tổ chức công đoàn cơ sở hay không, hàng tháng doanh nghiệp vẫn phải đóng phí công đoàn
► Người lao động đóng bao nhiêu phí công đoàn hàng tháng?
Với tư cách là 1 đoàn viên trực thuộc công đoàn thì người lao động cũng có trách nhiệm nộp phí công đoàn hàng tháng. Quy định hiện áp dụng là 1% tiền lương đóng bảo hiểm xã hội – mức đóng này không được quá 10% mức lương cơ sở hiện hành.
Số đoàn phí thu từ NLĐ, công đoàn cấp cơ sở giữ lại 60% để sử dụng và chuyển cho công đoàn cấp trên trực tiếp 40% làm nguồn phí hoạt động.
► Chế độ dành cho cán bộ công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp
• Doanh nghiệp sẽ bố trí nơi làm việc và phương tiện làm việc cần thiết cho cán bộ công đoàn
• Lương của cán bộ công đoàn chi trả từ nguồn quỹ của tổ chức công đoàn, được đảm bảo mọi quyền lợi và phúc lợi tập thể
• Ngoài lương cơ bản, cán bộ công đoàn không chuyên trách còn được nhận phụ cấp trách nhiệm
• Doanh nghiệp không được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, chuyển công tác đối với cán bộ công đoàn không chuyên trách nếu không có văn bản thỏa thuận đồng ý của Ban chấp hành công đoàn
• Cán bộ công đoàn không chuyên hết hạn hợp đồng nhưng vẫn còn trong thời gian nhiệm kỳ thì được gia hạn hợp đồng cho đến hết nhiệm kỳ
• Chủ tịch/ Phó chủ tịch công đoàn cơ sở được sử dụng 24 giờ làm việc/ tháng, Ủy viên BCH/ Tổ trưởng/ Tổ phó công đoàn – có 12 giờ làm việc/ tháng để làm công tác công đoàn…
► Đơn xin gia nhập công đoàn và hướng dẫn cách viết
Bạn có thể tham khảo mẫu đơn xin gia nhập công đoàn: Tại đây
=> Hướng dẫn viết đơn xin gia nhập công đoàn:
(1) Ban chấp hành Công đoàn doanh nghiệp/ cơ quan – tổ chức – địa phương nơi làm việc
(2) Trình độ học vấn cao nhất: 12/12, cử nhân…
(3) Ghi tên chuyên ngành đào tạo (nếu có)
(4) Ghi tên nghề nghiệp hiện tại
(5) Ghi tên bộ phận – tên doanh nghiệp (Tại bộ phận… của công ty…)
(6) Ghi ngày bắt đầu làm việc thỏa thuận trong hợp đồng lao động
(7) Ghi giống phần (1)
Bài viết trên đây, honamphoto.com đã cùng bạn tìm hiểu công đoàn là gì và những điều cần biết liên quan đến tổ chức công đoàn trong doanh nghiệp. Mong rằng bài viết đã làm sáng tỏ những vấn đề mà bạn đang thắc mắc…