Xét nghiệm tốc độ máu lắng, hay tốc độ lắng hồng cầu (Erythrocyte Sedimentation Rate – ESR) là xét nghiệm không đặc hiệu cho chẩn đoán bệnh nhưng đơn giản dễ thực hiện giúp phát hiện một cách sơ bộ tình trạng bất thường của cơ thể liên quan đến phản ứng viêm của cơ thể để tầm soát và chẩn đoán nhiều bệnh.
Đang xem: Tốc độ máu lắng là gì
Xét nghiệm tốc độ máu lắng hồng cầu là xét nghiệm đo độ lắng của hồng cầu, được thực hiện bằng phương pháp đưa máu đã được chống đông vào trong một cột thẳng đứng và đánh giá chiều cao của cột huyết tương còn lại sau 1 giờ. Chiều cao cột huyết tương còn lại biểu thị dưới dạng mm sẽ thể hiện tốc độ lắng hồng cầu, bởi nó phụ thuộc vào số lượng hồng cầu và nồng độ các protein trọng lượng phân tử cao trong máu. Các protein này thay đổi trong máu dẫn tới tình trạng kết tụ khác nhau của hồng cầu. Tế bào hồng cầu lắng càng nhanh, nghĩa là tốc độ kết tụ càng nhanh chỉ ra tình trạng viêm và hoại tử. Vì vậy xét nghiệm máu lắng hồng cầu trên lâm sàng không đặc hiệu trong bệnh nào bởi nó chỉ cho biết có sự hiện diện của tế bào viêm mà không xác định được vị trí và nguyên nhân gây viêm. Muốn chẩn đoán chính xác được bệnh cần chỉ định thêm các xét nghiệm máu khác đặc hiệu hơn.
Phương pháp xét nghiệm tốc độ máu lắng
2. Xét nghiệm máu lắng để làm gì?
Tốc độ lắng hồng cầu tăng rất cao có thể gặp trong các trường hợp nhiễm trùng phổi và tiết niệu, hội chứng viêm không do nhiễm trùng, bệnh lý ung thư và các tổn thương hoại tử mô, viêm động mạch thái dương, tốc độ lắng hồng cầu thường rất cao. Xét nghiệm máu lắng cũng cho phép theo dõi tiến triển của bệnh lý nguyên nhân đã được xác định (chẳng hạn như để theo dõi một tình trạng nhiễm trùng được điều trị bằng kháng sinh hay bệnh tự miễn được điều trị bằng corticoid). Giá trị tốc độ lắng hồng cầu giảm dần phản ánh tình trạng bệnh nguyên nhân của bệnh nhân đang được cải thiện và ngược lại.
Xét nghiệm tốc độ máu lắng cũng được chỉ định để theo dõi tình trạng viêm nhiễm, bệnh lý ác tính như: Nhồi máu cơ tim cấp, sốt thấp cấp…
Xem thêm: Liên Kết Ion Là Gì Hóa 10 Bài 12: Liên Kết Ion, Ion Là Gì Hóa 10
Một số trường hợp dùng xét nghiệm tốc độ máu lắng để theo dõi các bệnh lý xác định (Ví dụ bệnh nhiễm trùng điều trị bằng kháng sinh, bệnh tự miễn điều trị bằng corticoid…). Khi chỉ số tốc độ máu lắng bình thường dần phản ánh tình trạng bệnh đang được cải thiện.
Ngoài ra, trong bệnh đau xơ cơ do thấp, cần theo dõi tốc độ lắng hồng cầu định kỳ bằng xét nghiệm máu lắng để quyết định liều prednisolon cần sử dụng.
Xem thêm: Intel Management Engine Là Gì, Intel Management Engine Interface Bi Loi
3. Nguyên nhân gây tăng tốc độ lắng hồng cầu là gì?
Các bệnh lý khối u và ung thư (như u lympho, đa u tủy xương)Nhồi máu cơ tim cấpNhiễm nấm hay ký sinh trùng
Đa u tủy là một trong nhiều nguyên nhân gây tăng tốc độ lắng hồng cầu
Nguyên nhân gây giảm tốc độ lắng hồng cầu
Bệnh ưu chảy máuGiảm albumin máuBệnh đa hồng cầu nguyên phátThiếu máu hồng cầu hình liềm
Tuy nhiên tốc độ máu lắng có thể ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Vì vậy, thông tin về phản ứng viêm có thể bị che khuất. Những yếu tố gây ảnh hưởng phức tạp này bao gồm:
Tuổi caoThiếu máuMang thaiVấn đề về thậnMột số bệnh ung thư, chẳng hạn như đa u tủyNhiễm trùng
Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế honamphoto.com, Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế honamphoto.com trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.